Góc nhìn của Bộ trưởng và chuyên gia kinh tế

(LĐTĐ) Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực từ trung tuần tháng 1 này. Vấn đề đặt ra chúng ta phải giải bài toán CPTPP như thế nào để thực sự đưa nền kinh tế cất cánh. Đây cũng chính là nội dung mà Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trao đổi với báo chí và chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú đề cập.
goc nhin cua bo truong va chuyen gia kinh te 85601 Xây dựng nguồn nhân lực để tận dụng cơ hội mà CPTPP mang lại
goc nhin cua bo truong va chuyen gia kinh te 85601 Các nước đánh giá cao việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định CPTPP
goc nhin cua bo truong va chuyen gia kinh te 85601 Chia sẻ thông tin về các cam kết của Việt Nam trong CPTPP
goc nhin cua bo truong va chuyen gia kinh te 85601
Tham gia CPTPP cơ hội xuất khẩu hàng hóa càng nhiều. Ảnh minh họa

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh:

Cần giải quyết 3 nội dung quan trọng

goc nhin cua bo truong va chuyen gia kinh te 85601

Hiệp định CPTPP đã chính thức được thông qua, đây là một quyết định chính trị quan trọng thể hiện bản lĩnh, tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước ta vì lợi ích đất nước. Thế nhưng, để hiện thực hóa thành công các cơ hội từ CPTPP, nâng cao năng lực của cả chính quyền và doanh nghiệp, Việt Nam phải giải quyết được ba nội dung đó là: Sửa đổi luật pháp; công tác liên quan đến thông tin và truyền thông; chương trình hành động của Chính phủ.

CPTPP được Quốc hội thông qua là sự kiện có ý nghĩa rất lớn với Việt Nam, đánh dấu việc chúng ta đã trưởng thành trong quá trình hội nhập mang tính chủ động, xuyên suốt và hội nhập sâu rộng với thế giới. Thế nhưng, khi CPTPP có hiệu lực thì chúng ta cần điều gì? Điều đầu tiên chúng ta phải nhắc đến đó là chương trình sửa đổi luật pháp, trong đó, với việc sửa đổi và bổ sung 8 Bộ luật cùng hàng loạt Nghị định và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thì chúng ta hoàn toàn tự tin vào việc triển khai mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế khi CPTPP có hiệu lực một cách hiệu quả nhất.

Đây cũng là nội dung vô cùng quan trọng mà chúng ta phải thực hiện khi CPTPP chính thức có hiệu lực, bởi nó sẽ là những nội dung đòi hỏi chúng ta phải có những cải cách mạnh mẽ trong toàn bộ các lĩnh vực. Và nó không chỉ liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước, quản lý của các ngành đối với xã hội, mà còn liên quan đến cả đến các thể chế, qua đó, chúng ta sẽ có những bước đi hướng đến sự bền vững trong tương lai.

Nội dung quan trọng thứ hai đó chính là Chương trình công tác liên quan đến vấn đề thông tin tuyên truyền, đây cũng là nội dung rất quan trọng bởi nó đảm bảo sự chia sẻ, hiểu biết, cũng như là quán triệt của tất cả các chủ thể trong hệ thống chính trị và xa hội của chúng ta.

Trong đó, bao gồm từ các tổ chức chính trị, các cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, cũng như người dân… bảo đảm phát huy và khai thác được các điểm mạnh, những lợi thế về kinh nghiệp trước đây, cũng như khắc phục được những tồn tại trong giai đoạn sắp tới đây.

Và nội dung cuối cùng đó chính là Chương trình hành động của Chính phủ, chương trình này bao gồm những nội dung quan trọng liên quan đến tình hình của từng ngành, từng loại hình kinh tế, từng bộ ngành quản lý nhà nước… Thậm chí, là cả những tổ chức trong hệ thống chính trị của chúng ta trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Vì vậy, tôi cho rằng chương trình hành động này sẽ có tính tổng thể và toàn diện tác động chung đến nền kinh tế của Việt Nam…

Như vậy, quá trình cải cách này bao gồm cả những cải cách hết sức quan trọng sẽ liên quan đến rất nhiều khía cạnh, trong đó nó sẽ mang lại sức bật mới, trở thành động lực mới cho những phát triển của chúng ta cả về kinh tế - xã hội và các nền tảng khác của đất nước trong giai đoạn phát triển tới đây. Vì vậy việc tổ chức xây dựng chương trình hành động tổng thể cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân có ý nghĩa then chốt để các chủ thể có điều kiện triển khai hành động, khai thác các thời cơ, vượt qua thách thức.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú:

Nâng cao sức cạnh tranh ở thị trường nội địa

goc nhin cua bo truong va chuyen gia kinh te 85601

Hiệp định này với mức độ cam kết mở cửa thị trường, được xem là kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng xuất khẩu, tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực thì CPTPP vẫn còn nhiều thách thức đặc biệt là ngành nông nghiệp và da giày. Để giải bài toán này, bên cạnh việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thì doanh nghiệp Việt cần nắm chắc thị trường nội địa.

Chỉ còn không lâu nữa là Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực, có thể thấy, việc ký kết Hiệp định này là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường mới như: Canada, Peru, Mexico... Các doanh nghiệp (DN) trong nước sẽ có nhiều thuận lợi để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vì hầu hết sản phẩm từ Việt Nam vào một số nước như Nhật Bản, Úc đều có thuế suất bằng 0%, cũng như các nguyên vật liệu đầu vào cũng không còn thuế. Trong khi đó, các đối thủ ở nhiều nước khác khi vào những thị trường này phải chịu thuế lên đến 30%.

Tuy nhiên, từ thực tiễn thương mại song phương giữa Việt Nam và 7 nước còn lại trong Hiệp định CPTPP sẽ khiến cho các DN Việt Nam gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là DN trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, đối với mặt hàng nông sản, để xâm nhập và chiếm lĩnh được những thị trường các nước CPTPP, nông sản Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu như: Gạo, cà phê, tiêu, điều, thủy sản... cần vượt qua được các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp kiểm dịch vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nếu không, dù thuế suất nhập khẩu của các thị trường này bằng 0% thì sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cũng không thể tiếp cận, mở rộng thị trường.

Do vậy, thách thức đối với các DN đến từ việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, tổ chức lại sản xuất, quản lý lao động và tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường trong khối. Bên cạnh mặt hàng nông sản, các sản phẩm chăn nuôi như: Thịt lợn, thịt gà, thịt bò… có thể sẽ phải đối mặt với thách thức lớn do sức cạnh tranh kém. Trong nông nghiệp, trừ mặt hàng gạo, thuế quan hiện hành của các nước với sản phẩm chăn nuôi không cao, vì thế, việc hạ thấp thuế quan trong CPTPP không tạo ra nhiều tác động xuất khẩu.

Trong khi đó, thị trường trong nước lại đang bị các DN “bỏ quên”. Cụ thể, các mặt hàng như xoài Nhật Bản, thanh long Đài Loan… thường có giá cao ngất ngưởng, vẫn “cháy hàng” ở thị trường Việt Nam, trong khi Việt Nam có rất nhiều mặt hàng chất lượng cao lại mang đi xuất khẩu. Nhiều người Việt Nam có nhu cầu về hàng chất lượng cao, và rất nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu được thị trường thế giới đón nhận nhưng Việt Nam lại nhập khẩu các mặt hàng đã từng xuất khẩu.

Ngoài ra, khi CPTPP chính thức có hiệu lực các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ. Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóa chất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trang thiết bị khác…

Do đó, để có thể tận dụng được các cơ hội từ Hiệp định này, cũng như để thị trường trong nước không rơi vào tay các DN ngoại, không chỉ riêng đối với các DN thuộc ngành nông nghiệp, mà tất cả các DN thuộc lĩnh vực sản xuất, dịch vụ cần có chiến lược giành lấy thị trường nội địa. Khi nắm chắc thị trường nội địa, nâng cao sức cạnh tranh, thì việc xuất khẩu cũng sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất.

Đỗ Đạt (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.
Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

(LĐTĐ) Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân từ đâu?

(LĐTĐ) Thời gian qua, các chuyên gia và giới truyền thông tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho câu chuyện về bất cập giữa mặt bằng thu nhập chung của người dân hiện nay với giá cả... song thực tế, nó vẫn cứ diễn ra “nghịch lý”: Việc làm, thu nhập khó khăn, giá vẫn… cứ tăng!
Xem thêm
Phiên bản di động