Phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ khuyết tật

Hoàn thiện chính sách bảo vệ

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp về tình trạng trẻ em nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng bị bạo lực, xâm hại tình dục trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia về giới đều cho rằng, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với những người yếu thế trong xã hội, pháp luật cần chặt chẽ hơn nữa trong việc bảo vệ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em khuyết tật. Chế tài xử lý đối với các trường hợp có hành vi bạo hành, xâm hại tình dục trẻ khuyết tật cũng cần nghiêm khắc, có tính răn đe hơn.
Hoàn thiện chính sách hỗ trợ xã hội đối với người bán dâm
Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động, việc làm
Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội
Hoàn thiện chính sách bảo vệ
Tập huấn kỹ năng phòng tránh và đối phó khi bị bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật tại Ba Vì

Tăng cường nhận thức

Nghiên cứu thực tế của Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng cho thấy, cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì có bốn người từng bị ít nhất một hình thức bạo lực tình dục. Ðộ tuổi lần đầu bị các hành vi bạo lực tình dục trung bình trong khoảng từ 24 đến 33 tuổi. Trong đó có những phụ nữ khuyết tật bị bạo lực tình dục lần đầu từ năm chín tuổi, cao nhất là hơn 50 tuổi.

Cần phải khẳng định, những hậu quả tác động tới nạn nhân thường rất nặng nề và tạo tâm lý hoang mang, lo lắng về môi trường sống không an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật, ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sống của họ.

Từ thực tế này, trên góc độ pháp lý, luật sư Lê Hải Yến cho rằng cần sớm rà soát hệ thống văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực tình dục và liên quan; sửa đổi, bổ sung một cách thống nhất các khái niệm liên quan nhằm nhận diện rõ, đầy đủ, thống nhất hành vi bạo lực tình dục.

Ngoài ra, các ngành chức năng cần xem xét tính phù hợp của các chính sách hiện hành, sửa đổi, bổ sung các quy định cần thiết, đảm bảo thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và khả thi nhằm tăng cường hiệu quả của công tác phòng chống bạo lực tình dục nói chung. “Cần nghiên cứu lồng ghép những chính sách hỗ trợ phù hợp đối với nạn nhân/ người bị hại là phụ nữ, trẻ em gái khuyết tât trong một số văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật về phòng, chống bạo lực tình dục.

Nghiên cứu bổ sung quy định về đảm bảo người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu đối với phụ nữ, trẻ em gái dạng khuyết tật nghe nói là nạn nhân bạo lực tình dục trong quá trình tiến hành các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân. Đặc biệt, cần quy định vị trí Người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu là một vị trí việc làm bắt buộc trong cơ sở trợ giúp xã hội…” - luật sư Lê Hải Yến góp ý.

Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Ban Gia đình và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hiện nay, pháp luật vẫn còn nhiều “khoảng trống” dẫn đến khó khăn, bất cập trong công tác xử lý các tội phạm xâm hại tình dục. Ví dụ như: Chưa quy định chế tài hình sự đối với việc dâm ô, quấy rối tình dục đối với người phạm tội nếu nạn nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, nạn nhân là người khuyết tật; Quy định “bộ phận kích thích tình dục” quy định tại Thông tư liên tịch số 01 năm 1998 của liên ngành tư pháp trung ương rất khó để áp dụng thống nhất.

Đến nay, Thông tư này cũng đã hết hiệu lực nhưng chưa ban hành văn bản thay thế; Mức xử phạt hành chính đối với hành vi “Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” (Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013) được đánh giá là quá nhẹ, không đủ sức răn đe đối với người có hành vi này; Chưa có quy trình giám định pháp y đặc biệt đối với các vụ án xâm hại tình dục đối với người khuyết tật nhằm đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác, nguyên vẹn của chứng cứ…

Trên cơ sở này, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho rằng bên cạnh bổ sung những quy định pháp luật và chính sách đặc thù đối với phụ nữ và trẻ em khuyết tật thì các chính sách hỗ trợ, bảo vệ đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật trong phòng và chống bạo lực trên cơ sở giới (bao gồm cả bạo lực tình dục) cần được thể hiện lồng ghép vào nội dung luật liên quan như Luật Bình đẳng giới 2007, Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007, Luật phòng chống mua bán người 2011, Luật Người khuyết tật 2010, Luật Hôn nhân- gia đình 2014… quy định cụ thể tại các nghị định của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành những luật nói trên.

Tạo lập không gian an toàn

Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, để giảm thiểu tình trạng bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật có thể thông qua việc nâng cao nhận thức và trao quyền để nhóm đối tượng này trở nên độc lập hơn nhằm bảo vệ quyền của họ. Đặc biệt, thông qua việc thiết lập một mạng lưới hỗ trợ để bảo vệ và ngăn chặn bạo lực tình dục đồng thời tăng cường khung pháp lý và các chính sách… cũng góp phần trực tiếp loại bỏ bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật.

Các chuyên gia khuyến cáo, với những người khuyết tật, để bảo vệ khỏi bị xâm hại, trách nhiệm trước tiên thuộc về gia đình. Chẳng hạn, trẻ khiếm thính chúng ta trang bị cho trẻ kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục thông qua ngôn ngữ ký hiệu còn có thể học bằng tranh, ảnh, video hay qua chính hành động của cha mẹ hàng ngày như không đụng chạm vào chỗ kín của trẻ để tự vệ sinh bộ phận sinh dục khi đã đủ lớn... Đặc biệt, nhóm đối tượng này thường bị lợi dụng bởi những người quen do đó phải luôn cảnh giác, luôn chú ý và để ý thái độ. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường cần quan tâm xem có gặp vấn đề gì không để kịp thời giải quyết. Hơn hết là khi phát hiện con mình có những dấu hiệu, biểu hiện bị xâm hại tình dục thì cần lên tiếng, báo với các cơ quan chức năng can thiệp, giải quyết.

Theo tìm hiểu, từ năm 2008 – 2016: Cuộc vận động xây dựng mái ấm tình thương của các cấp Hội phụ nữ trong cả nước đã quyên góp, thu nhận được số tiền 1.000 tỷ đồng; xây 35.695 mái ấm tình thương; sửa chữa 23.000 nhà cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật, yếu thế, có hoàn cảnh cảnh đặc biệt khó khăn.

Đặc biệt, từ năm 2013 – 2019, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam còn chỉ đạo thành lập 30 mô hình phụ nữ khuyết tật tại khắp các tỉnh/thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Bình Định, Thanh Hóa, Bà Rịa Vũng Tàu, Lạng Sơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng… đây là tiền đề để tạo lập không gian an toàn, tăng cường các kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật.

Khách quan nhìn nhận, để giải quyết tình trạng bạo lực trên cơ sở giới nói chung và với phụ nữ khuyết tật nói riêng, các cơ quan chức năng, các đoàn thể chính trị xã hội đã có nhiều nỗ lực, chủ động tích cực tham mưu, đề xuất chính sách phê duyệt các chương trình, đề án hỗ trợ nâng cao năng lực, vị thế cho phụ nữ khuyết tật.

Các mô hình an toàn có hiệu quả như: Địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng; cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới, Trung tâm công tác xã hội cung cấp dịch vụ bình đẳng giới; Mô hình thành phố an toàn, làng quê an toàn dành cho phụ nữ và phụ nữ khuyết tật đã được triển khai thực hiện góp phần từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng, giảm thiểu nguy cơ và cải thiện chất lượng dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới.

Tuy nhiên, để bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ khuyết tật và bảo vệ phụ nữ khuyết tật được sống trong không gian an toàn các ngành chức năng liên quan cần nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi các quy định luật pháp chính sách liên quan đến bảo vệ phụ nữ khuyết tật; Bổ sung quy định về các thủ tục điều tra thân thiện nhằm bảo vệ phụ nữ khuyết tật; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao kỹ năng bảo vệ an toàn cho phụ nữ khuyết tật; tăng cường vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho nạn nhân là người khuyết tật bị xâm hại tình dục.

Lê Thắm – Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

Công đoàn Thủ đô luôn sát cánh, chăm lo đời sống công nhân lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn Hà Nội luôn sát cánh, đồng hành cùng chính quyền, doanh nghiệp tích cực triển khai các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Đồng thời tiếp tục làm tốt công tác chăm lo cho đời sống công nhân lao động, đặc biệt là nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách với lao động nữ

(LĐTĐ) Trong quý 2/2024, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến lao động nữ; chủ động tham mưu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định pháp luật cho lao động nữ.
Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào Thiếu nhi Thủ đô năm học 2023-2024; thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phối hợp với Anh văn Hội Việt Mỹ VUS miền Bắc tổ chức Vòng chung kết cuộc thi Sàn đấu Anh ngữ V - Champions năm 2024.
Nâng cao vai trò đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

Nâng cao vai trò đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.
LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

LĐLĐ huyện Đông Sơn tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Sơn (tỉnh Thanh Hoá) đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho 150 cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc.

Tin khác

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân (HĐND) khóa X có ý rất nghĩa quan trọng nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phát triển nguồn lực địa phương. Đặc biệt kỳ họp sẽ xem xét thông qua nghị quyết về quy hoạch tỉnh Đồng Nai.
Xem thêm
Phiên bản di động