Đấu tranh với các loại tội phạm thời 4.0

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ trong phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp tội phạm hình sự trên địa bàn. Qua đó, tình hình phạm pháp hình sự được kiềm chế, kéo giảm nhưng vẫn tiềm ẩn phức tạp, nhất là tội phạm lừa đảo, trộm cắp tài sản. 
dau tranh voi cac loai toi pham thoi 40 Cảnh giác với tội phạm sử dụng công nghệ cao để cướp tài sản
dau tranh voi cac loai toi pham thoi 40 Cán bộ Công an phải có phong cách “trọng dân, gần dân”
dau tranh voi cac loai toi pham thoi 40 Hà Nội mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm

Xuất hiện nhiều thủ đoạn tinh vi

Qua các vụ cướp tài sản gần đây, Công an Hà Nội nhận thấy, phần lớn đối tượng gây án đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng (có thời gian thăm dò, theo dõi, lựa chọn thời điểm, mục tiêu thuận lợi; chuẩn bị kỹ công cụ, phương tiện; có sự bàn bạc, lên kế hoạch, phân công rõ trách nhiệm giữa các đối tượng trong quá trình thực hiện tội phạm…), lợi dụng triệt để sơ hở, mất cảnh giác của người dân để tiếp cận, thực hiện hành vi phạm tội.

dau tranh voi cac loai toi pham thoi 40
Lực lượng công an tăng cường tuần tra, trấn áp tội phạm.

Theo Công an Hà Nội, đối với loại tội phạm chuyên cướp tài sản, các đối tượng thường lợi dụng cửa mở sẵn, bất ngờ đột nhập công khai, sau đó dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc thủ đoạn khác nhằm khống chế, chiếm đoạt tài sản; chủ động tạo ra những lý do hợp lý để đột nhập vào nhà như: Giả danh, hóa trang thành nhân viên kiểm tra điện, nước, truyền hình cáp,…để người dân mất cảnh giác, sau đó bất ngờ dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc thủ đoạn khác khống chế, chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, các đối tượng “dàn cảnh” vụ tai nạn, va chạm giao thông, đánh ghen, đánh nhau hoặc đóng giả là khách thuê xe ôm, thuê xe taxi,… để “điều” nạn nhân đến địa điểm thuận lợi rồi cướp tài sản.

Trong mọi trường hợp, khi nhận thấy các đối tượng có biểu hiện, dấu hiệu nghi vấn chuẩn bị thực hiện hành vi cướp tài sản, người dân cần nhanh chóng phản ánh đến lực lượng Công an nơi gần nhất hoặc gọi điện đến đường dây nóng của Công an thành phố Hà Nội theo số điện thoại 113 hoặc 069.219.6780 để kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa, không để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Đặc biệt, thời gian gần đây còn xuất hiện thủ đoạn các đối tượng tự tạo ra tình huống khiến người tham gia giao thông mất cảnh giác, buộc phải dừng phương tiện như: Cho trẻ em ngồi, đóng giả người tai nạn nằm, đặt các chướng ngại vật giữa đường vào buổi tối,… khi người điều khiển phương tiện nhìn thấy, dừng và tiến lại gần, các đối tượng phục sẵn quanh khu vực này sẽ lập tức xông ra, khống chế hoặc dùng thủ đoạn khiến người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (đánh thuốc mê), chiếm đoạt tài sản.

Đối với loại hình tội phạm cướp tài sản thông qua các trang mạng xã hội như: Zalo, facebook, viber,… và mạng viễn thông, các đối tượng sẽ sử dụng “vỏ bọc” để xây dựng lòng tin với chủ tài sản (giả danh là cán bộ Công an, Bộ đội, Tòa án,… nhắn tin làm quen, trò chuyện hoặc gọi điện thông báo có người nhà đang gặp vấn đề nguy hiểm), sau đó hẹn, yêu cầu nạn nhân đến địa điểm thuận lợi để thực hiện hành vi phạm tội. Hay giả vờ mua hàng sau đó yêu cầu người bán hàng vận chuyển đến nơi thuận lợi để thực hiện tội phạm…

Các biện pháp phòng ngừa

Với tội phạm trộm cắp tài sản, loại tội phạm này thường ngó đến là hộ gia đình hay vắng nhà trong giờ hành chính hoặc các cửa hàng kinh doanh có tập trung nhiều hàng hóa tại cửa hàng vào ban đêm, không có người trông giữ.

Vào mùa hè, nhiều gia đình đi ngủ thường mở cửa sổ, cửa ban công, cửa ngách, tạo điều kiện cho các đối tượng trộm cắp trèo tường, đột nhập, dùng gậy có đầu dính để trộm, khều móc tài sản. Mùa hè, các gia đình đi nghỉ mát, về quê, nhà thường khóa cửa dài ngày, không người trông giữ, cũng là điều kiện để các đối tượng phá khóa đột nhập trộm cắp.

Tại các hộ dân ở nhà đất riêng và nhất là các hộ ở các nhà tập thể cũ thường có thói quen để xe máy ngoài cửa, ở chân cầu thang vào những giờ buổi trưa và cuối giờ chiều, không có người trông giữ để tranh thủ vào nhà cũng tạo điều kiện cho hoạt động của loại tội phạm trộm cắp xe máy phức tạp.

Trước những phương thức, thủ đoạn phạm tội nói trên, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, người dân cần đề cao cảnh giác và có biện pháp tự phòng ngừa, hạn chế tối đa nguyên nhân, điều kiện mà các đối tượng có thể lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội như: Cần gia cố các loại cửa, khóa cửa, đóng các cửa trước khi ra khỏi nhà, khi đi ngủ; sử dụng các loại khóa cửa chắc chắn, các loại khóa phía trong cửa, không để tài sản gần cửa sổ, cửa ngách. Khi gia đình đi vắng thì không để nhiều tài sản trong nhà, thực hiện “đi gửi về báo”, nhờ hàng xóm tốt, người nhà trông coi, có gì bất thường báo với cơ quan công an.

Đồng thời, mỗi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, tỉnh táo, bình tĩnh khi nghe thấy các thông tin nợ nhiều tiền, liên quan đến vụ án nào đó hoặc người thân bị tai nạn. Thông báo ngay cho người thân và trình báo ngay cho cơ quan công an để giải quyết theo thẩm quyền. Không hoang mang, vội vã chuyển tiền khi các đối tượng lạ yêu cầu.

Tuyên truyền cho người thân, bạn bè về thủ đoạn lừa đảo này để mọi người chủ động trong cách xử lý khi có hành vi lừa đảo tương tự. Mua và bán hàng tại các địa chỉ đáng tin cậy, kiểm tra hàng hóa trước khi nhận. Không đăng nhập vào các trang Web khuyến mại, kiểm tra lại thông tin trúng thưởng tại các công ty đại diện của nhãn hàng. Cảnh giác với các mối quan hệ trên các mạng xã hội, không đồng ý nhận hộ, nhận quà của những người chỉ mới quen biết.

Người dân sử dụng Internet banking nâng cao ý thức cảnh giác, không tự kích hoạt vào bất cứ đường link điện tử nào được gửi đến. Không nhập mã OTP vào bất cứ đường link do người lạ gửi thực hiện giao dịch điện tử. Không đeo đồ trang sức khi đi tập thể dục, đi chợ buổi sáng sớm, không đeo túi bên hông, không để túi ở giữa thân xe máy, không vừa đi vừa nghe điện thoại, xem ipad,...

Đối với ngân hàng, khi có khách hàng đến giao dịch, nhất là hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài hoặc địa phương khác ngoài Hà Nội có các biểu hiện lo lắng, vội vã, nghe điện thoại di động liên tục thì nhân viên cần hỏi kỹ xem có phải khách hàng được cơ quan chức năng hay người không quen biết đề nghị chuyển tiền không, chưa thực hiện giao dịch ngay, chủ động thông báo cho cơ quan công an để phòng ngừa các trường hợp khách khách hàng bị lừa đảo, đe dọa (lừa đảo bắt cóc người thân, người thân vay nợ phải nộp tiền mới được thả người, chuyển tiền vào tài khoản cơ quan chức năng vì bị nghi liên quan đến vụ án...) phải chuyển tiền; bố trí, lắp đặt hệ thống camera kiểm soát, chuông báo động ở những vị trí hợp lý; tuyển chọn lực lượng bảo vệ có khả năng sức khỏe đáp ứng được yêu cầu khi có vụ việc khẩn cấp xảy ra.

Lực lượng chức năng cũng khẳng định, khi người dân, tổ chức nhận biết được thủ đoạn của các loại tội phạm và ý thức được nâng cao thì chắc chắn các loại tội phạm kể trên sẽ bị kéo giảm.

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.

Tin khác

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) các chuyên gia cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với các chủ sàn, chủ website TMĐT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, trong quá trình xây dựng địa phương thành điểm du lịch an toàn, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lực lượng Công an quận đã và đang quyết liệt vào cuộc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Cẩn trọng với những mánh khóe  lừa đảo mới!

Cẩn trọng với những mánh khóe lừa đảo mới!

(LĐTĐ) Cận Tết Nguyên đán, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình mua bán tấp nập dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng qua hệ thống trực tuyến với những mánh khóe mới, tinh vi hơn.
Xóa "điểm đen" tiêm chích trước cổng Bệnh viện Bạch Mai

Xóa "điểm đen" tiêm chích trước cổng Bệnh viện Bạch Mai

(LĐTĐ) Qua công tác nắm tình hình địa bàn và nguồn tin báo của người dân, Công an phường Phương Mai, quận Đống Đa, phát hiện tình trạng một số bơm kim tiêm đã qua sử dụng bị vứt xung quanh các gốc cây sát khu vực đường sắt và hàng rào Bệnh viện Bạch Mai, đoạn từ cổng số 4 đến cổng số 3, đường Giải Phóng.
Dự án chậm bàn giao, chậm tiến độ: Người mua nhà khổ đến bao giờ?

Dự án chậm bàn giao, chậm tiến độ: Người mua nhà khổ đến bao giờ?

(LĐTĐ) Có nhà mà không được nhận, lại mặc kẹt trong “vòng xoáy” lãi suất… thực trạng về các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai đang là vấn đề gây nhức nhối dư luận, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người mua và cả hệ lụy về mặt xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động