Đưa thuốc Remdesivir vào điều trị: Thêm nhiều hy vọng cho bệnh nhân Covid-19

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa tiến hành phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo các chuyên gia y tế, việc đưa thuốc Remdesivir về Việt Nam được đánh giá sẽ góp phần hỗ trợ điều trị, đặc biệt mang lại nhiều hy vọng cho nhóm bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền...
Lô thuốc Remdesivir đầu tiên do Vingroup nhập khẩu đã về Việt Nam

Remdesivir hỗ trợ điều trị, không phải là thuốc đặc trị

Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay, nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi xem xét kỹ các khía cạnh về chất lượng, hiệu quả, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế thống nhất bổ sung thuốc kháng vi rút Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19. Liên quan đến vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, thời gian qua, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế đã phát huy hiệu quả trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19. Việt Nam cũng luôn cập nhật các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị về Covid-19 trên thế giới.

Đưa thuốc Remdesivir vào điều trị: Thêm nhiều hy vọng cho bệnh nhân Covid-19
Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế xem xét đưa thêm Remdesivir và các loại thuốc vào điều trị Covid-19 . (Ảnh: Thái Bình)

Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh, trong các thuốc được cập nhật, các thành viên Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế cũng đã thảo luận về việc sử dụng Remdesivir, được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 nặng, có SpO2 (nồng độ oxy trong máu) từ 94% trở xuống, bệnh nhân thở máy, điều trị ECMO (tim, phổi nhân tạo), bệnh nhân cần oxy... Theo các chuyên gia của Hội đồng, hiệu quả của các thuốc, đặc biệt là thuốc mới, thường có nhiều bàn luận, tranh cãi. Tuy nhiên, với bệnh nhân nặng, thuốc mới chính là thêm cơ hội được điều trị. Với thuốc kháng vi rút mới, cũng là thêm cơ hội cho bệnh nhân, đặc biệt với bệnh nhân nặng, và ngành Y tế luôn điều trị các bệnh nhân với tinh thần “còn nước còn tát”.

Phó Giáo sư Lương Ngọc Khuê cho biết, Remdesivir là thuốc hỗ trợ điều trị, không phải là thuốc đặc trị Covid-19. Đây là thuốc mới nên việc sử dụng thuốc cho người bệnh phải được bác sĩ chỉ định. Liều dùng của thuốc tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong quá trình điều trị, các cơ sở y tế cũng cần theo dõi chặt chẽ chất lượng, hiệu quả của thuốc. Thuốc kháng vi rút Remdesivir sẽ không phải thử nghiệm lâm sàng mà được đưa vào điều trị ngay cho người bệnh. Toàn bộ lô thuốc kháng vi rút Remdesivir điều trị Covid-19 về Việt Nam sẽ được chuyển cho các cơ sở y tế ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sử dụng, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở thể trung bình và nặng.

Rút ngắn thời gian hồi phục và giảm mạnh tỉ lệ tử vong

Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, ngay trong sáng 8/8, Bộ Y tế đã phân bổ lô thuốc Remdesivir đầu tiên với 10.000 lọ cho khoảng 8-10 bệnh viện điều trị Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh. Remdesivir là thuốc kháng vi rút được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt khẩn cấp để điều trị bệnh nhân Covid-19. Với khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm mạnh tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ và EU... đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020. Thông qua nguồn tặng, viện trợ, thời gian qua, Việt Nam cũng đã sử dụng Remdesivir để điều trị cho một số bệnh nhân Covid-19 tại một số cơ sở y tế. Kết quả bước đầu cho thấy, thuốc Redemsivir giúp bệnh nhân giảm lượng vi rút nhanh.

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đợt dịch lần này có nhiều điểm khác biệt so với các đợt dịch trước. Hiện nay, phác đồ điều trị của Việt Nam được xây dựng dựa trên việc lựa chọn, áp dụng kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân từ nhiều quốc gia. Với thuốc điều trị Covid-19 cũng vậy, Việt Nam đều căn cứ vào nghiên cứu của thế giới. Và thuốc Remdesivir không phải là chiến lược mới trong điều trị bệnh nhân Covid-19 của Việt Nam, nhưng trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, với những loại như thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 có tiềm năng thì Việt Nam sẽ đưa vào áp dụng. Còn những phương pháp cần thiết, có tính quyết định, hiệu quả cao, Việt Nam đã đưa vào phác đồ điều trị từ trước đó.

Đưa thuốc Remdesivir vào điều trị: Thêm nhiều hy vọng cho bệnh nhân Covid-19
Ngày 8/8, Bộ Y tế đã tiến hành phân bổ 10.000 lọ thuốc Remdesivir đầu tiên cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Minh Điền, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch và tiêm chủng vắc xin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, thuốc Remdesivir là một thuốc kháng vi rút hiện nay được cho là có hiệu quả nhất trong các thuốc kháng vi rút được thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, hiệu quả trên người Việt Nam như thế nào thì cần có một thử nghiệm một đối chứng. Trong trường hợp khẩn cấp, nước ta có thể vừa điều trị vừa đánh giá. Sau thời gian sử dụng sẽ đánh giá xem có thực sự hiệu quả như nghiên cứu ở trên thế giới hay không.

Đây không phải thuốc đặc trị mà là thuốc kháng vi rút hỗ trợ giống như Tamiflu trong điều trị cúm, giúp giảm thời gian điều trị. Đặc biệt, đây là thuốc dùng theo đơn của bác sĩ, do đó người dân tuyệt đối không tích trữ, tự ý sử dụng. Nếu thuốc được dùng đại trà, dùng không đúng chỉ định, sẽ rất gây nguy hiểm. Thuốc Remdesivir không phải thuốc uống mà là thuốc truyền, phải có nhân viên y tế thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ”, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch và tiêm chủng vắc xin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo thêm.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng cho biết, chiến lược điều trị bệnh nhân Covid-19 của Việt Nam đến làn sóng thứ 4 gần như không thay đổi so với trước. Thế giới có phương pháp điều trị nào, Việt Nam cũng áp dụng phương pháp đó. Trong khi, biến chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan nhanh, tác động làm bệnh nặng lên chưa rõ ràng. Vì vậy trong điều trị, việc phân loại, sàng lọc bệnh nhân, theo dõi sát là quan trọng nhất. Trường hợp nào có diễn biến xấu phải can thiệp ngay. Đây là cứu cánh để hạn chế tăng số lượng bệnh nặng và tử vong.

Tối 5/8, lô thuốc Remdesivir đầu tiên do Vingroup nhập khẩu đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất. Lô thuốc sản xuất tại Ấn Độ và chuyến hàng đầu tiên đã được bên mua thuê chuyên cơ chuyển thuốc về Việt Nam. Đây là lô đầu tiên thuốc Remdesivir trong số 500.000 lọ mà tập đoàn Vingroup đặt mua để trao tặng cho Bộ Y tế nhằm góp phần đẩy nhanh phục hồi cho bệnh nhân Covid-19. Với số thuốc trên có khả năng hỗ trợ điều trị cho khoảng 80.000 đến 100.000 bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam. Do tình hình vận chuyển khó khăn, các lô hàng phải chia thành từng đợt nhỏ, nên thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 sẽ về liên tục nhiều đợt. Dự kiến, đến tuần sau, sẽ có khoảng 100 nghìn lọ Remdesivir nữa về tới Việt Nam để kịp chuyển cho Bộ Y tế phục vụ khẩn cấp việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng.

Minh Khuê - Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức lễ công bố Quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân, Đảng Quận ủy và Công đoàn cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) quận, thành lập mới Công đoàn cơ sở trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ quận.
Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân - liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản.
Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Mô hình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”, đã cung cấp kiến thức kinh doanh, kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

Kỳ thi lớp 10 THPT công lập của Hà Nội sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn thông tin, Hà Nội sẽ thi 3 môn vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025. Kỳ thi sẽ diễn ra trong ngày 8-9/6.
3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.

Tin khác

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

(LĐTĐ) Việt Nam đã có Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, song do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ khiến thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) vẫn được lưu hành và bày bán công khai. Đáng nói, loại thuốc lá thế hệ mới lại đang “hút hồn” giới trẻ, trong khi mức độ “nguy hiểm” ra sao chỉ mới dừng lại cấp độ cảnh báo chứ chưa có số liệu cụ thể về độ độc hại.
Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

(LĐTĐ) Phát hiện có sự tấn công vào trang web là do ghi nhận bất thường khi lượt truy cập cao hơn rất nhiều so với bình thường - khoảng 5 triệu lượt.
Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đầu năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm A(H5N1).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.
Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

(LĐTĐ) Hiện tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam tốc độ giảm chậm trong khi kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống còn thấp, bởi vậy, căn bệnh nguy hiểm này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, thì việc sàng lọc lao chủ động ở những nhóm nguy cơ cao và kiểm soát lao gắn với y tế cơ sở đang được kỳ vọng trở thành đột phá trong việc điều trị và quản lý bệnh lao trong cộng đồng.
Những người gieo tiếng cười cho các bệnh nhi ung thư

Những người gieo tiếng cười cho các bệnh nhi ung thư

(LĐTĐ) Đó là các thành viên trong câu lạc bộ Nét chữ xinh, "sứ mệnh" của họ là đem lại những tiếng cười trên môi các bệnh nhi ung thư, giúp các con quên đi đau đớn về thể xác, mạnh mẽ về tinh thần để chiến thắng bệnh tật.
Tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả

Tiêm vắc xin là giải pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả

Bệnh thủy đậu diễn biến phức tạp, nhiều người lớn, người có bệnh nền bị biến chứng nặng. Các bác sĩ khuyến cáo tiêm vắc xin phòng thủy đậu và phòng tái phát zona thần kinh là biện pháp hiệu quả và an toàn.
Hà Nội tăng cường công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh

Hà Nội tăng cường công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 1073/SYT-NVY về việc chủ động triển khai công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu năm trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động