Du lịch phải là ngành kinh tế mũi nhọn

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy do đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy làm Trưởng đoàn đã làm việc với Đảng ủy Sở Du lịch Hà Nội, kiểm tra kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo”.
Đóng góp của khối tư nhân trong việc xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Hà Nội phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tăng tốc, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Du lịch phải là ngành kinh tế mũi nhọn
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận buổi làm việc.

Cơ bản hoàn thành 4/4 chỉ tiêu

Báo cáo với Đoàn kiểm tra, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch số 207/KH-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, Sở Du lịch đã nghiêm túc quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động; xây dựng 3 kế hoạch để cụ thể hóa, gắn việc thực hiện Nghị quyết của Thành ủy và Kế hoạch của UBND Thành phố với Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Giai đoạn 2016-2019, theo số liệu ước tính, lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng khá nhanh và ổn định, năm sau cao hơn năm trước, mức tăng bình quân ước đạt 10,1%/năm, trong đó khách quốc tế là 21,2%/năm. Cụ thể: Năm 2016, khách du lịch đến Hà Nội đạt 21,83 triệu lượt, năm 2018 đạt 26,30 triệu lượt và ước tính năm 2019 đạt 28,945 triệu lượt khách. Về tổng số lượng khách du lịch, tính đến năm 2019, đạt tỷ lệ 96,49% so với chỉ tiêu đề ra vào năm 2020.

Tốc độ tăng trưởng tổng thu từ khách du lịch bình quân ước đạt 17,6%/năm... Đặc biệt, chất lượng du lịch của Hà Nội có nhiều tín hiệu tốt khi thời gian lưu trú bình quân khách du lịch cao hơn (bình quân 3,67 ngày) và mức chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch đến Hà Nội là 118 USD. Hà Nội được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá, bình chọn nằm trong top các điểm đến hấp dẫn trong khu vực và thế giới, đồng thời nhận nhiều giải thưởng và đề cử danh giá.

Đến nay, ngành Du lịch Thủ đô đã cơ bản hoàn thành 4/4 chỉ tiêu Nghị quyết 06 đề ra, trong đó chỉ tiêu đón khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đã về đích trước 2 năm. Ngành du lịch đã phát huy được vai trò của ngành kinh tế tổng hợp, có mức độ tác động lan tỏa tới các ngành, lĩnh vực khác. Tỷ lệ đóng góp của ngành Du lịch vào GRDP Thành phố ngày càng tích cực.

Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, những năm qua, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí trong và ngoài nước để triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh về Thủ đô. Nổi bật là Chương trình hợp tác chiến lược với Mạng tin tức truyền hình cáp CNN tuyên truyền quảng bá hình ảnh lịch sử, văn hóa, con người Hà Nội, Việt Nam trong giai đoạn 2017 - 2018 và giai đoạn 2019 - 2024. Chiến dịch quảng bá thành phố Hà Nội trên CNN Quốc tế đã nhận được Giải thưởng Chiến dịch quảng bá du lịch xuất sắc nhất 2018 tại Diễn đàn Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Châu Á-Thái Bình Dương.

Cạnh đó, lãnh đạo Sở Du lịch cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong phát triển du lịch của Thủ đô như: Chất lượng dịch vụ du lịch tại một số điểm đến, nhất là các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống chưa cao, thiếu các sản phẩm du lịch trải nghiệm. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng và nhu cầu đa dạng của du khách. Tiến độ một số đề án, dự án phát triển du lịch triển khai còn chậm. Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ - thương mại còn hạn chế, nhất là về trình độ ngoại ngữ...

Công tác quản lý nhà nước cần phải đi trước một bước

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng ghi nhận, đánh giá cao sự nghiêm túc của Sở Du lịch Hà Nội trong thực hiện Nghị quyết 06 của Ban Thường vụ Thành ủy. Những kết quả công tác của Sở đã góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Thành ủy cũng như Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quan trọng hơn, hình ảnh Thủ đô hòa bình, thân thiện, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước đã được xây dựng và củng cố; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh, dù mới chỉ thành lập 5 năm, nhưng Sở Du lịch đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các nhiệm vụ, trong đó đáng chú ý là Sở đã tích cực tham mưu Thành ủy ban hành Nghị quyết 06 và chủ động xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết một cách bài bản, khoa học, đạt kết quả ấn tượng. Trong đó, Sở Du lịch đã chú trọng xây dựng chiến lược tuyên truyền, đáng chú ý là việc ký hợp đồng truyền thông với kênh truyền hình CNN.

Sở cũng đã quan tâm đến việc phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với thương hiệu du lịch Thủ đô, quan tâm và nâng cao dần chất lượng điểm đến, hình thành các điểm đến hấp dẫn. Nổi bật trong số đó là không gian phố đi bộ hồ Gươm, tạo không gian vui chơi lành mạnh, bổ ích không chỉ đối với người dân Thủ đô mà còn đối với du khách trong nước, quốc tế… Sở Du lịch cũng đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng ứng dụng du lịch thông minh… qua đó, đã khẳng định Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.

Đồng tình với những hạn chế, tồn tại mà báo cáo của Sở Du lịch đã nêu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho rằng, tiềm năng của du lịch Thủ đô còn rất nhiều, song vẫn chưa khai thác hết... Do đó, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu Sở Du lịch cần mạnh dạn kiến nghị với Thành phố những vấn đề vướng mắc để có các giải pháp tháo gỡ hiệu quả. Ở các điểm đến, Sở nên thí điểm xây dựng các gian hàng ẩm thực, gian trưng bày các sản phẩm làng nghề truyền thống, tổ chức biểu diễn các tiết mục, chương trình văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc…

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu Sở Du lịch cần tiếp tục rà soát, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra. Cùng với đó, Sở cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền quảng bá, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, doanh nghiệp làm du lịch lữ hành.

Cùng với quảng bá ở các kênh truyền hình quốc tế như CNN, Sở Du lịch cũng nên chú trọng tuyên truyền ở các kênh thông tin báo chí trong nước để thu hút du khách nội địa. Đặc biệt, Sở Du lịch cần phải là đầu mối thực hiện rà soát các dự án, chương trình, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án khách sạn để có cơ sở lưu trú phục vụ cho khách du lịch đến với Thủ đô.

Ngoài ra, Sở Du lịch cần tiếp tục tuyên truyền thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng để quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội là điểm đến an toàn, thân thiện; phối hợp tích cực với công an để đảm bảo an toàn trật tự, vừa bảo đảm thu hút khách du lịch nhưng cũng phải đảm bảo an toàn cho du khách và người dân. Sở cũng cần quan tâm làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, tính chuyên nghiệp cán bộ làm công tác du lịch. Công tác quản lý nhà nước cần phải đi trước một bước, Sở phải chủ động nắm bắt, dự báo tình hình; tăng cường thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa vi phạm…

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, từ nay đến năm 2020 sẽ diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của Thủ đô Hà Nội và đất nước, Sở Du lịch phải tích cực, chủ động tham mưu với Thành phố xây dựng kế hoạch phát động năm du lịch Hà Nội 2020 để tăng cường thu hút du khách.

Bên cạnh đó, Sở cũng chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức sơ kết đánh giá thực hiện Nghị quyết 06 để khẳng định kết quả đạt được đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế và tìm các giải pháp khắc phục. “Phải làm sao để lợi ích của người dân gắn với sự phát triển của du lịch và người dân phải được hưởng lợi đầu tiên. Từ đó, chính người dân sẽ tham gia xây dựng, quảng bá hình ảnh du lịch của Thủ đô Hà Nội”, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng lưu ý.

N.Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

Tháng Công nhân, nhiều hoạt động hướng về người lao động

(LĐTĐ) Với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, Tháng Công nhân năm 2024 được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông triển khai tới các cấp Công đoàn trên địa bàn quận với nhiều hoạt động sôi nổi; trong đó, trọng tâm của các hoạt động là hướng về đoàn viên, người lao động.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Đảm bảo đúng đối tượng mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định về Quy chế phối hợp giữa Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế Thành phố, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong công tác cung cấp thông tin của đối tượng mua, thuê, thuê mua NƠXH và chế độ hậu kiểm.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Xem thêm
Phiên bản di động