Multimedia
16/10/2023 14:06
Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ người lao động

16/10/2023 14:06

Cùng với sự đổi mới trong phương thức và nội dung tuyên truyền, sự nỗ lực của các cấp Công đoàn Thủ đô, nhiệm kỳ qua, Chương trình 01/CTr-BCH của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội về “Nâng cao hiệu quả hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động (NLĐ), đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần nâng cao năng suất lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp giai đoạn 2018 - 2023”, đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, qua đó khẳng định là chỗ dựa tin cậy của NLĐ.
Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động

Cùng với sự đổi mới trong phương thức và nội dung tuyên truyền, sự nỗ lực của các cấp Công đoàn Thủ đô, nhiệm kỳ qua, Chương trình 01/CTr-BCH của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội về “Nâng cao hiệu quả hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động (NLĐ), đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, góp phần nâng cao năng suất lao động, xây dựng mối quan hệ hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp giai đoạn 2018 - 2023”, đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, qua đó khẳng định là chỗ dựa tin cậy của NLĐ.

Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động
Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động

Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp Công đoàn Thủ đô, nhiệm kỳ qua, Chương trình 01/CTr-BCH của LĐLĐ Thành phố đã đạt được nhiều kết quả tích cực; nhiều Công đoàn cấp trên cơ sở với cách làm hay, hiệu quả đã tạo được những dấu ấn đậm nét trong hoạt động công đoàn. Tiêu biểu trong số đó là Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội. Bám sát sự chỉ đạo của Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, cùng sự nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động; nhiệm kỳ qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn, động viên đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, (CBCCVC), NLĐ phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động

Hàng năm, có 100% cơ quan hành chính tổ chức Hội nghị CBCCVC; trên 85% doanh nghiệp tổ chức thành công Hội nghị NLĐ; 100% đơn vị thực hiện tốt Quy chế dân chủ và tổ chức đối thoại; 91,5% doanh nghiệp trực thuộc ký Thỏa ước lao động tập thể, trong đó có 74% bản đạt loại B trở lên.

Công tác chăm lo cho đoàn viên và NLĐ cũng được quan tâm, chú trọng. Trong 5 năm, có 14.292 lượt công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được Công đoàn ngành và Công đoàn cơ sở (CĐCS) trợ cấp với tổng số tiền hơn 6,5 tỉ đồng; được tổ chức với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở nhân dịp Tết Nguyên đán, Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)...

Nhiệm kỳ qua, các cấp Công đoàn ngành đã phối hợp với chuyên môn tổ chức phát động thi đua, chỉ đạo phát động điểm theo các khối; có trên 90% CĐCS phát động thi đua đến CNVCLĐ. Trong đó, tập trung vào các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”... Thông qua phong trào thi đua, hàng năm đã có hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm mang lại hiệu quả thiết thực.

Thực hiện Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn ngành đóng góp 3.177 sáng kiến được cập nhật (đạt tỉ lệ 257%). Được sự hỗ trợ của LĐLĐ Thành phố, quỹ xã hội của Công đoàn ngành, sự chung tay của các đơn vị trong ngành, Công đoàn ngành đã xây dựng 22 “Mái ấm Công đoàn” cho các gia đình công nhân lao động (CNLĐ), trị giá 210 triệu đồng…

Cùng với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội (KCN&CX) cũng đã đạt được nhiều thành tích cao trong việc thực hiện Chương trình 01/CTr-BCH của LĐLĐ Thành phố. Đơn cử như việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; hàng năm, Công đoàn các KCN&CX Hà Nội phối hợp với Ban quản lý hướng dẫn CĐCS tổ chức tốt Hội nghị CBCCVC, Hội nghị NLĐ tạo không khí dân chủ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Kết quả, 100% đơn vị hành chính, sự nghiệp đã tổ chức Hội nghị CBCCVC; 70% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị NLĐ; 96% doanh nghiệp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.

Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động

Về hoạt chăm lo cho đoàn viên, NLĐ; Công đoàn KCN&CX chỉ đạo CĐCS phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động (NSDLĐ) chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ trước, trong và sau Tết Nguyên đán hàng năm, để NLĐ yên tâm làm việc. Trong đó, được sự quan tâm hỗ trợ xe ô tô miễn phí của LĐLĐ Thành phố, Công đoàn KCN&CX đã tổ chức cho 12.455 đoàn viên, CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết chung vui cùng gia đình. Hàng năm, nhiều CĐCS phối hợp với NSDLĐ tổ chức hàng nghìn chuyến xe ô tô đưa, đón hàng chục nghìn CNLĐ về quê đón Tết.

Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, Công đoàn KCN&CX Hà Nội đã tập trung toàn lực chăm lo cho đoàn viên, NLĐ như: Hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, CNLĐ bị cách ly, phong tỏa do ảnh hưởng dịch Covid-19; hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho đoàn viên, NLĐ thực hiện “3 tại chỗ”... Kết quả, Công đoàn đã trợ cấp, hỗ trợ cho gần 100.000 đoàn viên, CNLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và Tổ an toàn Covid-19 với tổng số tiền gần 30 tỉ đồng.

Đặc biệt, hàng năm, Công đoàn KCN&CX Hà Nội tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân gắn kết” và “Chợ Tết Công đoàn” với sự tham gia của hàng ngàn đoàn viên, CNLĐ. Tại chương trình, Công đoàn tặng phiếu mua hàng miễn phí cho CNLĐ, tổ chức thi gói bánh trưng, bầy mâm ngũ quả, bốc thăm trúng thưởng, chương trình văn nghệ, các trò chơi có thưởng…

Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động

Để có được những dấu ấn đậm nét trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ đối với các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, nhiệm kỳ qua, các cấp Công đoàn Thành phố đã chủ động phối hợp với chính quyền chuyên môn đồng cấp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao chất lượng Hội nghị CBCCVC và Hội nghị NLĐ. Hàng năm, LĐLĐ Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố phối hợp ký ban hành văn bản liên tịch về việc hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức Hội nghị CBCCVC và Hội nghị NLĐ ở cơ sở.

Theo đó, 100% LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động phối hợp với UBND và chính quyền đồng cấp ký kết văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao chất lượng hội nghị CBCCVC và Hội nghị NLĐ ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn. Kết quả, trung bình hằng năm toàn Thành phố có 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức Hội nghị CBCCVC; 73,9% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị NLĐ; 82,5% đơn vị, doanh nghiệp xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở…

Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động

Nhằm lắng nghe, kịp thời giải quyết những bức xúc, vướng mắc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên và NLĐ, hàng năm, LĐLĐ Thành phố phối hợp với UBND Thành phố tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với đoàn viên, NLĐ (năm 2020, 2021 không tổ chức được do dịch Covid - 19)... Qua đối thoại, UBND Thành phố đã tiếp thu các ý kiến và chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền quận, huyện, thị xã xem xét giải quyết; có 94,6% Công đoàn cấp trên cơ sở đã phối hợp với UBND và chính quyền đồng cấp tổ chức đối thoại với CNLĐ trên địa bàn; 67,4% CĐCS khối doanh nghiệp phối hợp với NSDLĐ tổ chức gặp gỡ, đối thoại 3 bên giữa Công đoàn - NSDLĐ - NLĐ để giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất của đoàn viên và NLĐ...

Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động

Song song với công tác nâng cao chất lượng thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ sở, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, NLĐ là một trong những nhiệm vụ được các cấp Công đoàn Thành phố chú trọng thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Nhiệm kỳ 2018 - 2023, từ nguồn “Quỹ xã hội Công đoàn” và ngân sách công đoàn, các cấp Công đoàn Thành phố đã chi hỗ trợ 1.246.635 lượt đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền là 558,314 tỉ đồng. Trong đó, tập trung vào các hoạt động như: Hỗ trợ 518.015 NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số tiền 217,31 tỉ đồng; hỗ trợ sửa chữa, xây mới 285 nhà “Mái ấm Công đoàn” với số tiền 9,75 tỉ đồng…

Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, các cấp Công đoàn và đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô đã thể hiện được trách nhiệm, bản lĩnh, sự kiên cường; xứng đáng là lực lượng gương mẫu, tiên phong, đi đầu trong công tác phòng, chống dịch và thực hiện thắng lợi “Mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa ổn định phát triển sản xuất kinh doanh. Để kịp thời hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với đoàn viên, NLĐ, riêng trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 các cấp Công đoàn Thủ đô đã trích từ ngân sách Công đoàn trên 100 tỉ đồng và vận động nguồn lực xã hội hóa với số tiền trên 104 tỉ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho trên 120.000 đoàn viên, NLĐ…

Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động

Khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, nhiều CNLĐ gặp khó khăn, mắc kẹt ở các khu nhà trọ; nhiều mô hình, cách làm sáng tạo đã được LĐLĐ Thành phố chỉ đạo triển khai, thực hiện thí điểm, sau đó được nhân rộng áp dụng trong toàn hệ thống, như: Chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng”, “Tổ ứng phó khẩn cấp”, thiết lập “Đường dây nóng hỗ trợ Công nhân”, “Tổ an toàn Covid- 19”… qua đó đã hỗ trợ công tác phòng dịch, tiếp nhận thông tin; vận chuyển, hỗ trợ kịp thời 90.000 “Túi An sinh Công đoàn” đến với CNLĐ gặp khó khăn trong dịch bệnh....

Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động
Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thực hiện xuyên suốt trong các cấp Công đoàn Thủ đô, nhiệm kỳ qua, LĐLĐ Thành phố đã tập trung tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; Phổ biến các chính sách pháp luật về lao động, việc làm, quyền và trách nhiệm của NLĐ và NSDLĐ trong quan hệ lao động theo tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới; Chương trình hành động số 11-CTr/ĐĐTLĐ ngày 30/12/2019 của Đảng Đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam... Hàng năm, có trên 99% CNVCLĐ được tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về lao động, việc làm, ATVSLĐ quyền và trách nhiệm của NLĐ và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động

Các cấp Công đoàn Thành phố chủ động phối hợp với chính quyền đồng cấp, các cơ quan truyền thông, tổ chức 452 lớp tập huấn, 2.002 cuộc tuyên truyền về Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Công đoàn năm 2012, Luật BHXH, BHYT, BHTN, Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành tới hơn 300.000 lượt đoàn viên, NLĐ tham gia; in và phát hành hằng trăm nghìn cuốn sách, sổ tay pháp luật, tờ rơi nhằm tuyên truyền chế độ chính sách và các quy định của pháp luật đến đoàn viên và NLĐ...

Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, LĐLĐ Thành phố hướng dẫn các cấp Công đoàn Thủ đô thành lập các “Tổ an toàn Covid-19” trong các doanh nghiệp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới đoàn viên, NLĐ nâng cao các biện pháp phòng chống dịch. Thành lập 11.551 “Tổ an toàn Covid-19” trong 4.400 doanh nghiệp, với 50.445 NLĐ tham gia.

Cùng đó, các cấp Công đoàn Thành phố chủ động phối hợp tổ chức thực hiện tốt công tác ATVSLĐ và các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động về ATVSLĐ”, hưởng ứng phong trào thi đua “Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” hàng năm; nâng cao chất lượng tuyên truyền, hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên cơ sở, chỉ đạo tổ chức hoạt động có hiệu quả mạng lưới an toàn vệ sinh viên ở 4.015 CĐCS, với trên 31.750 an toàn, vệ sinh viên. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ công đoàn về kỹ năng, phương pháp tham gia khởi kiện, quy trình tố tụng, tiến hành khởi kiện doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về công đoàn, BHXH, ATVSLĐ. Đến nay các cấp Công đoàn Thành phố đã nhận được 520 bộ hồ sơ doanh nghiệp nợ đọng BHXH và đã có 63 hồ sơ Công đoàn khởi kiện được Tòa án tiếp nhận; qua thủ tục thông báo khởi kiện của tổ chức Công đoàn đã có 83 đơn vị, doanh nghiệp trả hết nợ BHXH, 160 doanh nghiệp tự giác nộp một phần số tiền nợ với tổng số tiền thu nợ đọng BHXH là 87,194 triệu đồng…

Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động

Thực hiện Đề án số 04/ĐA - LĐLĐ ngày 30/9/2022 của LĐLĐ thành phố Hà Nội, “Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội” đã được sắp xếp, đổi tên thành “Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ Công đoàn Hà Nội”, được bổ sung chức năng nhiệm vụ và cán bộ có chuyên môn sâu để hỗ trợ, tư vấn cho NLĐ trong quan hệ lao động. Trong nhiệm kỳ qua, Trung tâm và các tổ tư vấn pháp luật Công đoàn các cấp đã đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho CNLĐ; Đã tổ chức được 1232 cuộc đối thoại, tư vấn pháp luật cho 416.480 lượt đoàn viên, CNLĐ; đại diện, hỗ trợ tư vấn, khởi kiện 98 vụ (trong đó có 42 vụ tham gia tố tụng, bảo vệ NLĐ tại Tòa án), giúp NLĐ được nhận tổng số tiền 6,207 tỉ đồng...

Báo Lao động Thủ đô và Website của LĐLĐ Thành phố đã đăng tải 1.300 thông tin, bài viết, hình ảnh có liên quan đến những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến quyền, lợi ích của NLĐ. Đặc biệt, Báo Lao động Thủ đô đã phát hành 9.200 tờ báo/kỳ tới CNLĐ các KCN&CX tập trung và Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân; mở chuyên mục hỏi đáp về chính sách lao động, tổ chức được 40 cuộc giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật lao động có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực lao động và Công đoàn, thu hút hàng nghìn lượt cán bộ, đoàn viên và NLĐ tham gia diễn đàn. Kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của CNVCLĐ, tạo sự lan tỏa, góp phần rất lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật…

Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động
Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ cho người lao động
Nội dung: Đỗ Đạt | Đồ họa: Đức Hà