Gần 100 triệu người Việt Nam sẽ được mua đường giá rẻ?

(LĐTĐ) Từ nhiều thập kỷ nay, ngành mía đường Việt Nam phải đối mặt trực diện với sự cạnh tranh bất bình đẳng của Thái Lan dưới nhiều hình thức trợ cấp, trợ giá, bảo hộ… với quy mô lớn. Trong khi đó, ngày 01/01/2020 Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức được thực thi khiến không chỉ ngành mía đường Việt Nam, mà hơn 2 triệu lao động, nông dân sống bằng nghề trồng mía rơi vào cảnh bấp bênh khi phải đối diện với sự cạnh tranh thiếu bình đẳng…
gan 100 trieu nguoi viet nam se duoc mua duong gia re Tác dụng bất ngờ của nước mía trong điều trị bệnh dạ dày mãn tính
gan 100 trieu nguoi viet nam se duoc mua duong gia re Cả công nhân lẫn nông dân đều thiệt?

Mía đường trong nước đã vượt khó thành công…

Ông Đặng Việt Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP mía đường Sơn La cho biết, gian lận thương mại, đường lậu từ Thái Lan đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam trong thời gian dài và nghiêm trọng hơn, trong hai năm vừa qua việc buôn lậu gian lận thương mại, buôn lậu quy mô lớn, trắng trợn, công khai đã khiến cho một phần ba các nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ và nông dân chưa biết trồng cây gì thay thế.

gan 100 trieu nguoi viet nam se duoc mua duong gia re
Nhà máy sản xuất được đầu tư công nghệ hiện đại, tiệm cận với các nhà máy sản xuất của cac nước trên thế giới...

Hội nhập trong hoàn cảnh cạnh tranh bất bình đẳng và gian lận thương mại từ Thái Lan vào thời điểm này sẽ đẩy nông dân và các nhà máy vào “tử địa”. Các hộ nông dân trồng mía, doanh nghiệp chế biến đường chắc chắn sẽ chịu tổn hại to lớn, thậm chí ngành mía đường Việt Nam đứng trước nguy cơ bị "xoá sổ".

Thị trường của gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào đường nhập khẩu từ Thái Lan. Câu hỏi đặt ra là, nếu Thái Lan khống chế được thị trường đường Việt Nam thì người tiêu dùng và khách hàng chế biến công nghiệp sẽ phải mua đường với giá đắt đỏ hay giá rẻ?

Trong khi đó, ngành mía đường Việt Nam thực chất đã vươn lên đạt năng lực sản xuất tiệm cận thế giới, mặc dù thiên nhiên không hề ưu đãi cho ngành này. Xuất phát điểm khó khăn và hoàn cảnh bất khả thi về cơ giới hoá, công nghiệp hoá toàn diện là thế nhưng năng suất mía của người nông dân Việt Nam đạt bình quân 65 tấn/ha so với 68-70 tấn/ha của Thái Lan là rất đáng ghi nhận và khen ngợi. Cây mía trở thành một cây trồng xoá đói giảm nghèo tại nhiều địa phương đặc biệt khó khăn, thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, chỉ trông chờ vào “nước trời”.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, 10 năm qua ngành mía đường đã đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng để cải tiến máy móc công nghệ nhằm đón đầu hội nhập. Đến nay, hầu hết các nhà máy đường trong nước đều có nền tảng công nghệ, kỹ thuật tự động và đạt tầm quốc tế.

Nói ngành mía đường Việt Nam yếu kém, nhưng trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, giá đường của chúng ta cạnh tranh hơn tất cả các quốc gia, trừ Thái Lan. Và nhìn rộng ra tầm thế giới, chúng ta cũng chỉ thua các cường quốc về mía đường như Brazil do họ có quá nhiều điều kiện tự nhiên ưu đãi.

Tại sao lại để “chết tức tưởi”?

Trong bối cảnh như vậy, nếu thực hiện loại bỏ hạn ngạch thuế quan để thực thi ATIGA, đồng nghĩa với việc ngành mía đường Việt Nam phải đối mặt trực diện với sự cạnh tranh bất bình đẳng của Thái Lan. Ngành mía đường nước ta đang chịu nhiều sức ép từ tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; cạnh tranh quyết liệt của cây trồng khác; tình trạng khan hiếm và thiếu lao động trong nông nghiệp; tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường ngày càng gia tăng… thì việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA theo lộ trình từ 01/01/2020 chắc chắn sẽ càng tạo ra những áp lực lớn đối với ngành mía đường. Các hộ nông dân trồng mía, doanh nghiệp chế biến đường chắc chắn sẽ chịu tổn hại to lớn.

Trước năm 90, Việt Nam phải nhập khẩu cả tỷ USD để phục vụ cho tiêu dùng. Nhưng khi có 44 nhà máy với hơn một triệu tấn đường theo chương trình của Chính phủ đã đáp ứng nhu cầu cho xã hội, không phải nhập khẩu, nhập siêu, tiết kiệm được tiền cho Nhà nước. Bên cạnh đó, ngành mía đường đưa cây mía vào vùng sâu vùng xa, biên giới, không đường giao thông, mở đường cho nông dân trồng mía; đảm bảo giá mía đảm bảo cuộc sống cho nông dân.

Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế là phù hợp, là xu thế tất yếu. Tuy nhiên tiến trình hội nhập cần bảo đảm thực hiện có hiệu quả, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường cạnh tranh công bằng và minh bạch cho các doanh nghiệp. Rõ ràng, ngành mía đường đã vượt khó thành công, vậy tại sao lại đứng trước nguy cơ “chết tức tưởi”?

gan 100 trieu nguoi viet nam se duoc mua duong gia re
Mía đường từng là cây "thoát nghèo" của người nông dân, được trồng nhiều tại các vùng đồi núi có địa hình khó khăn.

Ông Thạch Phước Bình – Phó Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện tỉnh Trà Vinh có khoảng 4.500 - 5.000ha diện tích đất trồng mía đường. Thời gian qua, đời sống của người dân và công ty mía đường phát triển rất tốt và là một trong ngành mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, gần đây giá mía giảm sâu khiến đời sống bà con vô cùng khó khăn. Từ 4.500ha giảm xuống còn 3.500ha, điều này khiến nguyên liệu cung cấp cho nhà máy trên địa bàn tỉnh giảm nên phải nhập của các nơi khác.

Hiện chi phí đầu tư của bà con với mỗi 1.000m2 gồm chi phí chăm sóc, phân bón khoảng 7 triệu đồng nhưng với giá bán 800 đồng thì chỉ được khoảng 3-4 triệu nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống. Hiện bà con nông dân nợ ngân hàng rất nhiều, nhiều hộ phải cầm cố đất đai. Thậm chí có tình trạng người dân đã bỏ mặc mía đường vì càng đầu tư càng lỗ. Nhiều hộ dân chuyển sang trồng cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản, nhưng việc này không hề đơn giản…

Đừng để rơi vào “bẫy hội nhập” rồi mới bàn

TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế cho rằng, chúng ta thường để rơi vào bẫy rồi mới làm, mới bàn để tìm giải pháp. Ngành mía đường cũng tương tự, chỉ còn 6 tháng nữa mới lôi ra mổ xẻ, liệu còn kịp? Mía đường là ngành quan trọng, không chỉ với nông nghiệp, nông dân.

“Chúng ta nói Thái Lan có bảo hộ vậy thì sao Việt Nam không làm? Chúng ta cũng áp dụng được những biện pháp không thua kém nước ngoài. Chúng ta đưa ra những giải pháp bảo hộ cần thiết phù hợp và khả thi. Nếu chúng ta không làm được điều đó là lỗi của ngành Công Thương. Về vấn đề buôn lậu, nếu Quốc hội họ không ra được luật đó là lỗi của Quốc hội.

Chúng ta phải có luật xử trách nhiệm cá nhân trong buôn lậu. Đồng thời, phải quy hoạch ổn định ngành mía đường tương đương với quy hoạch an ninh lúa gạo, ngăn chặn tự phát gắn với chính sách, chuỗi công nghiệp chế biến. Cần phải thực hiện hỗ trợ cho ngành mía tất cả các khía cạnh từ giống, tiêu dùng, xuất khẩu… Ngoài ra, chúng ta phải mở rộng hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác trong nước để tái cơ cấu ngành mía đường. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các sản phẩm từ mía đường, đặc biệt là về sản phẩm năng lượng”, TS. Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch HĐQT nhà máy đường Sơn La Đặng Việt Anh, vấn đề đặt ra là các cơ quan chức năng nhất thiết phải tính toán, phân tích một cách đầy đủ, sâu sắc hệ lụy của việc thực hiện Hiệp định ATIGA đến lợi ích của quốc gia, người nông dân, đồng bào trồng mía, công nhân lao động và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Việt Nam cần xác định một lộ trình thực hiện cam kết ATIGA phù hợp, dựa trên các nguyên tắc công bằng, minh bạch, đảm bảo hài hoà lợi ích hợp pháp của quốc gia, các bên liên quan và ổn định an ninh, kinh tế, chính trị tại các địa phương.

"Cụ thể, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn này, các cơ quan chức năng xem xét tạo điều kiện 05 năm cho các nhà máy đường Việt Nam cùng nông dân khôi phục lại vùng nguyên liệu, ổn định sản xuất và an sinh xã hội địa phương, tái cân bằng vị thế với Thái Lan. Lộ trình sau 05 năm nữa sẽ thực thi ATIGA trên cơ sở tái đàm phán với Thái Lan về hạn ngạch và mức thuế nhập khẩu 20-25% như các nước Indonesia và Philipines đã làm (hiện nay cả Indonesia và Philippines đã thực thi ATIGA nhưng đều khống chế hạn ngạch và thuế suất nhập khẩu 5% và 10%). Do vậy 05 năm là khoảng thời gian để khôi phục cây mía, đảm bảo sinh kế cho nông dân đồng thời đánh giá tác động toàn diện của ATIGA cũng như tính toán mức thuế và hạn ngạch khi thực thi ATIGA", ông Đặng Việt Anh nêu quan điểm.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

(LĐTĐ) Chiều 29/3, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI xem xét, quyết nghị nội dung về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.

Tin khác

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động