Đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm từ mô hình cảnh báo nhanh
![]() | Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp an toàn |
![]() | Tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm |
![]() | An toàn, vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội: Vẫn nhiều nỗi lo |
![]() |
Hà Nội triển khai mô hình cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm |
Theo thông tin từ Sở Công Thương, mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND về việc triển khai mô hình hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm giai đoạn 2018 - 2020. Mô hình chính thức được triển khai từ tháng 7/2019.
Trong đó, điểm cảnh báo nhanh cấp 1 sẽ triển khai các điểm tiếp cận thông tin - xử lý thông tin tại địa bàn. Điểm cảnh báo nhanh cấp 2 tại quận do Phòng Y tế quận thường trực có nhiệm vụ tiếp nhận các nguồn thông tin, sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn từ hệ thống cảnh báo nhanh các cấp, hệ thống thông tin, truyền thông, báo chí, người dân, tổ chức mạng... Điểm cảnh báo cấp 3 sẽ thực hiện tổng hợp nội dung tiếp nhận, kết quả xử lý thông tin sự cố về an toàn thực phẩm của các cơ quan cấp trên và phản hồi lại cá nhân hoặc tổ chức cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ điểm cảnh báo cấp 2 theo quy định.
Bên cạnh đó, các đơn vị đầu mối có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Y tế, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành Công thương tổ chức kiểm tra giám sát chất lượng nhóm thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp; Xây dựng, tổ chức hệ thống/bộ máy cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn Thành phố với 3 cấp: Thành phố; cấp quận, huyện, thị xã và cấp xã, phường, thị trấn.
Các điểm cảnh báo an toàn thực phẩm từ thành phố xuống quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có quyết định thành lập hệ thống cảnh báo nhanh, phân công cụ thể cán bộ phụ trách tiếp nhận thông tin và được kết nối hoạt động với điểm cảnh báo Trung tâm.
UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch, triển khai các hoạt động theo kế hoạch tại địa phương đúng tiến độ, thời gian, mục tiêu. Quyết định thành lập hệ thống cảnh báo nhanh, xây dựng điểm cảnh báo cấp 1, cấp 2 trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, triển khai các điểm tiếp cận thông tin - xử lý thông tin tại địa bàn. Cùng với đó, xử lý, sẽ giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn dựa trên thông tin cảnh báo từ hệ thống cảnh báo nhanh, phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm; Phối hợp các đơn vị chức năng tuyến thành phố trong công tác thanh kiểm tra, giám sát phát hiện sự cố về an toàn thực phẩm, phòng chống và xử lý ngộ độc thực phẩm theo phân cấp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đa dạng hình thức tuyên truyền Ngày toàn dân phòng, chống ma túy

LĐLĐ quận Long Biên: Nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho Chủ tịch Công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước

Khai trương trung tâm giáo dục thể chất cho trẻ em

LĐLĐ huyện Thường Tín: Đổi mới công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Ông Vũ Anh Đức làm Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Tôn Đức Thắng

TP.HCM: Không tiêm vắc xin Covid-19, người dân phải ký giấy cam kết chịu trách nhiệm
Tin khác

TP.HCM: Không tiêm vắc xin Covid-19, người dân phải ký giấy cam kết chịu trách nhiệm

Bộ Y tế: Hướng dẫn mới với trường hợp tiêm liều vắc xin phòng Covid-19 bổ sung, nhắc lại

TP.HCM: Gia tăng ca sốt xuất huyết nặng phải thở máy, lọc máu

Chủ động ứng phó với dịch bệnh mùa hè

Thăm khám sức khoẻ cho đối tượng chính sách nhân ngày 27/7

Kích hoạt "báo động đỏ" phẫu thuật thành công cho bệnh nhân ung thư trực tràng

TP. Hồ Chí Minh: "Ngòi bút và ống nghe" ươm mầm Blouse trắng

Cam kết cung ứng đủ vắc xin cho trẻ em và người lớn

Nhiều phương án đảm bảo an toàn cho thí sinh
