Đôi vợ chồng khiếm thị với nghị lực phi thường

Cơn bạo bệnh từ thuở ấu thơ đã lấy đi của anh chị đôi mắt nhưng may mắn thay họ có một nghị lực phi thường và trái tim luôn yêu thương nồng nàn. Để rồi, định mệnh đã cho họ gặp nhau như một sự bù đắp những thiệt thòi mà hai người gặp phải…

Vượt qua bóng tối

Tôi tới thăm anh chị trong một buổi chiều cuối thu tại khu tập thể Trung tâm đào tạo và phục hồi chức năng cho người mù Việt Nam. Căn phòng nhỏ chưa tới 20m2 nhưng đồ đạc sắp xếp rất gọn gàng. Chị Đinh Việt Anh đang làm thức ăn chuẩn bị bữa cơm tối, anh Phạm Xuân Trường âu yếm ôm cô con gái nhỏ Hà Anh vào lòng, vừa cắt móng tay cho bé vừa tiếp chuyện chúng tôi.

Anh Trường và chị Việt Anh đều gần như bị mù từ năm lên 3 tuổi.Anh Trường sinh ra trong gia đình nghèo, có 5 anh em đều bị di chứng của chất độc da cam người cha mắc phải trong chiến trường. Năm lên 3 tuổi, anh Trường mắc chứng thoái hóa sắc tố võng mặc mắt. Một bên mắt của anh đã mù hoàn toàn, bên còn lại chỉ còn 1/10.

Không cam chịu số phận, anh Trường luôn tự nhủ và cố gắng học tập để tìm ánh sáng đời mình từ tri thức. “Có những lúc tưởng rằng việc học bị “đứt gánh” do kinh tế gia đình quá khó khăn, rồi những nỗi đau do bệnh tật hành hạ. Tuy nhiên, từ trong tâm thức, tôi luôn khuyên răn mình không thể gục ngã. Chính vì vậy, tôi xoay sở làm đủ mọi việc để có tiền đi học”, anh Trường nhớ lại.

Nhờ sự quyết tâm và nghị lực phi thường đó, trong suốt quá trình đi học, anh Trường luôn đứng tốp đầu của lớp. Tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây, anh đăng ký học lớp đào tạo chữ nổi tại Trung tâm Đào tạo và phục hồi chức năng cho người mù (217 Trung Kính, quận Cầu Giấy) và được nhận làm giảng viên tại đó.

Chị Đinh Việt Anh cũng sinh ra ở một vùng quê nghèo tại Hương Sơn (Hà Tĩnh). Chị là con út trong một gia đình có 5 anh em, bố mẹ đều là giáo viên. Năm lên 3 tuổi, đôi mắt sáng trong trẻo của Việt Anh bỗng nhiên bị thoái hóa giác mạc, một mắt không còn nhìn thấy, một mắt mờ nhòe. Thương con, bố mẹ Việt Anh bán sạch tài sản đưa con gái lên viện mắt Trung ương chạy chữa nhưng vẫn không cứu được đôi mắt của chị.

Đôi mắt không nhìn thấy rõ, việc sinh hoạt đã rất khó khăn nhưng Việt Anh luôn khao khát được tới trường. Chiều lòng con, mẹ Việt Anh xin các thầy cô cho con được ngồi lớp nghe giảng cùng các bạn. Lòng ham học và nghị lực của cô gái nhỏ khiến thầy cô và bạn bè cảm phục. Mặc dù giành được nhiều giải thưởng học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh nhưng chị và gia đình đều lo lắng không biết sẽ tiếp tục học ở đâu khi các trường đại học thời ấy đều không có chương trình đào tạo cho những người khiếm thị.

“Đã có lúc tôi rơi vào tuyệt vọng, hoang mang. Ở nhà, buồn chán, rất may tôi có cái đài catssec làm bạn. Qua chương trình phát thanh, tôi thấy có những cuộc thi viết báo, làm thơ nên cũng tập sáng tác. Không ngờ, bài của mình được phát, lại có cả nhuận bút khiến tôi có động lực để vui sống hơn”, chị Việt Anh tâm sự.

Cuối năm 2007, Việt Anh biết đến Hội Người mù Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ở đây, chị được tiếp cận với chữ nổi. Sống trong môi trường mà tất cả mọi người đều giống như mình nhưng vẫn yêu đời và luôn nỗ lực đã tiếp thêm cho Việt Anh nghị lực vươn lên. Với vốn kiến thức của mình, chị đã vượt qua kì thi để trở thành giảng viên của trung tâm. Cùng lúc đó, chị vẫn không ngừng tìm kiếm những cơ hội nâng cao trình độ. Chị vừa giảng dạy vừa theo học 2 trường: Khoa Triết học tại trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn và khoa Tiếng Anh của viện Đại học mở và tốt nghiệp loại giỏi cả 2 trường. Không dừng lại ở đó, chị còn học thêm tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Pháp... chị cũng là người viết giáo án dạy vi tính cho người khiếm thị.

Tình yêu giản dị

Trong thời gian theo học ở Hà Nội, Việt Anh đã xin vào Trung tâm đào tạo và phục hồi chức năng cho người mù để giảng dạy. Tại đây, chị đã gặp anh Trường và họ đã chung tay dệt lên câu chuyện tình yêu vượt qua bóng tối.
 “Ngày ấy dù thu nhập chưa được 200 nghìn đồng, nhưng cuối tuần nào tôi cũng thấy Việt Anh đưa các em học viên đi uống nước, trò chuyện vui vẻ, khuyên nhủ các em cố gắng vượt qua những khiếm khuyết của mình. Không những thế, với đồng lương eo hẹp của mình, Việt Anh còn âm thầm hỗ trợ tiền tàu xe, ăn uống cho một học viên trong lớp khiến tôi ấn tượng và thương mến đặc biệt…”, anh Trường vui vẻ kể lại.

Với chị Việt Anh, không chỉ nể trọng về nghị lực của anh Trường, mà còn cảm động trước sự quan tâm chân thành, nhiệt tình và trách nhiệm với những người xung quanh. Cứ thế, hàng ngày gắn bó, làm việc với nhau, cùng chung lý tưởng không ngừng học tập, làm việc tìm ra những phương pháp giúp đỡ cho người cùng cảnh ngộ. Tình yêu của họ đến với nhau từ sự cảm phục cả tài năng và con người của nhau.

Nhớ về những kỉ niệm ngày còn yêu nhau, chị Việt Anh xúc động kể lại: “Ngày đó, đến ngày lễ dù anh Trường dù bận rộn đến mấy cũng về thăm mình. Những món quà anh tự đi chọn, những tình cảm giản dị ấy tôi luôn trân trọng”.

Khi cả 2 quyết định tiến tới hôn nhân cũng là lúc phải đối mặt với nhiều lo lắng từ phía bạn bè và hai bên gia đình. Ngày anh dẫn chị về ra mắt, cả gia đình lặng đi khi thấy chị là một cô gái khiếm thị. Nhà đã có 4 người khiếm thị (em gái anh Trường cũng lấy một người con trai khiếm thị), nay lại thêm một người nữa không khỏi làm bố mẹ anh Trường suy nghĩ. Nhưng chính tình yêu chân thành đã giúp anh chị vượt qua tất cả. Bằng tình cảm tôn trọng và quan tâm chân thành tới tất  cả các thành viên trong gia đình anh, từ chỗ đắn đó suy nghĩ, bố mẹ anh Trường đã vui lòng đón cô con dâu khiếm thị.

Năm 2009, sau 9 năm quen biết và yêu nhau, một đám cưới giản dị đã diễn ra trước sự chúc phúc chân thành từ những người thân, bạn bè và rất nhiều học viên mù của trung tâm. Khi ấy, mặc dù đôi mắt không thể thấy ánh sáng nhưng khuôn mặt họ sáng bừng hạnh phúc và niềm vui.

Chị Đinh Việt Anh và con gái

Năm 2010, chị Việt Anh sinh bé Hà Anh mà theo anh Trường: “Chữ Hà chính là trong Hà Tây, Hà Tĩnh và Hà Nội”.  Với một cặp vợ chồng bình thường, việc chăm sóc con nhỏ đã gặp rất nhiều vất vả, với anh Trường và chị Việt Anh điều này càng khó khăn hơn.

Nhưng có lẽ thời điểm khó khăn nhất là khi con ốm. Mỗi lần con ốm, anh chị cặp nhiệt độ không thể nhìn thấy nhiệt độ là bao nhiêu, pha thuốc cũng không thể nhìn mức nước, những lúc ấy phải mang sang  hàng xóm nhờ mọi người xem giúp. Ban ngày thì vậy, khổ hơn khi cháu bị sốt lúc nửa đêm: “Ôm con vào lòng, thấy cháu nóng ran, cặp nhiệt độ rồi việc rất đơn giản là xem nhiệt độ tôi thì lại không thể, giữa đêm khuya hàng xóm đều ngủ say, những lúc ấy tôi chỉ biết ôm con mà khóc”, những giọt nước mắt  chị lại rơi khi nhớ về những khi gian khó.

Chị Đỗ Thị Chiến (37 tuổi), sống chung dãy nhà với anh Trường và chị Việt Anh chia sẻ về người hàng xóm của mình với sự cảm phục: “Với công việc, Trường và Việt Anh luôn là người trách nhiệm và nỗ lực hơn tất cả mọi người. Với mọi người xung quanh, họ luôn quan tâm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Tất cả tình cảm đều rất chân thành. Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng họ luôn động viên nhau vượt qua và chưa từng nặng lời với nhau bao giờ”.

Hiện  anh Trường là Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo - Phục hồi chức năng cho người mù. Chị Việt Anh là Trưởng ban công tác phụ nữ trẻ em của Hội Người mù Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Đời mới. Cả hai cùng tốt nghiệp thạc sĩ.

Anh Trường, chị Việt Anh như những cây xương rồng mọc trên cát, mạnh mẽ vươn lên trên những điều khắc nghiệt nhất và nở hoa bằng chính nghị lực của mình. Cùng nhau vượt qua bóng tối, họ đã biến những điều không thể thành có thể, biến tuyệt vọng thành hy vọng để làm cho cuộc sống này tươi đẹp hơn.

Tuấn Trung

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/3, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.

Tin khác

Giao Công an xác minh nguyên nhân 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

Giao Công an xác minh nguyên nhân 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc

(LĐTĐ) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, Thành phố sẽ có văn bản chỉ đạo giao Công an Thành phố xác minh làm rõ liên quan tới sự việc báo chí phản ánh 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc thời gian vừa qua.
Đồng Nai: 3 người tử vong nghi do ngạt khí ga của trang trại heo

Đồng Nai: 3 người tử vong nghi do ngạt khí ga của trang trại heo

(LĐTĐ) Mặc dù đã được các lực lượng nhanh chóng đưa từ hầm ga lên, tuy nhiên, cả ba nạn nhân đều đã tử vong.
Tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ Gò Đống Thây

Tạm hoãn cưỡng chế thu hồi đất dự án tu bổ Gò Đống Thây

(LĐTĐ) UBND quận Thanh Xuân vừa ban hành văn bản về việc thay đổi thời gian tổ chức thực hiện kế hoạch cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây (phường Thanh Xuân Trung).
Sở Giao thông vận tải TP.HCM "điểm tên" 169 nhà thầu chây ỳ nộp phạt

Sở Giao thông vận tải TP.HCM "điểm tên" 169 nhà thầu chây ỳ nộp phạt

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị chính quyền các quận huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị liên quan không tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép thi công đối với các đơn vị chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Sở GTVT Thành phố.
Duyệt danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình

Duyệt danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình

(LĐTĐ) Năm 2024, quận Ba Đình có 49 dự án với tổng diện tích 24,06 ha được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt.
TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

Loay hoay cải tạo chợ truyền thống

(LĐTĐ) Chợ truyền thống là mô hình kinh doanh không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nhiều chợ đã xuống cấp, không bảo đảm quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, không đáp ứng tiêu chí đô thị… Bài toán cải tạo, xây dựng chợ không phải là mới nhưng vẫn là khó giải khi chưa thể hài hòa hết lợi ích của các bên.
Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

Chung cư cũ tăng giá để chờ đón "sóng" cải tạo

(LĐTĐ) Chung cư cũ vốn là sản phẩm khá kén khách bởi thời gian xây dựng đã lâu, diện tích nhỏ, thiếu tiện tích sinh hoạt và xuống cấp. Tuy vậy, cùng với cơn sốt của thị trường chung cư nói chung, loại hình nhà ở này bỗng nhiên lại được nhiều người quan tâm, kéo theo giá bán tăng lên từng ngày.
Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

Quận Tây Hồ: Xử lý gần 3.000 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, đô thị

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị, các lực lượng chức năng quận Tây Hồ đã tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Đảm bảo an ninh trật tự Lễ kỷ niệm 1984 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông..., phục vụ Lễ hội truyền thống kỷ niệm 1984 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Công an quận Hai Bà Trưng đã bố trí lực lượng phân luồng chống ùn tắc giao thông, nhất là địa điểm tổ chức, tuyến đường liên quan các hoạt động của lễ hội...
Xem thêm
Phiên bản di động