Giữ nguyên chiến lược điều trị bệnh nhân mắc Covid-19

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường đã buộc ngành Y tế phải có những quyết sách và phương cách mới để ngăn chặn, giảm thiểu lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, ngành Y tế vẫn giữ nguyên chiến lược cho các bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại bệnh viện nhằm đảm bảo công tác kiểm soát dịch và điều trị bệnh hiệu quả.
Giải pháp đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh dịch Covid-19 Động viên y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch tại Bệnh viện Thanh Nhàn

Kiểm soát được các ca bệnh ngoài cộng đồng

Giữ nguyên chiến lược điều trị bệnh nhân mắc Covid-19
Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương Nguyễn Trung Cấp chia sẻ thông tin với phóng viên.

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát tại cộng đồng với nhiều diễn biến phức tạp ở các tỉnh thành như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội… với số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh tăng cao. Trước thực trạng đó, đã có nhiều ý kiến cho rằng, ngành Y tế Việt Nam nên thay đổi chiến lược áp dụng việc điều trị tại nhà đối với các trường hợp mắc Covid-19 nhẹ, khi nặng mới chuyển tới bệnh viện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế việc điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro trong công tác phòng, chống dịch.

Lý giải nguyên nhân Việt Nam không cho bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà như ở nước ngoài, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay: Thực tế, ở những nước có số lượng bệnh nhân quá lớn, dịch Covid-19 lưu hành rộng rãi trong cộng đồng thì sẽ áp dụng chiến lược điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà. Khi bệnh nhân mắc bệnh nặng thì mới đến bệnh viện. Còn ở Việt Nam hiện đã kiểm soát được các ca bệnh ngoài cộng đồng, số bệnh nhân chưa vượt quá khả năng điều trị nên ưu tiên chiến lược điều trị với tất cả bệnh nhân tại bệnh viện. Đa phần bệnh nhân mắc Covid-19 đều mắc bệnh nhẹ ở tuần đầu tiên, sang tuần 2 thì bệnh bắt đầu diễn biến nặng. Nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ bệnh nhân rất nặng và nguy kịch sẽ giảm.

“Nếu Việt Nam áp dụng chiến lược điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà giống nước ngoài thì sẽ vấp phải 2 vấn đề: Thứ nhất là nguy cơ bệnh nhân lây nhiễm cho người thân trong gia đình rất cao, nhất là trong gia đình sống chung 3-4 thế hệ có người già trẻ nhỏ. Nếu người già mắc bệnh nền lại nhiễm thêm SARS-CoV-2 thì rất nguy hiểm. Ngoài ra, khi tự điều trị Covid-19 tại nhà thì bệnh nhân rất khó phát hiện ra sự thay đổi bệnh lý để kiểm soát sớm, chỉ lúc nào bệnh nặng mới vào viện thì hiệu quả điều trị rất thấp”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp nói.

Xây dựng chiến lược đáp ứng 3.000 bệnh nhân điều trị tại viện

Nhận định về đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: So với các đợt dịch Covid-19 trước, đợt dịch lần này có 2 điểm khác biệt. Điểm khác biệt đầu tiên là số lượng bệnh nhân trong đợt dịch này lớn nên đã tạo ra sức ép với hệ thống điều trị. Điểm khác biệt thứ 2 là chủng vi rút SARS-CoV-2 trong đợt dịch lần này là chủng vi rút lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ nên các diễn biến lâm sàng ở người bệnh nhanh hơn những chủng khác, tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng phản ứng viêm quá mức cao hơn các đợt dịch trước ở các chủng vi rút khác. Vì thế, các biện pháp can thiệp sẽ nhiều hơn như: Lọc máu hấp phụ cytokine, tim phổi nhân tạo (ECMO),… trở thành gánh nặng lớn đối với các bác sĩ hồi sức cấp cứu trong quá trình điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19.

Giữ nguyên chiến lược điều trị bệnh nhân mắc Covid-19
Bệnh viện Dã chiến số 1 Tiên Du công bố cho bệnh nhân khỏi bệnh ra viện.

Về phương án điều trị cho ca Covid-19 khi chủng vi rút mới "lai" giữa 2 chủng SARS-CoV-2 của Anh và Ấn Độ xuất hiện tại Việt Nam, bác sĩ Cấp cho hay xét về mặt di truyền học, vi rút luôn có sự biến đổi. “Khi một người nhiễm 2 chủng vi rút khác nhau có thể dẫn đến sự tổ hợp yếu tố di truyền của cả 2 chủng cũ để tạo thành chủng vi rút mới. Tuy nhiên, về mặt lâm sàng, tôi chưa nhận thấy sự khác biệt nhiều giữa chủng vi rút biến đổi với chủng vi rút nguyên gốc lần đầu phát hiện ở Ấn Độ. Vì thế, các bác sĩ vẫn áp dụng những chiến lược điều trị cũ cho bệnh nhân”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp phân tích.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh: Các vi rút nói chung và vi rút SARS-CoV-2 nói riêng, trong quá trình lưu hành, sau nhiều lần sao chép và nhân bản có thể xuất hiện những biến đổi trong cấu trúc của gen, nghĩa là có sự thay đổi ở một hoặc một số vị trí trên bộ gen di truyền so với bộ gen ban đầu của vi rút, điều này được gọi là đột biến gen. Khi quá trình lây nhiễm tăng nhanh, quá trình vi rút sao chép và nhân bản cũng gia tăng, các đột biến gen của vi rút có cơ hội xuất hiện nhiều hơn, dẫn đến khả năng xuất hiện biến thể cao hơn.

Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện khoảng hơn 28 nghìn đột biến trên gen của vi rút SARS-CoV-2. Hầu hết các đột biến không làm thay đổi đặc tính của vi rút, nhưng có một số đột biến có thể gây ảnh hưởng đến đặc tính sinh học như làm tăng khả năng lây nhiễm, giúp vi rút có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch hay làm tăng khả năng xâm nhập vào các tế bào biểu mô đường hô hấp.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, dù các biến thể hiện nay gây lây lan nhanh, cách ly vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để giảm, cắt đứt đường lây của SARS-CoV2. Việc cách ly, giảm sự lây lan vi rút là từ đeo khẩu trang, giảm khoảng cách, cách ly kiểm dịch, cách ly y tế cho đến giãn cách xã hội. Đối với cách ly kiểm dịch (F1, F2, cách ly tập trung, cách ly ở nhà) là người khoẻ, do đó việc tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc cách ly, giữ khoảng cách giữa người với người là hết sức quan trọng; nếu nguyên tắc này không đảm bảo thì có tác dụng ngược, vì những người nguy cơ cao tiếp xúc thì dễ lây cho nhau. Đặc biệt, mỗi người dân cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi nguy cơ này. Nếu mỗi người dân đều thực hiện nghiêm quy tắc 5K: Đeo Khẩu trang - Khử khuẩn - Giữ Khoảng cách an toàn - Không tập trung - Khai báo y tế thì cho dù là biến thể nào của SARS-CoV-2 cũng khó có khả năng lây lan.

Là một trong những chuyên gia y tế tham gia công tác chi viện cho tâm dịch Bắc Ninh, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho hay, trong đợt dịch lần thứ 4 này tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 nặng lớn, tỷ lệ bệnh nhân có phản ứng viêm cao nên các bác sĩ phải áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để điều trị cho bệnh nhân. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho hay: “Riêng ở Bắc Ninh, tôi cùng các bác sĩ chú trọng nâng cao năng lực điều trị của tuyến điều trị ban đầu. Khi các bệnh viện dã chiến điều trị tốt, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh nặng sẽ giảm, Khoa Hồi sức cấp cứu ở bệnh viện tỉnh sẽ được giảm áp lực, không phải chuyển bệnh nhân về bệnh viện ở tuyến trung ương”.

Hiện, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cùng đồng nghiệp đã xây dựng chiến lược để đáp ứng 3.000 bệnh nhân Covid-19 điều trị tại viện, các đơn vị dự kiến sẽ triển khai đã đảm bảo tốt các yếu tố về hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật và con người. Tại Bắc Giang, các bác sĩ cũng đang nỗ lực mở rộng bệnh viện dã chiến cũng như đơn vị hồi sức cấp cứu. Với tình hình dịch và số bệnh nhân hiện tại thì chưa vượt quá khả năng đáp ứng của đội ngũ điều trị./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Một tiền đạo U23 Việt Nam dẫn đầu danh sách ghi bàn tại U23 châu Á 2024

Một tiền đạo U23 Việt Nam dẫn đầu danh sách ghi bàn tại U23 châu Á 2024

(LĐTĐ) Tiền đạo Bùi Vĩ Hào đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới vòng chung kết U23 châu Á 2024 sau lượt trận đầu tiên của vòng bảng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến việc thao túng cổ phiếu, công bố thông tin không đúng thời hạn,...
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến trong tháng 5/2024, sẽ cùng với Bộ Công an triển khai thí điểm chi trả các chế độ bảo hiểm tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc…
Ronaldo thắng kiện Juventus

Ronaldo thắng kiện Juventus

(LĐTĐ) Theo The Athletic, Liên đoàn Bóng đá Italy (FIGC) yêu cầu Juventus trả cho Cristiano Ronaldo 9,7 triệu euro.
Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

(LĐTĐ) Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã được Thành phố chỉ đạo đổi mới; việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ cao, chiếm 99,7%.

Tin khác

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

(LĐTĐ) Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vắc xin giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để có thể sớm tiếp nhận vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

(LĐTĐ) Chiều 26/8, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.195 ca mắc Covid-19 (giảm 151 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân nặng, phải thở ô xy tăng lên 162 ca (tăng 23 ca so với ngày trước đó) và không ghi nhận ca tử vong.
Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Công an tổ chức hội nghị về nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Công an nhân dân. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chủ trì hội nghị.
Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05… Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) trong phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, các cán bộ, nhân viên có liên quan đến công tác cấp "Hộ chiếu vắc xin" Covid-19, nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Dự kiến, đối tượng tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động