Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi): Vẫn còn nhiều nội dung cần làm sáng tỏ

(LĐTĐ) Sáng 4/4, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách (ĐBQH) đã thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Tuy nhiên, nhìn vào nội dung sửa đổi vẫn chưa thấy nhiều điểm mới có thể “kích” nền giáo dục- đào tạo nước nhà phát triển xứng với kỳ vọng là động lực phát triển của đất nước
du an luat giao duc sua doi van con nhieu noi dung can lam sang to Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi): Đảm bảo tính khả thi khi đưa vào cuộc sống

Mới những điểm gì?

Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) sau khi tiếp thu ý kiến các ĐBQH tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV và các Phiên họp thứ 31, 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý có bố cục gồm 10 Chương, 120 Điều quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác; nhà giáo, người học; trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục; nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có ý thức, phẩm chất, năng lực của công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Để thể hiện rõ tính chất “mở”, “liên thông” và mục tiêu “hướng nghiệp”, “phân luồng” của hệ thống giáo dục quốc dân, dự thảo Luật đã bổ sung một số điều khoản quy định cụ thể về hướng nghiệp, phân luồng (Điều 9) và liên thông (Điều 10), làm rõ khái niệm, nguyên tắc và cơ chế liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, tạo cơ hội học tập, phát triển bình đẳng cho mọi người, tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện trong thực tiễn.

du an luat giao duc sua doi van con nhieu noi dung can lam sang to
Nhân dân và cử tri kỳ vọng Luật Giáo dục (sửa đổi) phải góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà. (ảnh cô và trò Trường Mẫu giáo Việt Triều Hữu nghị trong giờ học kể chuyện)-Đ.H

Mặt khác, để đảm bảo khối lượng kiến thức văn hóa THPT khi học sinh THCS theo học trình độ cao đẳng, dự thảo Luật đã bổ sung quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 29 theo hướng: Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, quy định các chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội (Điều 28)…

Tại hội nghị, trình bày Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (VHGDTNTNNĐ)- Phan Thanh Bình cho biết, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, dự thảo Luật thiết kế quy định mang tính nguyên tắc về chính sách ưu tiên cho nhà giáo phù hợp đặc thù nghề nghiệp (Điều 77). Việc xác định vị thế, vai trò của nhà giáo, về đặc thù ngành giáo dục và quy định cụ thể về chính sách lương, phụ cấp bảo đảm tương xứng với đặc thù nghề nghiệp sẽ được Chính phủ nghiên cứu, cụ thể hoá trong quá trình xây dựng đề án tiền lương mới trên nguyên tắc quy định bởi Luật này.

Đồng thời quy định hiệu trưởng được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩn hiệu trưởng (Điều 57). Đối với giáo viên đặc thù và các vị trí việc làm khác trong các cơ sở giáo dục, Thường trực Ủy ban VHGDTNTNNĐ đề nghị giao Chính phủ quy định để phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Thường trực Ủy ban cho rằng, hiện nay việc tuyển dụng nhà giáo được thực hiện theo quy định của Luật Viên chức và các luật liên quan trên nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, bảo đảm tính cạnh tranh cho người được tuyển dụng vào các đơn vị sự nghiệp công lập.

Vì vậy đề nghị giữ quy định này như Dự thảo Luật. Về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo, tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật bổ sung quy định việc sử dụng người có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm vào giảng dạy các cấp học phổ thông chỉ áp dụng đối với những môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ đại học sư phạm. Đồng thời bổ sung quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và thẩm quyền quy định việc bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo chưa đạt trình độ chuẩn để thống nhất với Luật Giáo dục nghề nghiệp (Điều 73).

Vẫn còn nhiều băn khoăn, giáo viên nên hay không nên là viên chức?

Trong khi chúng ta đang tiến hành công việc tự chủ hóa trong hệ thống bệnh viện và các cơ sở giáo dục công lập theo hướng bỏ cơ chế công chức, viên chức tiến tới mô hình ký hợp đồng lao động, thì một trong những nội dung được giáo viên quan tâm nhất là Luật sửa đổi có quy định rõ về vấn đề viên chức? Nghĩa là nghề giáo là nghề không cần phải công chức hay viên chức Nhà nước? Tuy nhiên nội dung này vẫn chưa được quy định (dẫu thực tế đã có Luật Viên chức).

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, ĐBQH và cử tri có nhiều mong muốn với dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) liên quan đến vấn đề viên chức hay cơ chế đãi ngộ, nhưng một mình luật này không thể đứng riêng mà cần thống nhất với các luật liên quan. Việc có công nhận giáo viên như một viên chức hay chỉ được điều chỉnh bởi Luật Viên chức. “Hiện đang xảy ra tình trạng biên chế giáo viên, y tế đang có tình trạng thừa thiếu cục bộ, có nơi xin biên chế nhưng vướng trong tổng số biên chế nên không thể bổ sung cho địa bàn còn thiếu.

Để tháo gỡ bài toán này, điều quan trọng nên có cơ chế để các trường có đủ điều kiện sẽ được tự chủ hoàn toàn như với cơ sở đào tạo nghề, giúp giảm số giáo viên hưởng lương từ ngân sách ở những địa bàn có điều kiện. Qua đó, chuyển số biên chế này về cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hay địa bàn thiếu giáo viên cục bộ”.

Trường công thành lập Hội đồng trường làm gì?

Về mô hình quản lý, điểm mới trong dự thảo lần này là bổ sung quy định về tổ chức, quản lý nhà trường theo hướng tăng quyền tự chủ của nhà trường thông qua các quy định về Hội đồng trường theo từng cấp học, từng loại hình trường (Điều 56); quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của nhà trường; quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của nhà trường. Riêng đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dự thảo Luật quy định theo hướng thực hiện dân chủ và trách nhiệm giải trình để phù hợp với tính chất, nguyên lý của các cấp học này; đồng thời giao Chính phủ quy định cụ thể về quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập (Điều 61). Tuy nhiên, một số đại biểu bày tỏ băn khoăn Khoản 1, Điều 56, dự thảo Luật quy định Hội đồng trường của trường công lập là cơ quan quản trị nhà trường, đại diện cho quyền sở hữu nhà nước và các bên có lợi ích liên quan.

Như vậy, việc quy định giao Hội đồng trường dại diện quyền sở hữu nhà nước là không đúng với tinh thần Hiến pháp và quy định pháp luật hiện hành. Mặt khác, việc giao Hội đồng trường công lập được quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục cũng không ổn. Lý do, trường công lập do Nhà nước đầu tư, nên chính quyền địa phương mới là chủ sở hữu của trường công lập ở đơn vị hành chính cùng cấp.

Cạnh đó, một số ý kiến cũng băn khoăn khi khoản 5, Điều 56 quy định thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng trường của trường mầm non, phổ thông được quy định cụ thể trong điều lệ nhà trường. Một chế định đại diện cho chủ sở hữu nhà nước lại giao cho Bộ trưởng và quy định trong điều lệ nhà trường, vốn không được coi là danh mục văn bản quy phạm pháp luật. Còn điểm a, Khoản 1, Điều 56 quy định trong thành phần Hội đồng trường công lập trung học cơ sở, trung học phổ thông có đại diện học sinh tham gia.

Theo các đại biểu quy định này là chưa hợp lý. Đơn giản, Hội đồng trường là cơ quan quản trị nhà trường, đưa ra nhiều quyết đáp quan trọng với cơ sở đào tạo, trong khi đó, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông chưa đủ tuổi vị thành niên, chưa tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

H.Phạm- H.Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

Đối thoại “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Ngayf 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động". Chương trình nhằm cung cấp những kiến thức mới liên quan đến chế độ, chính sách và pháp luật lao động; đồng thời giải đáp những điều đang còn băn khoăn, vướng mắc cho đoàn viên, người lao động và bạn đọc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.

Tin khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

Hội Chữ thập đỏ Bình Dương trao học bổng cho học sinh khó khăn

(LĐTĐ) Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo năm 2024, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động