Doanh nghiệp cần cẩn trọng trước những "cơn gió ngược"

(LĐTĐ) Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang tạo ra những thách thức không nhỏ đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp không nên quá chủ quan bởi thách thức và những "cơn gió ngược" vẫn còn ở phía trước.
Viettel đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam 2022 Nới room tín dụng cho toàn hệ thống ngân hàng Công đoàn Công ty May liên doanh Plummy: Cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động

Tiến trình cải thiện môi trường kinh doanh đang chững lại

Lạm phát toàn cầu vẫn được dự báo đang đạt đỉnh, dù các chỉ số lạm phát toàn cầu cũng không còn căng thẳng như năm 2022 nhưng cũng chưa thể chấm dứt. Bởi vì các nước cũng sẽ phải cố gắng kìm chế lạm phát để quay trở về lạm phát mục tiêu của họ. Do vậy việc duy trì các chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn có thể sẽ tiêp tục diễn ra trong năm 2023.

Từ năm 2000 đến nay, xếp hạng Tự do kinh tế đối với Việt Nam theo đánh giá của Viện Fraser luôn nằm dưới thứ hạng 100, thể hiện hiệu quả thị trường kém. Cụ thể, năm 2000 Việt Nam đạt 5,58 điểm và thứ hạng 105; năm 2010 đạt 5,9 điểm và thứ hạng 128; năm 2015 Việt Nam đạt 6,04 điểm với thứ hạng 126. Năm 2022 theo xếp hạng Tự do kinh tế 2022, Việt Nam ở vị trí cuối bảng, xếp thứ 113/165 nền kinh tế, với 6,42 điểm (thang điểm 10).

Mặc dù đã có sự cải thiện nhờ sự quyết liệt của Chính phủ trong những năm gần đây, tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, có thể do tác động của dịch bệnh nên tiến trình cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam đang bị chững lại.

Doanh nghiệp cần cẩn trọng trước những
Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang tạo ra những thách thức không nhỏ đối với cộng đồng doanh nghiệp (ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Chia sẻ với báo chí bên lề Hội thảo "Thúc đẩy tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường", tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng phụ trách Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội), nhấn mạnh: “Một điểm mà chúng tôi vẫn thống nhất rằng trong năm 2022 một số chính sách về ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi tăng trưởng của Chính phủ đã làm tốt, và đã ổn định được mặt bằng giá cả. Khả năng chỉ số lạm phát trong năm 2022 cũng chỉ trên 3% và chỉ số lạm phát cơ bản chỉ trên 2%. Việc ổn định kinh tế vĩ mô tạo ra nền tảng tốt cho sức phục hồi, sức bật của nền kinh tế”.

Tuy nhiên, ông Việt cũng cho rằng, ở đâu đó, một số ngành, một số lĩnh vực vẫn còn có sự hạn chế nhất định. Ví dụ trong 9 tháng đầu năm, một số mặt hàng thiết yếu về lương thực, năng lượng, tỷ giá có sự bất ổn. Cùng với đó, dưới áp lực cạnh tranh về tỷ giá và lãi suất trên thế giới, cũng gây ảnh hưởng đến tỷ giá của đồng tiền Việt Nam so với đồng Đô la.

Không đợi nước đến chân mới nhảy

Trong năm 2022, Việt Nam đã có sự phục hồi tăng trưởng tương đối thành công so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đã đề ra, đặc biệt là đạt 14/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của năm 2022.

Phân tích các thành công trong năm qua, tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt cho rằng, không thể thiếu đóng góp của kinh tế đối ngoại mà bằng chứng là dòng vốn FDI có sự gia tăng so với những năm trước. Đặc biệt doanh nghiệp đã có sự tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu, gia tăng giá trị xuất khẩu.

Theo Tổng Cục thống kê, giá trị xuất khẩu trong 11 tháng đã vượt năm 2021 và giá trị thặng dư là 10 tỷ Đô la. Đó là con số rõ nét, cho thấy sự hội nhập của Việt Nam vào các thể chế kinh tế thông qua các FTA mà Việt Nam đã kịp tận dụng.

“Có một điều đáng tiếc là chúng tôi rất kỳ vọng vào vốn đầu tư công và sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các gói phục hồi kinh tế. Do nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân về mặt thể chế, những ngập ngừng về mặt chính sách và những rụt rè từ cơ quan thực thi khiến chúng ta đang có độ trễ nhất định. Tôi kỳ vọng đầu tư công vào hỗ trợ kinh tế, đây sẽ là động lực lớn trong quá trình phục hồi phát triển kinh tế của Việt Nam sau Covid-19”, tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt nói.

Doanh nghiệp cần cẩn trọng trước những
Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng (ảnh minh họa: Bảo Thoa)

Dự đoán về tình hình kinh tế năm 2023, ông Việt cho rằng vẫn còn nhiều bất ổn và đưa ra cảnh báo: Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng chúng ta không nên quá chủ quan bởi thách thức và những “cơn gió ngược” vẫn còn ở phía trước. Lạm phát toàn cầu vẫn được dự báo đang đạt đỉnh, các chỉ số lạm phát toàn cầu cũng không còn căng thẳng như năm 2022 nhưng cũng chưa thể chấm dứt. Bởi vì các nước cũng sẽ phải cố gắng kìm chế lạm phát để quay trở về lạm phát mục tiêu của họ. Do vậy việc duy trì các chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn có thể sẽ tiếp tục trong năm 2023.

Do các yếu tố tác động bất ổn trước, trong và sau Covid-19, kèm theo các cuộc xung đột, dự báo sự suy giảm kinh tế trên thế giới là hiện hữu và xảy ra hầu hết các khu vực trên các nền kinh tế. Theo đó cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Việt Nam.

Cùng với đó là một số sự sụt giảm về sản xuất, hướng tới xuất khẩu của Việt Nam do sự thắt chặt chi tiêu, tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu, trong đó các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu. Mặt hàng may mặc, da giày, điện tử viễn thông có sự sụt giảm trong các quý cuối của năm 2022 này, cho thấy sự khó khăn về đầu ra của đơn hàng; và có sự lác đác các hiện tượng sa thải người lao động trong khối sản xuất nói chung, khối xuất khẩu và khối đầu tư nước người nói riêng.

“Làm sao để doanh nghiệp có sức sống mãnh liệt, vượt qua những "cơn gió ngược", trở nên năng động, thích ứng với bối cảnh, cần có sự phối hợp của bàn tay quản lý của nhà nước, và sự chủ động của doanh nghiệp. Tôi cho rằng doanh nghiệp thay vì chờ đợi và kêu gọi sự hỗ trợ từ phía nhà nước, nên chủ động tham gia góp tiếng nói vào việc cải thiện các cách tiếp cận của nhà nước trong chính sách vĩ mô cũng như môi trường kinh doanh và quản lý. Nhà nước và doanh nghiệp không đợi nước đến chân mới nhảy mà chúng ta phải lường trước được khó khăn, thách thức và có dự báo rủi ro trong tương lai”, tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt nhấn mạnh.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).

Tin khác

Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

(LĐTĐ) Trong thời đại 4.0 hiện nay, gửi tiết kiệm online trở thành xu hướng được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn bởi sự tiện lợi và an toàn.
Chứng khoán lập đỉnh mới

Chứng khoán lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (28/3), VN-Index lập mốc cao mới ở vùng 1.290 điểm, TCB hỗ trợ đắc lực cho đà tăng của chỉ số chính sau thông báo chia cổ tức “khủng”. Thanh khoản tiếp tục gia tăng dù thị trường vẫn chưa ghi nhận sự trở lại của các nhà đầu tư tại VNDirect.
Đồng Nai: Xuất siêu trong quý I/2024 đạt hơn 1,6 tỷ USD

Đồng Nai: Xuất siêu trong quý I/2024 đạt hơn 1,6 tỷ USD

(LĐTĐ) Hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Đồng Nai đạt nhiều khởi sắc khi xuất siêu hơn 1,6 tỷ USD trong quý 1/2024.
Chấm dứt “cơn khát” vốn!

Chấm dứt “cơn khát” vốn!

(LĐTĐ) Từ giữa tháng 3/2024, lãi suất tiết kiệm đã được gần 20 ngân hàng thương mại (NHTM) trên thị trường tiếp tục điều chỉnh giảm. Theo đó, các NHTM giảm lãi suất tiết kiệm ở nhiều kỳ hạn, trong đó cao nhất có ngân hàng giảm đến 1,1%.
Cảnh báo hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến bị tấn công

Cảnh báo hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến bị tấn công

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã gửi công văn hỏa tốc tới các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nhằm cảnh báo lỗ hổng bảo mật liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin.
Từ 1/7:  Lỡ chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng lừa đảo vẫn có thể lấy lại

Từ 1/7: Lỡ chuyển tiền vào tài khoản của đối tượng lừa đảo vẫn có thể lấy lại

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, khách hàng cá nhân khi chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp/rút tiền ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay.
Cần sớm tính lại mức chịu thuế thu nhập cá nhân

Cần sớm tính lại mức chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Ngày 18/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trả lời chất vấn về nhóm nội dung thuộc lĩnh vực tài chính tại khuôn khổ phiên họp thứ 31 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó, nhiều đại biểu đề cập đến sự bất cập về thuế thu nhập cá nhân.
Vì sao chưa cấp phép cho doanh nghiệp kinh doanh đặt cược?

Vì sao chưa cấp phép cho doanh nghiệp kinh doanh đặt cược?

(LĐTĐ) Cấp phép kinh doanh đặt cược công khai để ngăn chặn cá cược chui, đồng thời quản lý, giám sát chặt hoạt động cá cược, hạn chế tiêu cực phát sinh từ cá cược chui. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có dự án nào được cấp phép kinh doanh công khai hoạt động cá cược.
Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.
Nhiều ngành tiếp tục tăng trưởng

Nhiều ngành tiếp tục tăng trưởng

(LĐTĐ) Theo quy luật, trước và sau Tết Nguyên đán là thời điểm thường ghi nhận sự tăng trưởng tích cực của ngành dịch vụ và năm 2024 cũng không phải ngoại lệ.
Xem thêm
Phiên bản di động