Đừng để “Tôn sư, trọng đạo” mai một!

- Chưa bao giờ tớ thấy “nẫu lòng” như bây giờ! - Có chuyện gì đấy bác? Chẳng nhẽ, nhà bác lại “ông chẳng, bà chuộc” à?
dung de ton su trong dao mai mot Thấy thế thật
dung de ton su trong dao mai mot Hậu xét!!!
dung de ton su trong dao mai mot Được thế thì còn gì bằng!

- Chú chỉ được cái tếu táo. Tớ “nẫu lòng” vì chuyện “Tồn tại hay không tồn tại của Hội Phụ huynh học sinh” (HPH) đang làm “sôi động” dư luận kia. Mà không phải chỉ riêng chuyện này. Tớ buồn vì một truyền thống tốt đẹp hình như đang bị mai một…

- Truyền thống gì vậy bác? Theo em, đã là truyền thống thì khó mất đi được lắm!

- Đáng lý phải như vậy! Nhưng từ chuyện lạm thu, từ chuyện HPH...dưới con mắt của nhiều người, nhà giáo không còn được tôn trọng như nó phải đáng có! Truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” không phải đang bị mai một đấy sao?

- Bác nói thế là thế nào? Với em, vẫn cứ là “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thày đố mày làm nên”, “Thày cũng như cha”…Muôn đời không thể khác!

- Thì hẳn! Nhưng mới đây thôi, chuyện nhà trường ngậm ngùi trả lại nửa tỷ đồng cho phụ huynh vì lạm thu; chuyện giáo viên “giả” chữ ký trong bản vận động cha mẹ học sinh đóng tiền “tự nguyện”; hàng chục nhân sự chủ chốt là con, cháu hiệu trưởng; rồi chuyện phụ huynh đòi quà giáo viên trong dịp lễ, tết...

- Ôi! Em tưởng chuyện gì chứ cũng thường thôi. Nhà giáo có phải là thánh nhân đâu. Với lại cũng là “con sâu làm dầu nồi canh” thôi mà…

- Thế là chú biết một mà không biết hai. Chú thử lên “diễn đàn” có nên duy trì HPH không, thì biết!

- Có gì bác nói rõ xem?

- Thì đấy, hầu hết phụ huynh học sinh đều cho rằng không nên duy trì cái hội này. Có người còn thẳng thừng: “Tôi đã từng làm chi hội trưởng phụ huynh học sinh từ mẫu giáo đến cấp 1,2 cho các con, theo tôi không nên tồn tại cái hội này, xin nói thẳng HPH chỉ mang tính hình thức và hợp thức hóa ý chí của lãnh đạo nhà trường…”

- Theo em, nếu chỉ thế thôi thì lỗi đâu ở chỉ ở nhà giáo mà phải là ở cái anh hội hè kia chứ!

- Chú lại tếu táo rồi. Nếu thấy có vấn đề thu chi không ổn, nhà giáo phải lên tiếng, nhà giáo phải “tuýt còi” chứ. Vậy mới có người đặt vấn đề, nhà giáo, hãy đặt vị trí của mình là người có con em phải lo toan rất nhiều khoản bất hợp lý từ đầu năm và trong suốt năm học, họ sẽ thấy sự bức xúc như thế nào?

- Ừ, cũng phải! Em thấy, có lẽ hơn chục năm nay, cứ đến năm học mới lại “ồn ã” khoản đóng góp…Mà hình như năm nào bác cũng lên tiếng về chuyện này…

- Thì đấy! Đáng ra, các nhà trường phải nhận ra từ lâu rồi mới phải. Không những thế, năm nào cũng có công văn, quy định của Bộ, của Sở về chuyện này nhưng có ai thực hiện đâu, để đến lúc “giọt nước” tràn ly mới giật mình. Bây giờ, hình ảnh, uy tín của nhà giáo chẳng phải đã bị hoen ố ít nhiều. Mà như thế còn đâu để người ta “Tôn sư, trọng đạo” nữa. Tớ biết, chuyện “tồn tại hay không tồn tại của HPH” trước sau sẽ rõ nhưng để lấy lại được sự tôn trọng của mọi người đối với cái nghề cao quý này không phải một sớm, một chiều.

- Bác nói thế, em cũng thấy lo lo. Không lẽ chúng ta lại để mất đi một truyền thống quý báu ông cha ta đã gây dựng cả ngàn năm ư?

- Chú lo cũng phải nhưng đừng vội bi quan. Theo ý tớ, mọi sự chưa đến nỗi bi đát thế đâu. Tớ biết, đa phần các nhà giáo, phần thưởng lớn nhất đối với họ là sự trưởng thành của học trò, lòng biết ơn của học trò, phụ huynh và xã hội…

- Vậy theo bác, bây giờ chúng ta phải làm gì bây giờ?

- Đơn giản thôi, hãy để cho các thầy cô chuyên tâm vào chuyện dạy chữ, dạy người cho con em…là được!

- Bác nói thế nào ấy, đã bao giờ có ai cấm chuyện ấy đâu?

- Thì hẳn! Nhưng chuyên thế nào được khi các thầy cô vẫn phải đau đáu về “cơm áo, gạo tiền” lại còn phải lo sao cho cơ sở dạy học phải khang trang, thiết bị dạy học phải đầy đủ, hiện đại…Trường học thời “thị trường” cũng đang cạnh trạnh quyết liệt. Không thế sao có chuyện “lạm thu”, không thế sao có chuyện “dạy thêm, học nếm”…

- Đúng là “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” bác nhỉ. Để xảy ra tình trạng giáo dục “ồn ào”, hình ảnh người thày không được như trước, nguy cơ truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” bị mai một…phải tính đến trách nhiệm ở thượng tầng, ở chính Bộ Giaó dục và Đào tạo…bác nhẩy?

- Chú lại “đao to, búa lớn” rồi, nhưng mà đúng. Hoan hô chú!

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tin khác

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
Luật hóa khu công nghiệp

Luật hóa khu công nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, đề xuất 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp và khu kinh tế trên phạm vi cả nước. Đây là lộ trình nhằm xây dựng luật riêng để thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hồi sinh những dòng sông

Hồi sinh những dòng sông

(LĐTĐ) Hà Nội vốn nổi tiếng với hệ thống ao, hồ dày đặc, và cũng “nên thơ” bởi những dòng sông. Ngoài sông Hồng (gọi hệ thống sông lớn), còn có các sông Nhuệ, Kim Ngưu, Tô Lịch... chảy uốn lượn quanh Thành phố.
Chuyện xây trường, mở lớp

Chuyện xây trường, mở lớp

(LĐTĐ) Hà Nội chuẩn bị bước sang những tháng hè, không khí bắt đầu nóng dần lên, song nếu so với không khí tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 hệ thống công lập vẫn chưa thấm vào đâu. “Nóng” tuyển sinh đầu cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã kéo dài cả thập kỷ qua, xét cho cùng một phần cũng bởi quy mô dân số tăng quá nhanh, “tốc độ” xây mới trường chậm, thậm chí nhiều nơi không chuyển động.
Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

(LĐTĐ) Hiện nay các trường đại học, học viện, cao đẳng được thành lập nhiều, các trường cũng được mở thêm nhiều khoa, ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cải thiện nguồn thu. Tuy nhiên, những trường chuyên về đào đạo (kỹ sư, lao động chất lượng cao….) thiên về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chất bán dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là một trong những “điểm nghẽn” cần phải “khai thông” sớm, nếu chúng ta muốn đi tắt, đón đầu trong cuộc đua tăng tốc kinh tế thời 4.0.
Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Vì sao chưa thống nhất?

Vì sao chưa thống nhất?

(LĐTĐ) Theo cơ cấu hiện hành, đối với các ban (cơ quan Đảng), ủy ban (Quốc hội), bộ (cơ quan thuộc Chính phủ) được chia thành các vụ chuyên môn. Đồng thời, nhiều bộ còn có cấp tổng cục, ủy ban. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ quan cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ), nhưng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục. Người đứng đầu cấp vụ vẫn mang “hàm” vụ trưởng.
Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua mục đích nhằm sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, gỡ nút thắt “xung đột” liên quan đến đất đai, một trong những vấn đề nóng nhất thời gian vừa qua. Còn về phía người dân kỳ vọng, việc thông qua Luật này sẽ giúp họ không còn chạy ngược, chạy xuôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

(LĐTĐ) Chúng ta đã đón Tết cổ truyền trong không khí chan hòa của mùa xuân mới. Thời tiết đẹp, nhà nhà, người người ai cũng cảm nhận được Tết đoàn viên, dự cảm về một năm mới tốt lành.
“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023, Hà Nội - Việt Nam trở thành một trong những “tâm điểm”của truyền thông thế giới khi chứng kiến hàng loạt chuyến thăm cấp Nhà nước của nhiều nguyên thủ quốc gia; chính khách, tổ chức và lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đồng thời, năm 2023 cũng là năm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước công du nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo một số quốc gia, dự nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động