Hà Nội: Công bố quy hoạch trụ sở các cơ quan tư pháp

Sáng 17/11, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Thành phố chủ trì hội nghị công bố và bàn giao Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc các cơ quan tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
tin nhap 20161117150227 Vẫn khó khăn việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, trường học
tin nhap 20161117150227 Rà soát quy hoạch phát triển ximăng
tin nhap 20161117150227 Công bố Quyết định điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô

Quy hoạch trên do Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia lập, đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 4953/QĐ-UBND ngày 9/9/2016. Mục tiêu nhằm xây dựng hệ thống trụ sở làm việc các cơ quan tư pháp Thành phố đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và phù hợp với định hướng phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

tin nhap 20161117150227

Phó Bí thư Thường trực Ngô Thị Thanh Hằng và Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng trao quy hoạch cho các đơn vị.

Theo Quy hoạch mới được công bố, số cơ sở ổn định được cập nhật vào quy hoạch là 6 trụ sở, gồm 3 trụ sở ngành tòa án, 2 trụ sở ngành kiểm sát và 1 trụ sở ngành thi hành án. Có 32 trụ sở xây dựng mới, cải tạo, mở rộng diện tích tại chỗ. Ngoài ra, có 55 cơ sở xây dựng ở các vị trí mới. Quy hoạch cũng xác định 18 địa điểm để dự trữ phát triển, mở rộng trụ sở các cơ quan tư pháp thành phố giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo lộ trình, giai đoạn 2016-2020, thành phố sẽ tập trung hoàn thiện các dự án đang triển khai, các cơ sở đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư và các cơ sở có yêu cầu bức thiết phải xây dựng trụ sở ngay để đáp ứng yêu cầu công việc. Giai đoạn 2020-2030, xây dựng và phát triển, mở rộng theo quy hoạch, hoàn chỉnh mạng lưới, chuẩn bị quỹ đất để phát triển các cơ sở cho nhu cầu dài hạn. Giai đoạn 2030-2050 và sau 2050, xây dựng và hoàn chỉnh mạng lưới gắn với quy hoạch không gian đô thị, bổ sung nhu cầu phát triển mới phù hợp với thực tiễn phát triển Thủ đô và của ngành.

Trực tiếp bàn giao Quy hoạch cho các địa phương, đơn vị để quản lý, tổ chức thực hiện, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành xây dựng Quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc các cơ quan tư pháp trên địa bàn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, điều đó khẳng định sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND TP, cũng như sự nỗ lực, cố gắng, sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành Thành phố. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng cũng cho biết, căn cứ kiến nghị của UBND TP và các cơ quan tư pháp Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho phép UBND TP Hà Nội ứng vốn 100% để xây dựng trụ sở các cơ quan tư pháp từ thành phố đến quận, huyện theo quy hoạch.

Theo đó, Trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố được quy hoạch xây dựng tại Khu đô thị Nam đường vành đai 3 thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, có diện tích 3,5ha, diện tích xây dựng 45 nghìn m2, kinh phí dự kiến gần 600 tỉ đồng chưa kể tiền GPMB và các chi phí khác. Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố cũng được xây dựng gần với địa điểm của Tòa án nhân dân Thành phố, với diện tích 2ha, 10 nghìn m2 xây dựng, kinh phí dự kiến 200 tỷ đồng. Cục Thi hành án Thành phố cũng đã được quy hoạch tại vị trí CC1 khu đô thị Mỹ Đình 1 với diện tích trên 600m2, tổng diện tích sàn xây dựng trên 7 nghìn m2, kinh phí dự kiến 120 tỉ đồng. Như vậy, tổng 3 cơ quan có diện tích sử dụng đất gần 7ha, diện tích sàn xây dựng trên 61 nghìn m2 và tổng kinh phí khoảng 900 tỉ đồng.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu các sở, ngành Thành phố tham mưu UBND TP báo cáo Chính phủ, HĐND TP thông qua cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư, xây dựng trụ sở ngành tư pháp để triển khai đồng bộ, hiệu quả và thống nhất; phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đã được duyệt. Yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã bố trí quỹ đất và tạo mặt bằng sạch giao cho các cơ quan tư pháp để triển khai lập dự án đầu tư xây dựng trụ sở theo quy hoạch; Các cơ quan tư pháp nghiên cứu và báo cáo cấp trên để hoàn thiện các mẫu thiết kế công trình điển hình, tập trung thực hiện các dự án trụ sở làm việc theo quy hoạch được duyệt để sớm đưa vào khai thác, sử dụng trong thời gian sớm nhất.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

Tiếp tục triệu tập hàng nghìn bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh

(LĐTĐ) Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, Tòa án đã triệu tập 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có gần 1.000 bị hại có mặt tại Tòa.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm một Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập và chỉ đạo tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

Vì sao doanh nghiệp phân bón “xin” chịu thuế giá trị gia tăng?

(LĐTĐ) Trong khi nhiều ngành hồ hởi bởi được bỏ ra khỏi danh sách phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), thì ngành phân bón lại trông chờ được áp loại thuế này. Thực tế khi áp dụng Luật Thuế số 71/2014/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật Thuế 71) từ ngày 1/1/2015 để giảm gánh nặng giá phân bón cho nông dân, mục đích không những không đạt được mà còn gây tác dụng ngược khi giá thành phân bón bị tăng thêm 5 - 8%.
Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

Gấp rút chuẩn bị nhân lực vận hành Sân bay Long Thành

(LĐTĐ) Theo Cục hàng không Việt Nam, khi đưa vào khai thác giai đoạn 1 năm 2026, với công suất 25 triệu hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay quốc tế Long Thành cần hơn 13.700 người để vận hành. Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành “siêu dự án” này đang là yêu cầu gấp rút.
Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

Tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế quận Tây Hồ đạt trên 94%

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác Bảo hiểm xã hội quận Tây Hồ có sự chuyển biến tích cực, các chính sách Bảo hiểm y tế ngày càng đi vào đời sống nhân dân, năm 2023, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 94,3%.
Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.

Tin khác

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

(LĐTĐ) Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ đã xuống cấp, không bảo đảm quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, không đáp ứng tiêu chí đô thị… Bài toán cải tạo, xây dựng chợ không phải là mới nhưng vẫn là khó giải khi chưa thể hài hòa hết lợi ích của các bên.
Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

(LĐTĐ) Chung cư cũ vốn là sản phẩm khá kén khách bởi thời gian xây dựng đã lâu, diện tích nhỏ, thiếu tiện tích sinh hoạt và xuống cấp. Tuy vậy, cùng với cơn sốt của thị trường chung cư nói chung, loại hình nhà ở này bỗng nhiên lại được nhiều người quan tâm, kéo theo giá bán tăng lên từng ngày.
Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, các lực lượng chức năng quận Tây Hồ đã tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông..., phục vụ Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Công an quận Hai Bà Trưng đã bố trí lực lượng phân luồng chống ùn tắc giao thông, nhất là địa điểm tổ chức, tuyến đường liên quan các hoạt động của lễ hội...
Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 nhà ở xã hội vào năm 2030

Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 nhà ở xã hội vào năm 2030

(LĐTĐ) Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết, theo đề án phát triển nhà ở xã hội và nhà ở công nhân giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh sẽ phấn đấu đầu tư khoảng 172.735 căn nhà ở xã hội, với tổng diện tích đất khoảng 613,3ha, diện tích sàn xây dựng ước đạt 9.521.462m2.
Quyết liệt giải tỏa chợ cóc, chợ tạm

Quyết liệt giải tỏa chợ cóc, chợ tạm

(LĐTĐ) Trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tồn tại hàng chục chợ cóc, chợ tạm nhiều năm nay, hoặc do lịch sử để lại. Điều đáng nói, những chợ này chủ yếu nằm ở những vị trí giao thông có lưu lượng lớn người và phương tiện giao thông qua lại. Điều này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông, mà còn làm mất mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường...
Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quận Hoàn Kiếm

Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 1146/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hoàn Kiếm.
Nghiên cứu mở rộng vườn hoa Vạn Xuân đến Tháp nước Hàng Đậu

Nghiên cứu mở rộng vườn hoa Vạn Xuân đến Tháp nước Hàng Đậu

(LĐTĐ) Quận Ba Đình đang xin nghiên cứu "mở rộng" không gian vườn hoa Vạn Xuân và Tháp nước Hàng Đậu nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của người dân trong khu vực.
Dự án mở rộng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ: Tập trung tháo gỡ vướng mắc

Dự án mở rộng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ: Tập trung tháo gỡ vướng mắc

(LĐTĐ) Dự án mở rộng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì) được triển khai đã hơn 13 năm, song đến thời điểm này, dự án vẫn “giậm chân tại chỗ”, khiến hàng trăm hộ dân tại đây rơi vào cảnh sống khó khăn do “mắc kẹt”. Để tháo gỡ những vướng mắc này, mới đây UBND thành phố Hà Nội đã có thông báo Kết luận số 24/VP-UBND về việc giải quyết các tồn tại, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ (giai đoạn 1).
Xem thêm
Phiên bản di động