Đừng bỏ qua chợ truyền thống

Vài năm trở lại đây, hàng Việt Nam đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt chỉ chú trọng đầu tư phát triển vào kênh bán lẻ tại hệ thống siêu thị, mà đang bỏ quên thị trường là chợ truyền thống. 
dung bo qua cho truyen thong Nỗi lo thiếu chợ truyền thống
dung bo qua cho truyen thong Chợ truyền thống và nỗi lo nâng cấp: Tất cả cùng vào cuộc

Không mặn mà với chợ truyền thống…

Sau 7 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, theo số liệu đưa ra từ đại diện Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích và các chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản…tỷ trọng hàng Việt Nam đã tăng lên 80 - 90% (tính cả mặt hàng liên doanh).

dung bo qua cho truyen thong
Các doanh nghiệp hiện chỉ chú trọng kinh doanh trong hệ thống siêu thị và “bỏ quên” kênh bán lẻ chợ truyền thống.

Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy, các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, phân phối đã thực hiện rất tốt sự chỉ đạo từ Bộ Công Thương khi thực hiện chương trình kết nối hàng Việt Nam vào chuỗi hệ thống các siêu thị lớn. Và thực tế, hàng do Việt Nam sản xuất đã rất phong phú về chất lượng và kiểu dáng được người tiêu dùng đánh giá cao.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Đặng Đình Tiền, hiện tại, một kênh phân phối đang chiếm ưu thế tại thị trường Việt Nam là chợ truyền thống lại đang bị các doanh nghiệp, các nhà sản xuất “bỏ quên” hoặc chỉ xuất hiện với một số lượng rất nhỏ.

Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, việc hàng Việt Nam chưa xuất hiện nhiều ở các chợ truyền thống, một phần là do doanh nghiệp Việt đang “chê” thị trường này, mặt khác họ sợ mất thương hiệu, sợ thương hiệu của họ trở thành hàng “chợ”.

Do đó, họ ép nhà kinh doanh phải nhập số lượng lớn, bày bán nhiều và quầy hàng khang trang…Với việc doanh nghiệp kén kênh bán hàng, dẫn đến việc các hệ thống nâng giá chiết khấu, giá lót tay, vô hình chung dẫn đến việc chính các nhà sản xuất, nhà phân phối hại lẫn nhau.

Dạo qua một số chợ truyền thống nổi tiếng như Đồng Xuân, Long Biên, hay vài chợ truyền thống nhỏ lẻ khác, có thể dễ dàng nhận thấy từ những hàng nông sản thông thường như: Củ tỏi, củ hành, bắp cải, cho đến những mặt hàng may mặc, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em…đều tràn ngập hàng nước ngoài, trong đó chủ yếu là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Nhiều người đặt câu hỏi, hàng Việt Nam nằm ở đâu trong các khu chợ truyền thống này?.

“Có thể khẳng định nhiều mặt hàng, nhiều sản phẩm thương hiệu của Việt Nam hiện nay có chất lượng rất tốt và an toàn. Là người tiêu dùng, tôi thường xuyên lựa chọn hàng Việt Nam, từ sản phẩm nông sản, may mặc, đôi khi cả sản phẩm điện tử.

Tuy nhiên, những mặt hàng này chỉ xuất hiện ở hệ thống các siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên bán hàng Việt Nam, còn tại các khu chợ truyền thống thì gần như khó thấy và cũng khó phân biệt đâu là hàng trong nước, đâu là hàng nước ngoài”- chị Ngọc Anh (ở phường Trung Văn, quận Thanh Xuân, HN) chia sẻ.

Sợ bị chê hàng “chợ”!

Theo số liệu đưa ra từ Bộ Công Thương, hiện ở Việt Nam có gần 9.000 chợ truyền thống, được xem là một trong những kênh phân phối chủ lực hàng hóa đến người tiêu dùng khi chiếm tới 80% kênh phân phối.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, hàng ngoại, mà chủ yếu là hàng Trung Quốc đang chiếm một thị phần khá lớn ở kênh phân phối này cho thấy, các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước đang làm “lãng phí” một kênh phân phối lớn và tiềm năng nhất hiện nay.

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, bài toàn khó khăn nhất trong việc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chính là việc đưa hàng Việt vào chợ truyền thống, bởi lẽ các doanh nghiệp đã “bỏ quên” thị trường này quá lâu.

Vì thế, để chiếm lại kênh phân phối tiềm năng và cũng có bước ứng phó với các hiệp định thương mại trong nội khối ASEAN và các hiệp định tự do khác khi thuế suất nhập khẩu sẽ về 0%, hơn lúc nào hết, các nhà sản xuất, doanh nghiệp cần phải phối hợp, tổ chức lại chiến lược kinh doanh ở chuỗi hệ thống chợ truyền thống.

Về vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, việc hàng Việt Nam chưa xuất hiện nhiều ở các chợ truyền thống, một phần là do doanh nghiệp Việt đang “chê” thị trường này, mặt khác họ sợ mất thương hiệu, sợ thương hiệu của họ trở thành hàng “chợ”.

Do đó, họ ép nhà kinh doanh phải nhập số lượng lớn, bày bán nhiều và quầy hàng khang trang…Với việc doanh nghiệp kén kênh bán hàng, dẫn đến việc các hệ thống nâng giá chiết khấu, giá lót tay, vô hình chung dẫn đến việc chính các nhà sản xuất, nhà phân phối hại lẫn nhau.

Bên cạnh việc sợ mất thương hiệu của doanh nghiệp Việt, một số nguyên nhân khác cũng được ông Vũ Vinh Phú đưa ra, đó là việc hàng ngoại đang đánh vào phân khúc thị trường giá thấp, mẫu mã đẹp thay đổi liên tục. Ngoài ra, vấn đề doanh nghiệp Việt đang rất yếu về vấn đề truyền thông, khiến hàng hóa khó tiếp cận với nhà phân phối.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước lại quá chú trọng sản xuất mặt hàng xuất khẩu, “bỏ quên” việc sản xuất theo nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Vì thế, khi mang hàng xuất khẩu bán tại chợ truyền thống, giá thành sẽ cao và khó được đón nhận.

“Doanh nghiệp Việt muốn chiếm lại kênh bán lẻ từ chợ truyền thống, trước hết cần phải đầu tư vào công nghệ, giảm chi phí đầu vào và phải gắn với khâu tiêu thụ trong nước, nhằm tăng năng xuất và giảm giá thành. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không nên chủ quan mà cần xây dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất, phân phối hiện đại, tạo kênh phân phối đa dạng, nhiều tầng và phải hiểu được tâm lý người tiêu dùng” - ông Phú nói.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

(LĐTĐ) Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc sức bền 24h khổng lồ”, từ ngày 20/4/2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “Thử thách bền bỉ hơn” trên Tiktok, “Thử thách 7 ngày bền bỉ hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.
Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(LĐTĐ) Tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”, các chuyên gia đã giải đáp cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhiều câu hỏi liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, chính sách đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh lao động...
Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Câu chuyện về “rác thải cồng kềnh” không phải bây giờ mới được nhắc đến, tuy nhiên, cùng với muôn vẻ đổi thay của đô thị, sự bất cập, lúng túng trong xử lý vấn đề này đang dần trở nên nổi cộm.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

(LĐTĐ) Đã có rất nhiều cảnh báo trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các nền tảng mạng xã hội về phương thức thủ đoạn của tội phạm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội phạm công nghệ cao dường như đang “len lỏi” vào từng gia đình...

Tin khác

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng một số chỉ tiêu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn tăng trưởng thấp hoặc không đạt, cần phải có giải pháp khắc phục.
Xem thêm
Phiên bản di động