Multimedia
15/08/2024 18:23
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

15/08/2024 18:23

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Việc chuẩn bị rà soát, xây dựng văn bản chi tiết để triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được thành phố Hà Nội chuẩn bị rất sớm. Ngay sau khi Luật được công bố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và thành phố Hà Nội xây dựng tài liệu tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô; kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật Thủ đô, phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng; hoàn thành trước ngày 1/9/2024.

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm nguồn lực triển khai thi hành Luật Thủ đô đúng tiến độ và chất lượng.

Đồng thời giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND Thành phố, các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng văn bản của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ban, ngành, các quận, huyện tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm nguồn lực triển khai thi hành Luật Thủ đô đúng tiến độ và chất lượng.

Đặc biệt, UBND Thành phố phát động phong trào thi đua thi hành Luật Thủ đô, giao Sở Nội vụ chủ trì tham đề xuất khen thưởng, tôn vinh kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và thi hành Luật Thủ đô.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố về chất lượng, tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được phân công chủ trì soạn thảo, trình văn bản để xảy ra tình trạng chậm ban hành hoặc ban hành văn bản không bảo đảm chất lượng.

Định kỳ ngày 25 hằng tháng, cơ quan chủ trì soạn thảo cập nhật thông tin về tình hình, tiến độ soạn thảo văn bản quy định Luật Thủ đô, gửi Tổ công tác thi hành Luật Thủ đô để tổng hợp, báo cáo tập thể UBND Thành phố tại phiên họp thường kỳ hằng tháng...

Ngày 7/8, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) thực hiện Luật Thủ đô, yêu cầu các đơn vị, địa phương rà soát các Nghị quyết, quyết định quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các cấp của Thành phố ban hành; thời gian thực hiện trong tháng 8 và tháng 9/2024...

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Sau khi ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô, từ đầu tháng 8/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn đã liên tục làm việc với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố, nhằm quán triệt yêu cầu, chỉ đạo sát sao tiến độ xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, cũng như lắng nghe các đơn vị báo cáo tình hình thực tiễn, vướng mắc, khó khăn.

Là cơ quan “chủ lực” trong xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), Sở Tư pháp Hà Nội đang tích cực phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh đã chủ trì cuộc họp xây dựng Nghị quyết quy định chi tiết khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô 2024 (quy định về áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh có vi pham). Đồng thời, Sở cũng rà soát, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp để xây dựng tài liệu tuyên truyền; xây dựng các văn bản theo chỉ đạo; góp ý, thẩm định các văn bản được gửi xin ý kiến...

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ cũng triển khai rất sớm kế hoạch thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Liễu cho biết, Sở đã ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô, theo các chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, xác định rõ được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô; xác định thời hạn hoàn thành và phân công cụ thể đến các đồng chí lãnh đạo Sở và các phòng, ban chuyên môn.

Để tổ chức thực hiện, Sở Nội vụ thành lập 3 Tổ biên tập để xây dựng văn bản thi hành Luật theo các nhóm lĩnh vực gồm: Tổ biên tập lĩnh vực Tổ chức bộ máy; Tổ biên tập lĩnh vực biên chế và Tổ biên tập lĩnh vực chế độ chính sách, thi đua khen thưởng...

Theo Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Sở được phân công chủ trì 5 nội dung (trong đó, 2 nội dung cần ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố; 2 nội dung thuộc chương trình, đề án, danh mục và văn bản cá biệt thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố và 1 nội dung về chương trình, đề án, danh mục và văn bản cá biệt thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố).

Hiện nay, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã ban hành kế hoạch về việc triển khai khai xây dựng các văn bản, đề án và các nội dung khác có liên quan do Sở được giao thực hiện. Đồng thời, tổ chức quán triệt tới toàn thể lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị, toàn thể công chức, viên chức để triển khai thực hiện.

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

UBND Thành phố giao Sở Xây dựng chủ trì thực hiện 9 nhiệm vụ quy định chi tiết các điều, khoản Luật Thủ đô (trong đó, 5 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố; 4 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố); 3 nhiệm vụ xây dựng Chương trình, Đề án, Danh mục, văn bản cá biệt; thời điểm ban hành trước ngày 1/1/2025. Ngoài ra, UBND Thành phố cũng giao Sở Xây dựng phối hợp thực hiện 28 nhiệm vụ.

Căn cứ vào thực tế và tính chất, đặc thù của từng nhiệm vụ tại các điều khoản cụ thể của Luật Thủ đô, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Luyện Văn Phương cho biết, Sở đã kiến nghị UBND Thành phố sớm phê duyệt danh mục VBQPPL lĩnh vực xây dựng, nhà ở để triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Đối với Nghị quyết quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng (theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô), Sở Xây dựng kiến nghị thời hạn tham mưu Nghị quyết sau khi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 16/2022/NĐ-CP.

Đối với Nghị quyết quy định về danh mục, biện pháp và lộ trình di dời các cơ sở, trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội (quy định chi tiết điểm b khoản 3 Điều 18 Luật Thủ đô) liên quan tới nhiều ngành quản lý nên cần nhiều thời gian để rà soát, tổng hợp. Sở Xây dựng đề nghị UBND Thành phố cho phép được thuê đơn vị tư vấn khảo sát, thống kê và lập kế hoạch, lộ trình, biện pháp di dời các cơ sở, trụ sở trên địa bàn Hà Nội; cho phép kéo dài thời gian thực hiện trong năm 2025.

Đối với Đề án xác định khu vực cần thực hiện cải tạo, chỉnh trang đô thị (theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Luật Thủ đô), việc "xác định khu vực cần thực hiện cải tạo, chỉnh trang đô thị" là nội dung hoàn toàn mới, chưa có trong các quy định của pháp luật hiện hành, cũng cần phải thuê đơn vị tư vấn để điều tra, khảo sát, đánh giá để xây dựng Đề án nên cần phải có thời gian để hoàn thành...

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn chủ trì làm việc với các đơn vị về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Tây Nam, Sở đã thành lập Tổ công tác triển khai thi hành Luật, triển khai tham mưu 6 nội dung quy định chi tiết Luật Thủ đô thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố do Sở chủ trì.

Đồng thời, Sở được giao tham mưu đề xuất văn bản đề nghị của UBND Thành phố gửi các bộ, ngành thuộc Chính phủ được giao chủ trì để triển khai thực hiện xây dựng Quyết định danh mục, biện pháp và lộ trình di dời các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan tổ chức Trung ương. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội còn được giao phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện có liên quan rà soát, tham mưu xây dựng các quy định về phân cấp, quyết định ủy quyền theo quy định của Luật Thủ đô.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Tạ Văn Tường cho biết, Sở được giao chủ trì 4 nội dung xây dựng VBQPPL là Nghị quyết của HĐND Thành phố; 1 nội dung về rà soát đề xuất bổ sung quy hoạch chung Thủ đô, đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch đề điều, quy hoạch phòng chống lũ các tuyến sông có đê về việc xây dựng các tuyến đê mới, việc sử dụng bãi sông, bãi nổi.

Sở kiến nghị đối với các VBQPPL thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố ban hành trước 1/1/2025 cho phép xây dựng thành 2 Nghị quyết, vì đây là 2 nội dung có tính chất độc lập với nhau, phạm vi ảnh hưởng khác nhau, nội dung về bãi sông chỉ có tác động đến một số địa phương có diện tích bãi sông, bãi nổi, trong khi quy định về việc xây dựng công trình trên đất nông nghiệp tác động đến tất cả các quận, huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Để thực hiện điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Đáy để xây dựng các tuyến đê mới, Sở đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Văn hóa & Thể thao đề xuất cụ thể vị trí, quy mô… để rà soát, tổng hợp, đề xuất đối với việc điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ, quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Đáy để xây dựng các tuyến đê mới.

Tương tự, để triển khai thi hành những chính sách mới lĩnh vực giáo dục và đào tạo được quy định tại Luật Thủ đô năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kế hoạch triển khai xây dựng các VBQPPL tổ chức triển khai thi hành Điều 22 Luật Thủ đô. Còn theo Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung, Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì trình 2 văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố; 2 văn bản quy định chi tiết Luật thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố…

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Chỉ đạo tại các buổi làm việc với các sở, ngành, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Cùng đó, rà soát lại các văn bản liên quan đến lĩnh vực của đơn vị đang thực hiện hoặc có thể điều chỉnh trong thời gian tới gửi Sở Tư pháp để tổng hợp tổng thể, rà soát văn bản để điều chỉnh. Sau khi thực hiện điều chỉnh xong phải đưa lên hệ thống hóa các văn bản pháp luật để tiện tra cứu.

Nhấn mạnh Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện được tính đặc thù, vượt trội, tạo nền tảng, cơ sở cho Thủ đô phát triển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố đề nghị các đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao phải chủ động, khẩn trương triển khai để sớm đưa Luật vào cuộc sống một cách hiệu quả, với những sản phẩm cụ thể, thiết thực. Trong quá trình thực hiện cần có sự ưu tiên những việc cấp bách trước, nội dung nào làm sớm được thì thực hiện luôn, nội dung nào cần nghiên cứu kỹ sâu hơn có thể lùi lại...

Đối với các nội dung phối hợp, phải xác định rõ đơn vị chủ trì; đồng thời, quy trình xây dựng văn bản phải chặt chẽ. Trường hợp các bộ phối hợp với các sở ngành, lãnh đạo UBND Thành phố sẽ chủ trì họp cùng, bởi đây là trách nhiệm của UBND Thành phố.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cũng cho ý kiến chỉ đạo, trả lời kiến nghị cụ thể với từng đơn vị. Đánh giá cao tinh thần chủ động, trách nhiệm, công tác chuẩn bị kỹ lưỡng của Sở Nội vụ trong triển khai Luật Thủ đô, ông Lê Hồng Sơn yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc Thành phố phối hợp Sở Nội vụ, khẩn trương rà soát các nội dung nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị để triển khai các nội dung liên quan đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố cũng thống nhất mốc thời gian xây dựng chính sách thu hút nhân tài trước hạn 1/7/2025; nội dung liên quan quy định về tổ chức bộ máy, biên chế, giữ nguyên lộ trình hoàn thành trong tháng 6/2025; một số quy định liên quan chế độ chính sách và thi đua khen thưởng đảm bảo tiến độ trong tháng 11/2024 phải hoàn thành...

Liên quan đến nhiệm vụ của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, ông Lê Hồng Sơn cho rằng, công tác quy hoạch phải đi trước một bước, dẫn đường. Do đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cần chủ động rà soát, cập nhật các nội dung có liên quan trong quá trình hoàn chỉnh đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Trong đó lưu ý các nội dung về: Quy hoạch đê điều, phòng chống lũ, xây dựng chỉnh trang các khu vực bãi sông, xác định các khu vực TOD, quy hoạch không gian ngầm, việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, y tế, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và trụ sở các cơ quan, đơn vị trong đô thị trung tâm...

Với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, Hà Nội là địa phương tiêu biểu của cả nước, nên chính sách giáo dục phải quán triệt tinh thần này, thực hiện đúng mục tiêu, địa bàn, chất lượng.

Nhấn mạnh Điều 22 về phát triển giáo dục và đào tạo quy định: “Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho hay, sẽ có Nghị định quy định chi tiết điều này. Trong đó, phải đánh giá lại tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, đội ngũ nhân lực, tài chính, phải đầu tư tương xứng để Hà Nội có đội ngũ giáo viên - nguồn nhân lực chất lượng cao. Về ưu đãi đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo phải chủ động nghiên cứu…

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cơ bản đồng tình với các đề xuất của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trong việc triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch 225/KH-UBND. Đồng thời Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố đề nghị, Sở chủ động thực hiện việc rà soát các quy định hiện hành của Trung ương và Thành phố về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đối với các nhiệm vụ chi sử dụng ngân sách Thành phố; tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá trong các lĩnh vực để đề xuất việc xây dựng, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung thay thế các quy định có liên quan đảm bảo minh bạch, hiệu quả...

Có thể thấy, sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được công bố, trên cơ sở chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Hà Nội đã đồng bộ vào cuộc rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để chuẩn bị đến ngày Luật có hiệu lực thi hành, mở ra nhiều cơ hội mới cho xây dựng, phát triển Thủ đô.

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô
Nội dung: Phương Thảo | Đồ họa: Quốc Nam