Gửi trọn tình yêu cho Hà Nội

(LĐTĐ) Mặc dù không sinh ra ở Hà Nội nhưng PGS.TS Hà Đình Đức lại yêu mến và gắn bó với mảnh đất này bằng một tình yêu nồng nàn, cống hiến cho Hà Nội bằng những việc làm có ích. Gần 50 năm trải nghiệm, ông đã dung nạp cho mình một “gia sản giàu có” về kiến thức, sự hiểu biết văn hóa Hà Nội, đặc biệt là Hồ Gươm và Rùa Hồ Gươm.
gui tron tinh yeu cho ha noi Yêu lắm xích lô Hà Nội

Danh hiệu “Nhà rùa học”

Gần 80 tuổi, PGS.TS Hà Đình Đức vẫn còn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Mặc dù đã nghỉ hưu nhiều năm, song bầu nhiệt huyết, đam mê được cống hiến cho Thủ đô ở ông chưa khi nào nguôi. Dù bộn bề công việc và cuộc sống, PGS Hà Đình Đức vẫn dành cho tôi cuộc trò chuyện ấm áp trong căn phòng làm việc của mình trên phố Âu Cơ. Mỗi khi nhắc đến Hồ Gươm, Rùa Hồ Gươm hay bất cứ nét văn hóa nào của người Hà Nội, ánh mắt ông vẫn tràn đầy xúc động. Ông có thể dành thời gian cả ngày để nói về Hà Nội mà không biết chán.

Vốn sinh ra và lớn lên tại Thanh Hóa, năm 20 tuổi, ông ra Hà Nội học, là lứa sinh viên đầu tiên của Khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học quốc gia Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại khoa cho đến khi nghỉ hưu (2005).

gui tron tinh yeu cho ha noi
PGS.TS Hà Đình Đức với tình yêu Hà Nội

Trong suốt mấy chục năm công tác, người ta không chỉ biết đến ông trong vai trò là người thầy mà còn là một chuyên gia nghiên cứu, “nhà Rùa học” hay “Giáo sư Rùa” đáng kính. Danh hiệu “Giáo sư Rùa” đến với ông một cách tình cờ. Năm 1991, Công ty Dịch vụ Khai thác và Sử dụng di tích Hà Nội (COEMO) thuộc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội mời ông tham gia dự án “Khai thác Hồ Gươm, bảo vệ đàn rùa quý”. Cũng bắt đầu từ đây, ông đã nghiên cứu và gắn chặt số phận với Rùa Hồ Gươm.

Được biết, trong những năm công tác PGS.TS Hà Đình Đức đã dày công nghiên cứu, chứng minh và thuyết phục các nhà khoa học tin rằng đấy là một loài rùa mới, có con tuổi đã lên đến hàng trăm năm. Vị giáo sư này đã “tranh đấu” để cho Rùa Hồ Gươm có một cái tên khoa học là Rùa Lê Lợi (Rafetus leloi). Và ông trân trọng gọi Rùa Hồ Gươm là “cụ”. Có thể nói, cho đến nay, ít người nào biết rõ về Rùa Hồ Gươm như ông. Gần 30 năm “theo đuổi” Rùa Hồ Gươm, ông có đến mấy nghìn bức ảnh, băng ghi hình “cụ”. Nghiên cứu động vật trong môi trường của nó như thế đã là kỹ lắm, có cảm giác như ông biết rõ từng cơn “nóng lạnh”, hắt hơi sổ mũi của “cụ”. Bấy nhiêu năm, ngày nắng cũng như ngày mưa, cứ “cụ” rùa nổi là ông Đức có mặt bên bờ hồ. Đến mức dân Hà Nội quá quen mặt ông, gọi ông bằng cái biệt danh đơn giản, dễ nhớ: “Giáo sư Rùa”.

Trong những năm nghiên cứu, vị Tiến sĩ này này đã từng miệt mài gõ cửa các cấp chính quyền, đề xuất các giải pháp để bảo vệ và giữ gìn cho “cụ” một môi trường sống an toàn. “Năm 1992, khi Hà Nội rục rịch triển khai “Dự án nạo vét hồ Hoàn Kiếm bằng cơ giới” với quy mô lớn, đào 100.000m3 bùn đổ ra sông Hồng và bơm nước sông Hồng vào hồ Hoàn Kiếm. Nhận thấy nguy cơ làm xáo trộn môi trường, hệ sinh thái của “cụ”, tôi lập tức gửi tờ trình lên cấp trên, nêu rõ tác hại của vấn đề này và đề xuất phương pháp nạo vét bằng biện pháp thủ công”, ông Đức cho hay.

Xứng với danh hiệu Công dân Thủ đô

Cả đời “đắm đuối” với loài rùa, PGS.TS Hà Đình Đức cho rằng có lẽ vì tình yêu Hà Nội, vì “cái duyên, cái nợ” nên ông luôn tìm thấy, nhìn ra vấn đề để có những đề xuất bảo vệ Rùa Hồ Gươm. Tháng 1/2016, “cụ” Rùa chết, khi ấy ông mất ăn mất ngủ đến cả tuần trời. Đối với ông thì đó quả thực là sự mất mát lớn. Tuy nhiên, cho đến nay, ông lại tếp tục dành thời gian đi tìm “hậu duệ” của “cụ Rùa. Từ Hòa Bình cho đến Thanh Hóa, hễ nghe thấy ở đâu có loài rùa lớn, giống “cụ” Rùa là ông lại lập tức lên đường.

Ông chia sẻ: “Mấy chục năm nghiên cứu về Hồ Gươm và “cụ” Rùa để lại trong tôi biết bao kỷ niệm sâu sắc, là tiếng nói từ công luận, truyền thông. Dấu ấn đầu tiên là vào năm 1991 khi ghi hình bài nói về Bảo vệ Rùa Hồ Gươm. Tiếp đến là hàng chục cuộc họp bàn, phê duyệt phương án nạo vét Hồ Gươm, cho đến Hội thảo Quốc tế về Tuần lễ Bảo tồn và Tôn tạo Hà Nội lần thứ nhất. Là 10 công văn từ Văn phòng Chính phủ, 1 công văn từ Văn phòng Chủ tịch nước gửi cho tôi và các cơ quan Nhà nước về Hồ Gươm và Rùa Hồ Gươm”.

Không chỉ tâm huyết với Hồ Gươm và Rùa Hồ Gươm, hàng chục năm qua, ông luôn đau đáu, trăn trở về Hà Nội, trước những hành động có nguy cơ xâm phạm tới văn hóa, lịch sử và kiến trúc của Hà Nội. Đặc biệt, những nghiên cứu thâm sâu về văn hóa, lịch sử đã làm cơ sở để ông đề xuất lấy ngày vua Lê đăng quang tại điện Kính Thiên (15 tháng Tư âm lịch) hằng năm làm ngày lễ hội của Hà Nội và đã được chấp nhận. Năm 2009, ông nêu ý tưởng về xây cột mốc “Hà Nội Km 0” tại hồ Hoàn Kiếm, đồng thời đưa ra đề xuất tôn tạo khu tưởng niệm Vua Lê. Vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông kiến nghị đặt tên Đào Cam Mộc – người có công đầu tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua – cho một đường phố ở Thủ đô, và đến nay Hà Nội đã có một con phố ở huyện Đông Anh mang tên Đào Cam Mộc…

Bên cạnh đó, ông cũng có nhiều bài viết về văn hóa của người Hà Nội, ai là người Hà Nội gốc. Có người sống nhiều đời ở Thủ đô, thân thuộc đến từng chân tơ kẽ tóc, nhưng rồi cũng khó gọi tình yêu đó thành con chữ. Vậy mà, PGS.TS Hà Đình Đức lại “cụ thể hóa” những cảm xúc cá nhân thành hàng chục bài viết sinh động. Để có những chất liệu sống động ấy, ông đã phải chăm chú học tập, tìm hiểu, ghi chép về Hà Nội bằng một tình yêu lớn. Ông bảo, là một thầy giáo, một nhà nghiên cứu sống và làm việc lâu năm ở Hà Nội, ông trân trọng những giá trị lịch sử, văn hóa của Hà Nội, yêu Hà Nội từ con người trung thực, hào hoa đến thiên nhiên tươi đẹp.

Ông cho rằng dù cuộc sống xoay vần, đời sống tinh thần chịu nhiều tác động của mặt trái kinh tế thị trường song những giá trị tinh thần cao quý vẫn không thay đổi. Những nếp sống, thói quen mới được hình thành của người Hà Nội, tạo nên đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng dân cư và từ đó lan tỏa từ đời này sang đời khác. Ngày nay, nét riêng đó vẫn được người dân gìn giữ như một vốn quý và luôn rèn giũa để nó tỏa sáng. Với lợi thế đó, Hà Nội đang có chiến lược phát triển toàn diện con người, trong đó chú trọng về văn hóa, văn minh và ứng xử.

Với những cống hiến và tình yêu dành cho Hà Nội, năm 2012, PGS.TS Hà Đình Đức được nhận danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú. Với ông đó không phải là đích đến để dừng lại mà điểm xuất phát của một mục tiêu mới. Ở tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn luôn làm việc với tất cả say mê và nhiệt huyết của ngọn lửa tình yêu Hà Nội.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực vận động công đoàn viên đổi mới trong công tác giảng dạy

Nỗ lực vận động công đoàn viên đổi mới trong công tác giảng dạy

(LĐTĐ) Vượt qua những khó khăn, thách thức của một năm đầy biến động, năm qua, Công đoàn Trường Mầm non Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội) đã cho thấy sức bật đầy sáng tạo trong các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, xác định kết quả thi đua là kết quả thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, Công đoàn nhà trường đã nỗ lực triển khai mọi phong trào thi đua với nhiều linh hoạt, sáng tạo. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì lễ công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Tây Hồ.
Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

(LĐTĐ) Đến nay, 20 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp phường thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 đã hoàn thành lấy ý kiến cử tri. Với các căn cứ, cơ sở đưa ra cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, cơ bản cử tri tại các đơn vị đồng tình cao với chủ trương sắp xếp và đặt tên ĐVHC mới.
VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

(LĐTĐ) Với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ và 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2024 đã thể hiện sự quyết tâm cao của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và doanh nghiệp cả nước, đồng lòng chung tay phát triển du lịch nhanh, bền vững, hiệu quả, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nên mua vàng hay mua đất?

Nên mua vàng hay mua đất?

(LĐTĐ) Vàng và bất động sản đều là những lựa chọn đầu tư truyền thống, và trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm đang chạm đáy, thì giá vàng và nhà chung cư tăng nóng từng ngày.

Tin khác

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

(LĐTĐ) Ngày 20/3 hằng năm còn được gọi là ngày Quốc tế hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá để mang đến hạnh phúc. Với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn, Hà Nội đã tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2013 - 20/3/2024) với các hình thức phong phú và đa dạng, hấp dẫn.
Giữ hồn lễ hội truyền thống

Giữ hồn lễ hội truyền thống

(LĐTĐ) Các lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội. Bảo vệ và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống là giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thăng Long, tạo nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, góp phần định vị thương hiệu văn hóa Hà Nội.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Xem thêm
Phiên bản di động