Đổi mới căn bản để khẳng định vị thế

(LĐTĐ) Cùng với việc Việt Nam tiếp tục tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới khác, năm 2019 là năm đầu tiên Việt Nam chính thức thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này sẽ đem đến cho tổ chức Công đoàn và người lao động những cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức.
doi moi can ban de khang dinh vi the Thị trường tuyển dụng sôi động hơn nhờ CPTPP
doi moi can ban de khang dinh vi the Việt Nam chính thức bước vào kỷ nguyên CPTPP
doi moi can ban de khang dinh vi the Quán triệt Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam tới cán bộ chủ chốt

Để hiểu thêm về những cơ hội và thách thức, cũng như những điểm nhấn trong hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, PV Lao động Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường.

PV: Ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã bấm nút phê chuẩn Hiệp định CPTPP với sự ủng hộ tuyệt đối của các đại biểu tham dự phiên họp. Xin ông có thể cho biết, quyết định trên ảnh hưởng như thế nào đến tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động?

doi moi can ban de khang dinh vi the
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường

Ông Bùi Văn Cường: Ngày 12/11/21018, tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XIV các đại biểu đã bấm nút phê chuẩn Hiệp định CPTPP với sự ủng hộ tuyệt đối của các đại biểu tham dự phiên họp. Xét dưới giác độ việc làm và người lao động, CPTPP mang lại cả cơ hội và thách thức, có những thuận lợi và khó khăn đan xen.

Về cơ hội, việc gia nhập CPTPP sẽ đem lại nhiều cơ hội mới về việc làm cho người lao động, dự báo CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm khoảng 20.000 đến 26.000 lao động, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội. Một số ngành được hưởng lợi lớn về việc làm là dệt may, thương mại và các ngành công nghiệp nhẹ…

Về chất lượng việc làm, thời gian đầu tham gia, khả năng số lao động có tay nghề thấp tăng nhanh hơn, nhưng những năm sau, tỷ lệ lao động có kỹ năng trình dộ cao sẽ tăng lên, số việc làm với lao động kỹ thuật cao sẽ nhiều hơn. Cùng với cơ hội việc làm, các tiêu chuẩn lao động tiếp tục được yêu cầu cao hơn, bởi lẽ bình đẳng lao động, chống lao động cưỡng bức, lao động trẻ em là một trong những nội dung để thực hiện tự do bình đẳng trong thương mại.

Tiền lương của người lao động cũng được dự đoán sẽ tăng trong những ngành mà hiện nay ít được bảo hộ hơn (máy móc, điện tử, hóa chất và ngành công nghiệp nói chung). Tiền lương của nhóm lao động có kỹ năng sẽ tăng nhanh hơn. Tiền lương cũng tăng nhanh trong khu vực dịch vụ sản xuất, tiêu dùng và trong các ngành có năng suất lao động cao. Cùng với việc tăng cường cơ chế thương lượng về lương, thì cơ hội tăng tiền lương của người lao động cũng được nâng lên, nếu phát huy được vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn.

doi moi can ban de khang dinh vi the
Nâng cao năng suất lao động cải thiện đời sống là một trong những ưu tiên hàng đầu của tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn Việt Nam phải thực sự là tổ chức của người lao động, do người lao động và vì người lao động.

Những tác động, cùng với các cơ hội, thách thức đối với người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong quá trình hội nhập, đòi hỏi tổ chức Công đoàn Việt Nam buộc phải tự nâng cao năng lực và phải thực hiện thật tốt nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền lợi của đoàn viên; quan tâm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động để tiếp tục là chỗ dựa tin cậy, thu hút đoàn viên và người lao động, trở thành tổ chức chính danh thực sự của người lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, việc tự do, bình đẳng trong thương mại sẽ khiến áp lực cạnh tranh gia tăng giữa các nước thành viên, buộc các nước thành viên nói chung và doanh nghiệp nói riêng phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt, đặt ra phải đổi mới hiệu quả. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp, nhất là ở những nước đang phát triển như Việt Nam sẽ có nguy cơ thất bại trên chính --thị trường nội địa, dẫn đến giải thể, phá sản.

Theo bảng xếp hạng môi trường kinh doanh do Ngân hàng thế giới (WTO) công bố, hiện nay, Việt Nam đứng thứ 69 trên thế giới và xếp hạng cuối cùng trong số 11 nước tham gia CPTPP, khoảng cách với thế giới còn quá lớn, cạnh tranh sẽ rất khắc nghiệt trên sân nhà. Trong đó, nhóm các ngành dự báo bị ảnh hưởng mạnh là sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm và hầu hết nhóm ngành dịch vụ.

Hệ quả là người lao động sẽ mất việc làm, khoảng cách giàu nghèo gia tăng. Bên cạnh đó, quan hệ lao động cũng sẽ diễn biến phức tạp khó lường khi doanh nghiệp có thêm tổ chức đại diện khác của người lao động cùng tồn tại đồng thời với công đoàn, môi trường hoạt động công đoàn sẽ có sự thay đổi căn bản; tài chính công đoàn sẽ khó khăn hơn khi bị suy giảm đoàn viên vào tổ chức cơ sở.

PV: Gia nhập CPTPP, tổ chức Công đoàn Việt Nam sẽ có thêm các tổ chức đại diện cho người lao động khác cạnh tranh về vị thế, hoạt động. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam thời gian tới, thưa ông?

Ông Bùi Văn Cường: CPTPP có hiệu lực, đây là lần đầu tiên vấn đề đa công đoàn được quy định và áp dụng tại Việt Nam, khi thực hiện trên thực tế sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, giá trị cốt lõi, truyền thống của tổ chức Công đoàn. Tất nhiên, trong bối cảnh mới, Công đoàn Việt Nam vẫn là tổ chức duy nhất mang trong mình hai sứ mệnh. Đó là đoàn thể chính trị trong hệ thống chính trị Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện cho người lao động, chăm lo lợi ích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Một trong những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện của tổ chức Công đoàn Việt Nam là: Tái cấu trúc chức năng, nhiệm vụ; tái cấu trúc tổ chức, bộ máy; tái cấu trúc nhân lực, nguồn lực; thay đổi cách thức hoạt động phù hợp cơ chế thị trường ở Việt Nam, theo đúng với tư cách tổ chức đại diện người lao động.

Trong đó, các cấp Công đoàn Việt Nam phải tập trung thực hiện tốt 3 khâu đột phá chiến lược: Đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động, chăm lo lợi ích đoàn viên, đại diện, bảo vệ người lao động; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là Chủ tịch Công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước, đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; xây dựng nguồn lực công đoàn đủ mạnh, tăng cường công tác truyền thông về Công đoàn Việt Nam đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Sau khi các điều khoản về lao động và Công đoàn có hiệu lực và được pháp luật Việt Nam luật hóa, bên cạnh tổ chức Công đoàn hiện nay, người lao động được quyền tự nguyện thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động khác; tổ chức của người lao động khác này chỉ có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động trong khi Công đoàn Việt Nam đồng thời phải thực hiện chức năng của đoàn thể chính trị trong hệ thống chính trị Việt Nam và chức năng của tổ chức đại diện của người lao động, nên nguồn lực chắc chắn bị phân tán.

Việc ra đời tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, cụ thể là tại doanh nghiệp sẽ đặt ra cho Công đoàn đứng trước thách thức về sự cạnh tranh trong thu hút tập hợp, kết nạp đoàn viên, thành lập tổ chức tại cơ sở.

Không những thế, vấn đề chia sẻ nguồn lực tài chính cũng như khó khăn trong thực thi các quy định của pháp luật về vấn đề đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết Thỏa ước lao động, tổ chức và lãnh đạo đình công cũng là một thách thức rất lớn đối với tổ chức Công đoàn. Đây là vấn đề chưa có tiền lệ. Thời gian tới, chúng ta cần tập trung xây dựng các quy định pháp luật chặt chẽ, khả thi và thực thi một cách bài bản trên thực tế.

Từ một góc tiếp cận khác, chúng tôi coi việc có thêm tổ chức khác đại diện người lao động ở cơ sở cũng là cơ hội để Công đoàn Việt Nam cạnh tranh và đổi mới, từ đó làm tốt hơn các nhiệm vụ cốt lõi là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, vì việc làm bền vững, đời sống ngày càng nâng cao

PV: Vâng, trước những thách thức như ông đã phân tích, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã chuẩn bị như thế nào nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong thời gian tới, qua đó thu hút đông đảo đoàn viên đến với tổ chức của mình, thưa ông?

Ông Bùi Văn Cường: Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, một đại hội của đổi mới và hội nhập, vừa được tổ chức rất thành công vào cuối tháng 9 vừa qua tại Thủ đô Hà Nội đã xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các khâu đột phá của Công đoàn Việt Nam trong nhiệm kỳ mới và định hướng cho những năm tiếp theo.

Tất nhiên, không phải chỉ đến Đại hội, mà ngay trong quá trình đàm phán TPP nay là CPTPP, Công đoàn Việt Nam đã chuẩn bị các kế hoạch để ứng phó với những vấn đề rất mới này. Tôi xin nêu một số kế hoạch và định hướng lớn:

Một là, quan tâm đặc biệt, tập trung đổi mới tư duy hoạt động công đoàn cho đội ngũ cán bộ công đoàn toàn hệ thống, chuyển mạnh từ tư duy hành chính, bao cấp, các hoạt động phong trào thuần túy chuyển sang việc thực hiện chức năng cốt lõi của tổ chức công đoàn, đó là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động.

Hai là, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phương pháp chỉ đạo hoạt động công đoàn theo hướng thực chất, hiệu quả, bám sát nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; công đoàn cấp trên phục vục công đoàn cấp dưới, công đoàn cơ sở trực tiếp phục vụ đoàn viên người lao động.

Ba là, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, nhất là đội ngũ Chủ tịch công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đủ năng lực phẩm chất ngang tầm nhiệm vụ.

Phấn đấu để mỗi cán bộ công đoàn các cấp không chỉ là cán bộ đoàn thể làm công tác vận động công nhân lao động mà còn là chuyên gia về tư vấn, thương lượng, đối thoại. Nghiên cứu, sắp xếp mô hình tổ chức, quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ mỗi cấp công đoàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chấp hành công đoàn các cấp nhất là cấp cơ sở.

Bốn là, xây dựng nguồn lực công đoàn đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ, đổi mới công tác tài chính, quản lý sử dụng tài sản theo hướng công khai, minh bạch, phát huy hiệu quả.

Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động về tổ chức công đoàn, về những lợi ích mà công đoàn mang lại cho người lao động, từ đó tiếp tục mở rộng phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn ở cơ sở.

Hiện nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang hoàn thiện Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới để báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cùng với đó là việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

Những nội dung đổi mới, các giải pháp cụ thể để Công đoàn Việt Nam ứng phó có hiệu quả với bối cảnh, tình hình mới sẽ tiếp tục được bàn thảo, sớm ban hành và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

Tôi tin rằng, với truyền thống vẻ vang gần 90 năm đồng hành cùng dân tộc, với bản lĩnh, trí tuệ công nhân viên chức lao động và cán bộ công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chắc chắn Công đoàn Việt Nam sẽ vượt qua mọi thử thách, biến thách thức thành cơ hội, tiếp tục dẫn dắt đoàn viên, người lao động tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà Đảng và Nhân dân giao phó.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Lan Ngọc (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thảo luận về Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất

Thảo luận về Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất

(LĐTĐ) Ngày 23/4, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất”. Đáng chú ý, nhiều ý kiến đã đề nghị làm rõ các quy định về việc cưỡng chế thu hồi đất và quy định về giá đất…
TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Tăng cường phương tiện phục vụ đi lại dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tăng cường phương tiện giao thông để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm với 7 trận địa. Trong đó có điểm trước Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lạc Long Quân, công viên Thống Nhất...
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Khuyến cáo bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5 năm nay, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ 27/4 đến hết 1/5 (làm bù vào ngày thứ Bảy 4/5). Thời gian nghỉ lễ kéo dài, đây cũng là khoảng thời gian nhiều gia đình tổ chức ăn uống, vui chơi… tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong dịp nghỉ lễ.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.

Tin khác

Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

Quận Hai Bà Trưng: Khen thưởng 19 “Công nhân giỏi” và 30 tập thể làm tốt công tác ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã trao tặng Giấy khen cho 19 “Công nhân giỏi" quận Hai Bà Trưng đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và tặng Giấy khen cho 30 tập thể thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Thủy lợi Hà Nội (Đông Anh), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Các phong trào thi đua hướng về đoàn viên, người lao động

Các phong trào thi đua hướng về đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ đã triển khai tích cực, hiệu quả các phong trào thi đua, nhiều đoàn viên, người lao động hăng hái lao động sản xuất và có những sáng kiến, sáng tạo đem lại giá trị làm lợi lớn cho đơn vị, doanh nghiệp.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ đẩy mạnh phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

LĐLĐ huyện Chương Mỹ đẩy mạnh phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Thời gian qua, phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, "Sáng kiến Thủ đô" được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tích cực hưởng ứng. Phong trào đã lan tỏa, phát huy được tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ công nhân, góp phần xây dựng doanh nghiệp bền vững, Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại.
Sôi nổi Hội thi “Nhân viên nuôi dưỡng giỏi” năm học 2023 - 2024

Sôi nổi Hội thi “Nhân viên nuôi dưỡng giỏi” năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Mới đây, các Công đoàn Khối Giáo dục huyện Thạch Thất đã tích cực tham gia Hội thi “Nhân viên nuôi dưỡng giỏi” cấp học mầm non tại các trường năm học 2023 - 2024.
Lộ diện đội bóng vào tứ kết Cúp báo Lao động Thủ đô năm 2024

Lộ diện đội bóng vào tứ kết Cúp báo Lao động Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 22/4, trên sân vận động Tây Hồ, đã xác định được 8 đội bóng mạnh nhất lọt vào vòng tứ kết Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - 2024.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Biểu dương nữ CNCVLĐ “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Biểu dương nữ CNCVLĐ “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị Biểu dương nữ công nhân, viên chức, lao động (CNCVLĐ) “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” năm 2023 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(LĐTĐ) Sáng 22/4, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án Đường dây 500kV mạch 3 (đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An).
Xem thêm
Phiên bản di động