Hà Nội thí điểm áp dụng phần mềm đăng ký khai sinh và cấp số định danh

Triển khai thực hiện Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016), Hà Nội là một trong bốn tỉnh thành trên cả nước được lựa chọn để triển khai thí điểm phần mềm đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân.
ha noi thi diem ap dung phan mem dang ky khai sinh va cap so dinh danh Những kết quả đáng khích lệ

Đây là một bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, đăng ký hộ tịch và bước đầu là công tác đăng ký khai sinh ở Việt Nam.

Nhiều khó khăn trong quá trình triển khai

Việc Bộ Tư pháp triển khai đưa vào sử dụng phần mềm đăng ký khai sinh không những đảm bảo thi hành một cách đồng bộ Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân mà còn giúp các cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch nói chung và khai sinh nói riêng trên toàn quốc (từ cấp Trung ương đến cơ sở) có thể theo dõi được toàn bộ quá trình quản lý, đăng ký thông tin khai sinh của các cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký khai sinh, cũng như thực hiện tra cứu chéo, đảm bảo không xảy ra trường hợp một công dân được đăng ký khai sinh tại nhiều nơi.

Thực hiện kế hoạch triển khai thí điểm phần mềm đăng ký khai sinh, từ 1/1/2016, toàn bộ các Phòng Tư pháp cấp quận, huyện và Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường của thành phố Hà Nội đã đưa vào sử dụng phần mềm đăng ký khai sinh. Tính đến ngày 29/11, sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã tiến hành đăng ký khai sinh mới cho 115.946 trường hợp, trong đó số đăng ký khai sinh được cấp số định danh cá nhân là 115.405 trường hợp, còn lại 41 trường hợp không cấp số định danh cá nhân là do trẻ em có quốc tịch nước ngoài hoặc do thuộc trường hợp đăng ký khai sinh mới cho người trên 14 tuổi. Chánh Văn phòng Sở Tư pháp Hà Nội Tạ Mai Vũ cho biết quá trình triển khai tại một số địa phương còn chưa chú trọng quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực, khiến cho công tác này còn chậm triển khai, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Thêm vào đó, tại một số huyện, cán bộ tư pháp đã có tuổi, kỹ năng sử dụng máy tính hạn chế, dẫn đến ngại thực hiện ứng dụng phần mềm mới cho người dân. Thậm chí, tại nhiều xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn, người dân chưa được tiếp cận được các thông tin, chưa trang bị được máy tính nên vẫn phải đến trụ sở xã, phường để thực hiện kê khai đăng ký khai sinh cho con em mình, trong khi mục tiêu hướng tới là người dân có thể tự kê khai đăng ký khai sinh trực tuyến ngay tại nhà, để giảm thiểu việc đi lại, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho người dân.

Mặt khác, theo quy định của Bộ Tư pháp, thực hiện đăng ký khai sinh trên phần mềm, các cán bộ tư pháp-hộ tịch cấp huyện và cấp xã có trách nhiệm cập nhật đầy đủ và chính xác thông tin của người được đăng ký khai sinh vào phần mềm đăng ký khai sinh và tiếp nhận số định danh cá nhân từ Bộ Công an (Trung tâm cấp số định danh quốc gia) và in giấy khai sinh, trích lục khai sinh (bản sao). Song song với quy định này của Bộ Tư pháp, hiện tại, thành phố Hà Nội cũng đang triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ ba lĩnh vực tư pháp, trong đó riêng thủ tục đăng ký khai sinh mới được kết hợp liên thông cùng một lúc ba thủ tục: cấp giấy khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký hộ khẩu thường trú. Công dân chỉ phải thực hiện thủ tục là nộp hồ sơ một lần tại bộ phận tư pháp, các thủ tục còn lại tự hoàn tất, liên thông giữa các cơ quan hữu quan.

Việc song hành cả hai thủ tục này đã khiến công tác đăng ký khai sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Điển hình là việc Bộ Công an cấp mã số định danh chỉ thông qua một đầu mối là Bộ Tư pháp, dịch vụ công trực tuyến của Hà Nội không có mã số định danh ấy vì đây là hai phần mềm riêng rẽ. Cán bộ cấp xã ở Hà Nội phải sử dụng cả hai phần mềm, một phần mềm đăng ký theo quy định của Bộ Tư pháp để lấy mã số định danh, sau đó vào phần mềm của dịch vụ công trực tuyến của Hà Nội để làm tiếp.

Giảm thủ tục, chủ động kết nối phần mềm

Nhằm khắc phục tình trạng cán bộ tư pháp cấp xã phải sử dụng đồng thời cả hai phần mềm để thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em, giúp giảm công đoạn, thủ tục hành chính không cần thiết... Sở Tư pháp Hà Nội đang phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ Tư pháp) để thống nhất việc kết nối liên thông hai phần mềm. Chánh Văn phòng Sở Tư pháp Hà Nội Tạ Mai Vũ cho biết dự kiến giữa tháng 12 tới, hai hệ thống phần mềm này sẽ được kết nối liên thông. Theo đó, quy trình để người dân Thủ đô thực hiện đăng ký khai sinh trực tuyến sẽ qua các bước sau: Công dân khai thông tin đăng ký khai sinh trực tuyến, thông tin sẽ được đưa vào trong hệ thống, chạy qua phần mềm của Bộ Tư pháp, cán bộ tư pháp sẽ dùng phần mềm của Bộ Tư pháp để thực hiện nghiệp vụ của mình, trong đó có việc cấp mã số định danh. Sau đó, thủ tục tiếp theo sẽ được cán bộ tư pháp chuyển quay lại phần mềm của thành phố, chuyển qua cơ quan bảo hiểm y tế (để cấp thẻ bảo hiểm y tế), rồi sang tiếp cơ quan công an (để đăng ký hộ khẩu thường trú).

Người dân chỉ việc chờ khi có kết quả, sẽ mang sổ hộ khẩu và tờ khai thay đổi hộ khẩu đến cơ quan chức năng để được bổ sung nhân khẩu và mang giấy khai sinh về. Đưa ra phân tích tổng quan, ông Tạ Mai Vũ đánh giá: Trên thực tế, hiệu quả việc triển khai thực hiện thí điểm áp dụng phần mềm đăng ký khai sinh tại các xã, phường, thị trấn tại Hà Nội còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan. Tại một số quận, huyện, công tác này được triển khai tốt do chính quyền địa phương quan tâm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tư pháp, tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho người dân nắm rõ và áp dụng thực hiện.

Đánh giá thêm về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thí điểm thực hiện đăng ký khai sinh tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hằng (Trưởng phòng Hành chính-Tư pháp, Sở Tư pháp Hà Nội) cho biết sau 11 tháng triển khai thí điểm tại Hà Nội đã thống kê được một số sai sót tồn tại khi nhập dữ liệu khai sinh. Trong đó có trường hợp phải hủy hồ sơ và số định danh cá nhân do ghi sai giới tính, nhiều trường hợp phải sửa lại thông tin khai sinh... Sau khi tiến hành rà soát toàn bộ việc áp dụng thí điểm phần mềm đăng ký khai sinh tại thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp nhận thấy các sai sót nêu trên chủ yếu diễn ra trong những ngày đầu tiên sử dụng phần mềm và sai sót là do cán bộ tư pháp đánh sai thông tin (ví dụ như nhập giới tính nam thành nữ...).

Ngoài ra, còn có một số trường hợp do công dân cung cấp sai thông tin hoặc công dân muốn bổ sung thêm nội dung. Trong khi đó, phần mềm đang ứng dụng lại chưa có tính năng cho phép cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã, phòng tư pháp cấp huyện, Sở Tư pháp sửa những sai sót trên phần mềm. Mặt khác, theo đánh giá, với số lượng đăng ký khai sinh tại Hà Nội rất nhiều, áp lực công việc lớn nên nhiều trường hợp khó tránh khỏi việc xảy ra sai sót.

Khắc phục những vướng mắc này, thời gian qua, Sở Tư pháp Hà Nội đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bàn bạc tháo gỡ những khó khăn theo đề xuất của các đơn vị ở cơ sở và trao đổi, rút kinh nghiệm thường xuyên trong quá trình triển khai thực hiện, nhằm giảm tối đa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Đồng thời, trong thời gian tới sẽ tăng cường phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ Tư pháp) để nghiên cứu và bổ sung, chỉnh sửa phần mềm cho phù hợp với thực tế, từng bước đưa công tác đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân vào nề nếp./.

vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

(LĐTĐ) Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, Tháng Công nhân năm 2024 được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông triển khai tới các cấp Công đoàn trên địa bàn quận với nhiều hoạt động sôi nổi; trong đó, trọng tâm của các hoạt động là hướng về đoàn viên, người lao động.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.

Tin khác

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm với 7 trận địa. Trong đó có điểm trước Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lạc Long Quân, công viên Thống Nhất...
Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

(LĐTĐ) Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

(LĐTĐ) Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho các trường hợp công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Xem thêm
Phiên bản di động