Bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động:

Đề xuất nâng mức hỗ trợ kinh phí đào tạo

(LĐTĐ) Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất mức hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng tay nghề tối đa 1,5 triệu đồng/tháng thay vì 1 triệu đồng/người/tháng như hiện nay.
de xuat nang muc ho tro kinh phi dao tao Mong được đào tạo để nâng cao tay nghề
de xuat nang muc ho tro kinh phi dao tao Đề xuất kinh phí đào tạo cán bộ, công chức
de xuat nang muc ho tro kinh phi dao tao Cơ hội để CNLĐ rèn luyện tay nghề

Đề xuất sửa đổi điều kiện được hỗ trợ kinh phí

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, về quy định hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, theo quy định hiện hành tại Nghị định 28/2015NĐ-CP, một trong những điều kiện người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm là: Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 300 lao động trở xuống và từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 300 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động với thời hạn dưới 3 tháng.

de xuat nang muc ho tro kinh phi dao tao
Nâng mức hỗ trợ học nghề để đáp ứng chi phí học nghề thực tế của người lao động

Những trường hợp được coi là bất khả kháng nêu trên, bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng một trong những nguyên nhân chưa có người sử dụng lao động nào được hưởng chế độ này là do các trường hợp được coi là bất khả kháng theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP hiếm khi xảy ra nên người sử dụng lao động khó tiếp cận và đáp ứng đủ điều kiện hưởng.

Vì vậy, tại dự thảo, Bộ đề xuất sửa đổi điều kiện trên thành: Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 30 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng dưới 200 lao động; từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 200 đến 1000 lao động; từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 1000 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 1 tháng.

Những trường hợp được coi là bất khả kháng nêu trên, bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại; Cơ quan có thẩm quyền xác định về quá trình sản xuất của đơn vị gây ô nhiễm môi trường; Cơ quan có thẩm quyền xác định về quá trình sản xuất của đơn vị làm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng; Thực hiện chủ trương đã được hoạch định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh.

Nâng mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/tháng

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức hỗ trợ hiện nay (1 triệu đồng/người/tháng) chỉ mới đáp ứng được với chi phí học các nghề đơn giản như may căn bản, sửa chữa xe gắn máy, điện dân dụng...

Mặt khác, đây là mức học phí tại các cơ sở đào tạo nghề công lập, nơi mà có giảng viên cơ hữu hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, còn tại các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập thì mức học phí này còn cao hơn rất nhiều trong khi thời điểm người sử dụng lao động được hỗ trợ là thời điểm đang khó khăn về tài chính, không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Do đó, mức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động hiện nay chưa đáp ứng được học phí học nghề thực tế và chưa tương đồng với chính sách hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Tại dự thảo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1,5 triệu đồng /người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 6 tháng.

Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là 1/2 tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 1 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

(LĐTĐ) Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 - Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với số tiền 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, của một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại huyện Diễn Châu.
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

(LĐTĐ) Vụ việc được Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện trong thời gian triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024...
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về ATVSLĐ và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.

Tin khác

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động