Đồng bộ, linh hoạt các giải pháp để đẩy lùi nạn buôn lậu dịp cuối năm

Đón lõng tâm lý người tiêu dùng, cứ vào dịp cuối năm nhu cầu mua sắm tăng cao cũng là lúc giới buôn lậu trà trộn hàng giả, hàng nhái vào thị trường.
dong bo linh hoat cac giai phap de day lui nan buon lau dip cuoi nam Các thủ đoạn tuồn hàng lậu qua đường hàng không
dong bo linh hoat cac giai phap de day lui nan buon lau dip cuoi nam "Nóng" hàng lậu cuối năm tại vùng biên Móng Cái
dong bo linh hoat cac giai phap de day lui nan buon lau dip cuoi nam
Lực lượng biên phòng phối hợp với hải quan kiểm tra hàng hóa lưu thông qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Chính vì vậy, bên cạnh các giải pháp điều hành sản xuất, kinh doanh một cách đồng bộ và linh hoạt, Bộ Công Thương yêu cầu Tổng Cục Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, cao điểm các tháng cuối năm và nhất là dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Thời điểm vàng cho buôn lậu

Mặc dù vẫn đang trong tháng 11 nhưng thị trường đã bắt đầu nhộn nhịp chuẩn bị hàng hóa chào đón Giáng sinh và Tết Dương lịch. Do vậy, lượng hàng hóa lưu thông cũng tăng mạnh, nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, theo giới phân tích đây là thời điểm nhạy cảm nhất trong năm bởi các tiểu thương phải nhập một khối lượng hàng lớn để cung ứng cho người tiêu dùng.

Theo Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), vào dịp cuối năm các mặt hàng buôn lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép, đồ dùng bách hóa, đồ ăn, hàng điện tử, pháo các loại, gia cầm, thực phẩm đông lạnh, động vật hoang dã, quặng titan, quặng sắt với các hình thức và thủ đoạn hoạt động mỗi ngày một tinh vi, sự thay đổi liên tục địa điểm nhập, xuất hàng.

Đối tượng buôn lậu thường dùng thủ đoạn vận chuyển truyền thống là xé lẻ hàng hóa vận chuyển bằng xe khách, xe tải nhẹ từ biên giới vào sâu nội địa, đan xen hàng hóa có xuất hóa đơn từ các chợ Tân Thanh, chợ Đồng Đăng (Lạng Sơn); Móng Cái, khu kinh tế mở Quảng Ninh.

Tổng Cục Quản lý thị trường cho biết, hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng có giá cả chênh lệch lớn giữa trong nước và ngoài nước, mức thuế nhập khẩu cao hoặc bị áp dụng hạn ngạch như rượu, thuốc lá, mỹ phẩm, thuốc tân dược, điện tử...; các mặt hàng tiêu thụ nhiều như bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm, hàng may mặc…

Đáng chú ý, buôn lậu rượu ngoại, thuốc lá điếu và đường cát diễn biến phức tạp tại khu vực biên giới miền Trung và miền Tây Nam Bộ. Buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại thực phẩm tươi sống như gia cầm, sản phẩm gia cầm, gia súc… vẫn còn xảy ra, chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng… Bên cạnh đó là tình trạng vận chuyển hàng lậu trên tuyến đường sắt vẫn tiếp diễn.

Đối với hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ tập trung vào các nhóm hàng may mặc, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng..., các mặt hàng này chủ yếu được làm giả từ nước ngoài và vận chuyển trái phép vào Việt Nam. Đối tượng chủ yếu tìm mua các loại hàng hóa, nguyên liệu bán thành phẩm giá rẻ, không rõ chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ và bao bì, nhãn mác nhái các thương hiệu nổi tiếng, sau đó tổ chức đóng gói thủ công hoặc sử dụng dây chuyền, máy móc thô sơ để gia công, dán nhãn và cung cấp ra thị trường.

Các sản phẩm này được bán trà trộn với hàng thật hoặc đưa về vùng sâu, vùng xa tiêu thụ, gây nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe người tiêu dùng. Trong thị trường nội địa, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn xảy ra và chủ yếu là ở các tỉnh, thành phố lớn, sức tiêu thụ cao như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Các hành vi vi phạm về niêm yết giá bán hàng, kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng có chiều hướng gia tăng nhất là trong các dịp lễ Tết cuối năm này.

Siết chặt kỷ cương

Để ngăn chặn tình trạng này và giữ ổn định thị trường cho người tiêu dùng trong dịp cuối năm, Tổng Cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các Chi Cục và lực lượng Quản lý thị trường địa phương xây dựng phương án, kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an trên các địa bàn, tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự.

Bên cạnh đó, sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ các lực lượng chức năng trên địa bàn triển khai nhiệm vụ chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ mặt hàng pháo các loại, đồ chơi trẻ em bạo lực; an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... Tại địa bàn Quảng Ninh, các Chi cục đã chỉ đạo lực lượng chức năng tập trung bám sát địa bàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật đến các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, đơn vị chức năng đã tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng cố tình kinh doanh không đúng quy định của pháp luật, kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại, kinh doanh hàng cấm. Song song với công tác kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường còn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân về các quy định của pháp luật trong hoạt động hương mại, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Để nâng cao ý thức người dân, từ nay đến sau Tết Nguyên đán 2018, ông Trịnh Văn Ngọc - Tổng Cục trưởng Tổng Cục quản lý thị trường, cho biết cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tổng Cục sẽ nghiên cứu và đưa ra các nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp để người dân thấy được trách nhiệm, quyền lợi, chủ động tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất buôn bán hàng giả tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Tuy nhiên, để làm tốt được công tác này, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần quan tâm bổ sung biên chế, kinh phí, trang thiết bị, điều kiện làm việc cho lực lượng quản lý thị trường để có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại.

Trong đó, thực hiện kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống, nhất là chuẩn bị cho đón Tết Mậu Tuất 2018 như mặt hàng nông sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát… nhằm góp phần ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất trong nước và bảo vệ người tiêu dùng.

Theo Uyên Hương/vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 24/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ cao nhất là 31 độ.
Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 nhân viên nhà máy xi măng

(LĐTĐ) Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố bị can đối với Trần Mạnh Hùng, là nhân viên cân băng liệu của Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, để tiếp tục điều tra vụ tai nạn lao động làm 7 người chết.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản sơ cứu trẻ khi bị vết thương mạch máu

(LĐTĐ) Để phòng tránh các tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ, bên cạnh việc giáo dục và tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ, các bác sĩ khuyến cáo, bất kỳ ai cũng cần trang bị các kiến thức sơ cấp cứu các vết thương mạch máu. Mục đích của việc sơ cứu nhằm cầm máu, hoặc khống chế sự chảy máu cho trẻ, phòng hoặc điều trị sốc và tránh các biến chứng như nhiễm khuẩn,… có thể xảy ra.
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được trợ cấp 64.800.000 đồng và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hướng dẫn ghi Phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 cần đọc kỹ hướng dẫn để ghi Phiếu đăng ký dự thi chính xác, đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã khai trong Phiếu.
Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Từ hôm nay (24/4), học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Từ hôm nay (24/4) đến hết ngày 26/4, các trường phổ thông sẽ cấp cho học sinh đang học lớp 12 năm học 2023-2024 tài khoản và mật khẩu đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Học sinh có thể thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi ngay sau khi được cấp tài khoản và mật khẩu, đến hết ngày 28/4.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.

Tin khác

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa hoàn thiện Dự thảo 1 Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).
Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

Vì sao tôm hùm nuôi ở Khánh Hòa chết hàng loạt?

(LĐTĐ) Ngày 12/4, theo nhận định ban đầu của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), tại huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), tôm hùm nuôi bị chết hàng loạt, có thể do nắng nóng, mật độ lồng nuôi cao, lượng oxy hoà tan thấp làm suy giảm sức đề kháng trên tôm nuôi.
Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

Những cách tiết kiệm điện hiệu quả trong gia đình mùa nắng nóng

(LĐTĐ) Chuẩn bị bước vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng mạnh. Để sử dụng điện hiệu quả và tiết kiệm, người dân cần sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng thiết bị, rút phích cắm khi không sử dụng, tắt bớt thiết bị điện không cần thiết...
Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương lên tiếng trước yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

(LĐTĐ) Liên quan đến việc một số doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước, gửi hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, hiện Bộ vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không.
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu điện trong năm 2024

(LĐTĐ) "Bộ Công Thương sẽ cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan đề ra nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện. Chúng tôi có đủ cơ sở để tin tưởng, năm 2024 sẽ không thiếu điện và sẽ cố gắng đảm bảo đủ điện trong những năm tiếp theo", Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương.
Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

Đề xuất biểu giá bán lẻ điện 5 bậc: Đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa gửi thẩm định dự thảo Quyết định quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sau khi tham vấn ý kiến các bộ, ngành. Theo dự thảo, biểu giá điện sẽ được rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc; với thay đổi này có khoảng 558.000 hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn (tương đương 2% hộ gia đình sử dụng điện hiện tại).
Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan

(LĐTĐ) Sáng nay (15/3), tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật - hàng giả Made in Japan”. Đây là lần thứ 11 Tổng cục QLTT mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Tháng khuyến mại: Nhiều sản phẩm được giảm giá lên đến 100%

Tháng khuyến mại: Nhiều sản phẩm được giảm giá lên đến 100%

(LĐTĐ) Năm 2024, Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào các tháng 5, 7 và tháng 11. Trong đó, để kích cầu tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa… các sản phẩm tham gia chương trình sẽ được các doanh nghiệp áp dụng mức khuyến mại cao nhất lên đến 100%.
Giá xăng giảm nhẹ từ 15h chiều nay 7/3

Giá xăng giảm nhẹ từ 15h chiều nay 7/3

(LĐTĐ) Từ 15h ngày 7/3, mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 240 đồng, xăng RON 95 giảm 372 đồng; giá các loại dầu cũng giảm.
Xem thêm
Phiên bản di động