Đừng coi thường khi trẻ em tăng huyết áp!

Theo TS.BS Nguyễn Thu Hương, Trưởng Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, không chỉ người trưởng thành mới mắc bệnh tăng huyết áp mà trẻ em cũng có thể mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
dung coi thuong khi tre em tang huyet ap Đột quỵ rình rập người thường xuyên bị tăng huyết áp
dung coi thuong khi tre em tang huyet ap Ăn muối gấp đôi khuyến cáo, người Việt có nguy cơ mắc những loại bệnh nào?
dung coi thuong khi tre em tang huyet ap Kiểm soát huyết áp – Giải pháp ngăn ngừa đột quỵ

Khác với người lớn bị tăng huyết áp thường không rõ nguyên nhân, thì trẻ em, 95% số ca mắc là có nguyên nhân. Đáng lo ngại, việc chẩn đoán và điều trị bệnh tăng huyết áp cho trẻ em lại khó hơn người lớn và dễ bị bỏ sót.

Đơn cử như trường hợp của bé Linh Chi (7 tuổi, ở Cầu giấy, Hà Nội), từ nhỏ cháu bé đã mắc chứng suy thận mãn, dẫn tới tăng huyết áp. Tiền sử bệnh, khi mới sinh ra bệnh nhi sinh thiếu tháng, thiếu máu khi sinh và còn thiệt thòi khi bị khuyết tật về nghe và nói.

Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ Hương cho biết, bệnh lý của bé Linh Chi là một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến tăng huyết áp ở trẻ. Không chỉ riêng trường hợp này, bệnh viện đã từng tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhi chỉ mới vài tháng tuổi đã bị tăng huyết áp do các bệnh lý về tim mạch, thận bẩm sinh.

dung coi thuong khi tre em tang huyet ap
Trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

Khác với người lớn, trong số những trẻ em bị tăng huyết áp thì 95% có nguyên nhân, 5% không rõ nguyên nhân. Điển hình như trường hợp bệnh nhi Nguyễn Hồ Hoàng (7 tuổi, ở Hà Nội), nhập viện do bị lồng ruột, nhưng khi điều trị khỏi, bác sĩ phát hiện cháu bé bị tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, phải đeo máy đo 24/24 để theo dõi. Mẹ bệnh nhi cho biết, ông bà của cháu bé có tiền sử bị tăng huyết áp, tuy nhiên, gia đình không hề nghĩ con gái mình mới 7 tuổi đã mắc phải bệnh này.

Theo bác sĩ Hương phân tích, về nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ, 90% là nguyên nhân các bệnh lý từ thận như: Suy thận mãn tính giai đoạn cuối, lupus ban đỏ có tổn thương ở thận viêm cầu thận, loạn sản thận bẩm sinh, bệnh lý thận trào ngược, tổn thương thận sau xạ trị; Bệnh lý về thần kinh: tăng áp lực nội sọ, xuất huyết nội sọ, tổn thương não tồn dư; Bệnh lý về nội tiết: cường giáp, u tủy thượng thận…Cũng tại Khoa Thận – lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương đã từng điều trị cho những bệnh nhân chỉ mới vài tháng tuổi đã mắc tăng huyết áp do bệnh lý hẹp động mạch thận bẩm sinh rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc như: Corticoid, Prednison… trong quá trình điều trị hội chứng thận hư cũng gây ra bệnh tăng huyết áp ở trẻ. “Bởi vậy, ở một số bệnh, khi điều trị được nguyên nhân gây biểu hiện tăng huyết áp (như hẹp động mạch thận, viêm cầu thận cấp…), thì huyết áp sẽ giảm, từ đó giảm các biến chứng do tăng huyết áp gây ra. Tuy nhiên, không phải bệnh nào về thận cũng có thể điều trị được dứt điểm trong thời gian ngắn. Do đó, nhiều bệnh nhi vừa phải dùng thuốc Prednision kéo dài gây tăng huyết áp để điều trị bệnh chính, vừa phải dùng thuốc hạ huyết áp.

Ngoài nguyên nhân về bệnh lý, tình trạng thừa cân béo phì đang gia tăng cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp ở trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia y tế, hiện nay số lượng trẻ em mắc bệnh tăng huyết áp nguyên nhân có chiều hướng gia tăng do lối sống, các sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Trẻ em hiện nay thích ăn đồ ăn nhanh, ăn vặt, uống nhiều nước ngọt…lại lười vận động cũng khiến trẻ dễ bị tăng huyết áp hơn. Theo các bác sĩ phân tích, trẻ béo phì dẫn đến đề kháng insulin, thay đổi hoạt động mạch máu, tăng hoạt hóa hệ giao cảm…khiến cơ thể tích tụ muối và gây tăng huyết áp. Ngoài ra, việc học hành căng thẳng, mất ngủ, áp lực học tập khiến trẻ bị stress, dậy thì sớm…cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc phải bệnh tăng huyết áp.

Theo bác sĩ Hương, nếu muốn có chỉ số huyết áp chuẩn, phải cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo và phải đo nhiều lần. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường không phối hợp nên khó đo huyết áp. Hơn nữa, huyết áp ở trẻ phụ thuộc vào chiều cao, độ tuổi và giới tính nên bác sĩ phải căn cứ vào bảng tham chiếu mới cho ra kết luận chính xác được. Đó là một số lý do, khiến một số bệnh nhi bị tăng huyết áp thường bị bỏ sót.

Trong khi đó, nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe và tương lai của trẻ. Bởi vậy, bác sĩ Hương khuyến cáo để phòng bệnh tăng huyết áp ở trẻ, cha mẹ cần tập cho con thói quen ăn nhạt, ăn tăng cường trái cây và rau xanh, tuyệt đối không để trẻ xem ti vi, điện thoại nhiều giờ liên tục.

Đặc biệt, với những trẻ dưới 3 tuổi trong những trường hợp sau cần được kiểm tra huyết áp định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ như: trẻ đẻ non, cân nặng thấp khi sinh, bệnh tim bẩm sinh, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, trẻ có bất thường ở hệ thống thận tiết niệu, gia đình có tiền sử bệnh thận bẩm sinh; trẻ bị bệnh ác tính mà các bác sĩ chỉ định phải dùng thuốc ức chế miễn dịch, những thuốc có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp, có biểu hiện tăng áp lực nội sọ… “Ngoài ra, huyết áp của trẻ em thay đổi theo tuổi và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Do đó, khi các bậc phụ huynh thấy trẻ có những triệu chứng của tăng huyết áp như: đỏ mặt, nhức đầu, nôn ói, co giật, hoặc nằm trong nhóm béo phì, dậy thì sớm, rối loạn giấc ngủ… thì cần đưa trẻ đi khám sớm, theo dõi huyết áp để tránh bỏ sót bệnh”, bác sĩ Hương cho biết thêm.

Nguyễn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.
Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.

Tin khác

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

(LĐTĐ) Việt Nam đã có Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, song do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ khiến thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) vẫn được lưu hành và bày bán công khai. Đáng nói, loại thuốc lá thế hệ mới lại đang “hút hồn” giới trẻ, trong khi mức độ “nguy hiểm” ra sao chỉ mới dừng lại cấp độ cảnh báo chứ chưa có số liệu cụ thể về độ độc hại.
Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

(LĐTĐ) Phát hiện có sự tấn công vào trang web là do ghi nhận bất thường khi lượt truy cập cao hơn rất nhiều so với bình thường - khoảng 5 triệu lượt.
Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đầu năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm A(H5N1).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.
Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

(LĐTĐ) Hiện tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam tốc độ giảm chậm trong khi kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống còn thấp, bởi vậy, căn bệnh nguy hiểm này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, thì việc sàng lọc lao chủ động ở những nhóm nguy cơ cao và kiểm soát lao gắn với y tế cơ sở đang được kỳ vọng trở thành đột phá trong việc điều trị và quản lý bệnh lao trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động