“Giữ lửa” điệu múa cổ đất Hà Thành

(LĐTĐ) Nhắc đến múa Bồng, hẳn nhiều người sẽ mường tượng ra ngay đây là một trong những điệu múa cổ nhất đất Thăng Long. Ra đời cách đây 12 thế kỷ, múa Bồng có ở nhiều nơi song không đâu múa đẹp bằng người làng Đơ Thao. Ít ai biết rằng, tại mảnh đất Đơ Thao cổ kính, điệu múa cổ được bảo tồn suốt gần nửa thế kỷ là nhờ những đóng góp quan trọng của nghệ nhân Triệu Đình Hồng (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội).
giu lua dieu mua co dat ha thanh Một số món ăn vặt đặc trưng của mùa đông đất Hà Thành
giu lua dieu mua co dat ha thanh Thạch Lam - người nghệ sĩ nặng tình của đất Hà thành
giu lua dieu mua co dat ha thanh “Phố khóa” đất Hà thành

Những chuyện chưa kể

Lần đầu tiên tôi gặp nghệ nhân Triệu Đình Hồng – một trong số ít người được coi là thành thạo và nắm được hết cái hồn cốt của múa Bồng là trong đận trải nghiệm cùng di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội do Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội tổ chức.

giu lua dieu mua co dat ha thanh
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, điệu múa Bồng vẫn được dân làng Triều Khúc gìn giữ, lưu truyền đến hôm nay

Hôm ấy, tại làng Triều Khúc, hay còn được các cao niên quan gọi với cái tên Đơ Thao, ai cũng ngạc nhiên khi người đứng lên thuyết minh, múa minh họa, giúp đỡ các thanh niên trang điểm là một... ông lão hơn 70 tuổi. Ông lão ấy trang điểm “mặt hoa, da phấn” và đắm mình trong điệu múa mềm mại, uyển chuyển và có phần lả lơi khiến không ít người xem phấn khích.

Nhắc đến điệu múa cổ, nghệ nhân Hồng kể rằng, ông biết đến múa Bồng từ khi còn là cậu bé đánh thanh la phục vụ trong các lễ hội của làng. Tất cả những cử chỉ, đường đi của tay, nhịp bước của chân, điệu bộ lả lơi trong điệu múa “Cái đĩ đánh bồng” đã được ông khắc sâu trong tâm trí từ ngày ấy và ông đã có mong ước được đắm mình trong các cặp múa bồng ở hội tế lễ của làng. Tuy nhiên do đời sống khó khăn, múa Bồng cũng phần nào bị lãng quên. Đến tận năm 1975, khi thống nhất đất nước, múa Bồng mới được làng khôi phục lại và truyền dạy cho con cháu.

giu lua dieu mua co dat ha thanh

Thế rồi, trong một dịp ra đình xem, Hồng đã được cụ Bùi Văn Tốt, người nắm giữ những kỹ thuật múa nhìn trúng. Cụ Tốt đã đích thân truyền dạy điệu múa cho Hồng. Sẵn đam mê, chàng thanh niên Hồng nhanh chóng nắm bắt được những kỹ thuật của điệu múa. Chỉ một thời gian sau Hồng trở thành đội trưởng của đội múa.

Theo lời nghệ nhân Triệu Đình Hồng, cái hay, cái lạ của múa trống bồng là trai giả gái để múa. Khi hóa trang, các chàng trai phải mặc váy đụp, chít khăn mỏ quạ, tô son, điểm phấn như phụ nữ. Các động tác mềm mại, cánh tay vừa đánh trống, vừa phải múa rất dẻo. Mỗi động tác phải nhịp nhàng với từng bước di chuyển, lắc thân. Trong lúc múa, còn phải “liếc ngang, liếc dọc”. Bởi thế, dân gian còn có câu “lẳng lơ như đĩ đánh bồng”. Những động tác “lẳng lơ” ấy đem lại tiếng cười sảng khoái vui vẻ cho người xem.

Giải thích thêm về tên gọi đặc biệt của điệu múa, nghệ nhân Triệu Đình Hồng cho biết, từ “đĩ” ở đây không như cách hiểu thông tục mà là gái. Trong đội múa, các “đĩ” đều là nam giới đóng giả nữ, mặc áo váy, chít khăn mỏ quạ và đeo chiếc trống bồng trước ngực. Từng cặp “đĩ” nhảy múa và lả lướt tạo dáng theo nhịp trống. Trong múa bồng, điều đặc biệt chính là khuôn mặt các “đĩ” lúc nào cũng phải thể hiện được niềm vui. Động tác nổi bật nhất của điệu múa là khi hai “đĩ” tựa lưng vào nhau, lả lướt đầy vẻ hạnh phúc.

Lưu giữ điệu múa truyền thống

Theo tìm hiểu, điệu múa “Cái đĩ đánh bồng” có nguồn gốc từ truyền thuyết về Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng sau khi thắng giặc Đường ở thành Tống Bình (làng Triều Khúc bây giờ), ông chọn nơi đây làm đại bản doanh để quân nghỉ ngơi, dưỡng sức và tập luyện. Trong quân ngũ không có phụ nữ nên một số binh lính giả trai thành gái để múa nhằm khích lệ tinh thần binh sĩ.

Điệu múa ra đời từ đó và có truyền thống hơn 12 thế kỷ. Và điệu múa Bồng đã trở thành một tiết mục diễn xướng trong những hình thức nghệ thuật dân gian được lưu truyền và có những bản sắc riêng.

Không giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, điệu múa này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc tế lễ Thánh làng Triều Khúc (mỗi năm hai lần là tháng Giêng và tháng Tám Âm lịch). Vì là điệu múa phục vụ trong việc tế lễ nên rất cầu kì, từ việc lựa chọn những người tham gia múa đó nhất định phải là nam giới đến trang phục biểu diễn.

Khi lễ rước kiệu bắt đầu, đội múa bồng mặc váy yếm đào, trang điểm khăn mỏ quạ y như những người con gái thôn quê. Phía trước bụng mỗi người đeo một cái trống dài gọi là trống bồng. Lúc biểu diễn, nam diễn viên vừa dùng hai tay đánh trống “bung bung” vào hai bên trống và nhảy múa uốn éo, lẳng lơ, mắt lúc nào cũng phải liếc ngang, liếc dọc, ve vãn những thanh niên rước kiệu.

Trở lại với câu chuyện “giữ lửa” điệu múa cổ, nghệ nhân Triệu Đình Hồng cho biết, khoảng năm 2010 ông đã đề nghị UBND xã Tân Triều, đề nghị Trường THCS Tân Triều đưa điệu múa bồng vào giảng dạy trong nhà trường. Nghệ nhân tình nguyện truyền dạy mà không lấy tiền công.

Điểm khó khăn nhất trong quãng thời gian đầu truyền dạy điệu múa là khi lên lớp, các cháu học sinh đều ngại không muốn tham gia. Để xóa tan sự rụt rè, nghệ nhân Triệu Đình Hồng phải giải thích, động viên mãi, các em học sinh nam mới mạnh dạn múa thử theo ông. Cứ thế, nhiều ngày trôi qua, nhiều em bắt đầu thấy yêu thích điệu múa cổ. Và càng bất ngờ hơn, chỉ ít năm sau, Trường THCS Tân Triều đã có một đội múa trống bồng. Tiết mục của các em đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi văn nghệ của ngành giáo dục.

Ngoài công tác trực tiếp đào tạo những người “giữ lửa” kế cận, để tạo “hậu phương” cho các em nghệ nhân Hồng còn tích cực đến các gia đình vận động người dân cho con em tham gia đội múa. Khi mọi người hiểu ra những giá trị di sản, hiểu ra việc cần tiếp nối truyền thống của quê hương, cũng là khi đội múa trống bồng lớn mạnh hơn. Múa trống bồng là điệu múa nghi lễ, nhưng để quảng bá, ông Hồng cùng các cụ cao niên thống nhất xin thánh cho phép được đi biểu diễn ở các nơi.

Với cách làm ấy, nghệ nhân Triệu Đình Hồng đã thành công trong “ươm mầm” những thế hệ múa trống bồng kế cận. Bây giờ, dù tuổi tác đã cao, chân chậm, mắt mờ nhưng người nghệ nhân già vẫn chăm chỉ ra đình dạy các thế hệ học trò trong làng, uốn nắn cho các em từng động tác một.

Có nhà văn hóa đã từng ví von với tôi rằng, nếu ví tinh hoa văn hóa từng vùng đất giống như những dòng chảy nhỏ, sự quần tụ, hợp thành không làm mất đi bản sắc riêng biệt mà còn tạo điều kiện cho nó phát triển, cùng hòa quyện, lan tỏa trong một dòng chảy chung. Múa Bồng chắc hẳn cũng vậy. Những tinh hoa của điệu múa cổ hẳn âm ỉ và cùng chảy trong một mạch nguồn chung tạo nên nét tinh hoa của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Và sẽ thật thiếu nếu không nhắc đến công lao giữ lửa của nghệ nhân Triệu Đình Hồng - người được ví như viên ngọc quý âm ỉ cháy, tỏa sáng nuôi giữ điệu múa. Người luôn âm thầm lặng lẽ đem tài năng và tâm huyết cống hiến cho quê hương mà không màng danh lợi để điệu múa “đĩ đánh bồng” trở thành niềm tự hào của Triều Khúc đất Thăng Long.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Quán triệt tinh thần "từ sớm, từ xa" trong xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024 trên tinh thần "từ sớm, từ xa", giải quyết dứt điểm những vấn đề còn ý kiến khác nhau, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trước khi trình lên cấp thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.
Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

Hết thời lo giữ tiền lẻ để gửi xe

(LĐTĐ) Nhiều năm trước, Hà Nội đã sớm “ấp ủ” các kế hoạch thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt, nhưng thời điểm đó, dịch vụ và cả công nghệ thanh toán vẫn còn nghèo nàn, chưa tiện dụng. Nay mọi thứ đã thay đổi khi công nghệ thanh toán không tiền mặt đã phát triển vượt bậc với nhiều tiện ích và đa đạng hơn và đây là thời điểm thích hợp để tái khởi động các dự án thu phí không dùng tiền mặt với những đòi hỏi cao hơn, thiết thực hơn.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong học đường

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông cho người tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh, huyện Thanh Trì đã tăng cường tuyên truyền pháp luật giao thông đến các trường học trên địa bàn huyện.
Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

Hà Nội dự tính đầu tư cải tạo, xây mới 38 chợ trong giai đoạn 2024-2025

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, giai đoạn 2024-2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây mới 17 chợ (năm 2024 đầu tư xây dựng hoàn thành 5 chợ; năm 2025 hoàn thành 12 chợ), đồng thời, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 21 chợ.
Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực hồ Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Là quận trung tâm của Thủ đô, quận Hoàn Kiếm luôn là một trong những điểm đến thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Để đảm bảo an toàn cho nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, du lịch, Công an quận Hoàn Kiếm triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông... tạo thuận lợi nhất cho người dân.
Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

Quận Hoàn Kiếm: Thí điểm tổ chức 16 điểm trông xe thu phí không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, hạn chế sử dụng tiền mặt, đồng thời minh bạch trong công tác thu giá dịch vụ trông giữ xe tại các vị trí do Sở Giao thông vận tải cấp phép, từ 16/4 Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã cho phép triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 16 điểm đỗ trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động