Multimedia
11/10/2023 21:58
Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

11/10/2023 21:58

Nhiệm kỳ 2018 - 2023, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy Hà Nội, sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết liệt, thường xuyên đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành, phương thức hoạt động theo hướng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn để thực hiện thắng lợi, toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XVI Công đoàn thành phố Hà Nội đã đề ra.
Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

Nhiệm kỳ 2018 - 2023, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy Hà Nội, sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết liệt, thường xuyên đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành, phương thức hoạt động theo hướng linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn để thực hiện thắng lợi, toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XVI Công đoàn thành phố Hà Nội đã đề ra.

Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội cho biết, quan điểm xuyên suốt mà Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội đặt ra đối với hoạt động của Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô là phải luôn bám sát tinh thần chỉ đạo trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết số 02), Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Nghị quyết số 15) và bám sát các 15 chỉ tiêu, 9 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVI.

Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

Bám sát tinh thần chỉ đạo trong Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã có nhiều giải pháp thiết thực để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Theo đó, ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02, LĐLĐ Thành phố đã phối hợp với Ban Dân vận Thành ủy tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU, ngày 28/7/2021 về thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị (Kế hoạch số 35). LĐLĐ Thành phố cũng đã ban hành 45/KH-LĐLĐ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị trong các cấp Công đoàn Thủ đô theo từng giai đoạn cụ thể.

Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác, giai đoạn 2022 - 2025 với Ban Thường vụ 30 Quận, Huyện, Thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội. Quy chế phối hợp tập trung vào các nội dung: Công tác tổ chức, cán bộ; phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở; triển khai các phong trào thi đua trong CNVCLĐ; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ… Việc ký kết Quy chế phối hợp công tác là tiền đề quan trọng để Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ Thành phố và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động Công đoàn ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.

Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

Cùng với đó, Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố đã xây dựng và ban hành các Nghị quyết chuyên đề, gồm Nghị quyết số 14/NQ-BCH ngày 29/7/2021 về “Công tác cán bộ Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới” và Nghị quyết số 15/NQ-BCH ngày 29/7/2021 về “Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước” với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn; đồng thời triển khai các Đề án thí điểm: “Xây dựng, phát hành Bản tin sinh hoạt Công đoàn cơ sở”; “Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước thành phố Hà Nội”; “Hỗ trợ, khuyến khích phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước có từ 25 đoàn viên trở lên”; “Nâng cao hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp”; thành lập Nghiệp đoàn lái xe ô tô công nghệ của Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội; “Chăm lo nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Các Nghị quyết chuyên đề và Đề án thí điểm được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện đã góp phần thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ căn cốt của tổ chức Công đoàn và góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ, nhất là chỉ tiêu về thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể; phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở… Đặc biệt, các đề án thí điểm qua thực hiện đã phát huy hiệu quả tích cực, được lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và Thành ủy Hà Nội ghi nhận, đánh giá cao, nhiều nội dung được Tổng LĐLĐ Việt Nam nhân rộng, áp dụng trong cả nước.

Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

Nhiệm kỳ qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp thiết thực để chăm lo cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần cho đoàn viên, người lao động (NLĐ).

Giai đoạn 2018 - 2023, từ nguồn “Quỹ Xã hội Công đoàn” và ngân sách Công đoàn, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi hỗ trợ cho 1,2 triệu lượt đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền gần 600 tỷ đồng. Trong đó, tập trung vào các hoạt động như: Tổ chức chương trình “Tết sum vầy”; “Chuyến xe 0 đồng”; “Chợ Tết Công đoàn”; hỗ trợ sửa chữa, xây mới nhà “Mái ấm Công đoàn”… Ngoài ra, các cấp Công đoàn Thủ đô đã thực hiện tốt Chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn”, tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho đoàn viên với giá ưu đãi, góp phần cải thiện đời sống đoàn viên.

Đặc biệt, trước những tác động của đại dịch Covid-19 đến đời sống, việc làm của NLĐ và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều mô hình, cách làm sáng tạo như: Mô hình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, “Tổ ứng phó khẩn cấp”, “Tổ An toàn Covid-19” trong các doanh nghiệp… để chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch và cùng hệ thống chính trị, các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

Riêng trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư, các cấp Công đoàn Thủ đô đã trích từ ngân sách Công đoàn và vận động nguồn lực xã hội hóa với số tiền trên 100 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho trên 120.000 đoàn viên, NLĐ; thăm hỏi các lực lượng tuyến đầu; ủng hộ Quỹ Vắc xin và công tác phòng, chống dịch; hỗ trợ bữa ăn ca “3 tại chỗ”… Từ đó, đã giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm, gắn bó với tổ chức Công đoàn; gắn bó với doanh nghiệp; tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống dịch, góp phần vào thành công chung của Thành phố và cả nước.

Trong nhiệm kỳ qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng thực hiện tốt công tác đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ thông qua việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên, chức; Hội nghị NLĐ. Hàng năm, 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; 74% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị NLĐ. Công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể với nhiều điều khoản có lợi cho NLĐ cao hơn so với quy định của pháp luật được chú trọng triển khai bằng nhiều giải pháp thiết thực, đến nay, toàn Thành phố có 3.699 bản Thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết (đạt tỷ lệ 75,5%, trong đó số Thỏa ước lao động tập thể xếp loại A đạt 46%)..

Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

Ngoài ra, các cấp Công đoàn cũng đã quan tâm tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền với công nhân lao động và tổ chức đối thoại 3 bên giữa Công đoàn - người sử dụng lao động - NLĐ để giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất của NLĐ, giúp NLĐ ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất; phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp và khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, NLĐ, trọng tâm là phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”… góp phần nâng cao kỹ năng tay nghề, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

Đặc biệt, hưởng ứng Chương trình “1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, LĐLĐ thành phố Hà Nội đã vượt 320% chỉ tiêu được giao, trong đó có rất nhiều sáng kiến có giá trị làm lợi, có ý nghĩa xã hội lớn, kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đặc biệt là trong bối cảnh phục hồi sau dịch bệnh.

Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

Song song với đó, các cấp Công đoàn Thủ đô thường xuyên tuyên truyền, vận động đoàn viên, NLĐ thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố, ngành, địa phương và đơn vị; chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công Công đoàn các cấp để chăm lo tốt hơn cho lao động nữ; tập trung thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời giải quyết thỏa đáng kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, NLĐ; thực hiện đúng quy định trong công tác tài chính và hoạt động kinh tế của Công đoàn; duy trì, mở rộng hoạt động đối ngoại để nâng cao vị thế và uy tín của Công đoàn Thủ đô trong nước và quốc tế.

Đối với công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, LĐLĐ Thành phố đã đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu để thực hiện, trong đó có việc phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, cơ quan Thuế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội... để nắm bắt dư địa và tổ chức vận động, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, không để khoảng trống, khoảng trắng Công đoàn ở những địa bàn trọng điểm, các Khu Công nghiệp và chế xuất.

Kết quả, giai đoạn 2018 - 2023, các cấp Công đoàn Thủ đô đã thành lập mới 2.821/2.582 Công đoàn cơ sở (vượt 9,3% kế hoạch), phát triển mới 206.227/166.795 đoàn viên Công đoàn (vượt 23,6% kế hoạch).

Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

Để hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ được triển khai hiệu quả và đạt được những kết quả tích cực, nhiệm kỳ 2018 - 2023, Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố luôn bám sát quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong quá trình tổ chức hoạt động luôn bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền, chuyên môn; sự phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các sở, ban, ngành tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện nhiệm vụ.

Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển
Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

Bên cạnh đó, Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố chủ trương hướng hoạt động Công đoàn về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu; coi trọng nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và NLĐ là yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên và là trách nhiệm của các cấp Công đoàn trong điều kiện hiện nay.

Xác định việc nâng cao kỹ năng hoạt động, kỹ năng thương lượng và giám sát việc thực hiện Thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động; công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt.

Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo hướng “5 rõ”: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả để tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, để hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ được triển khai hiệu quả, Ban Chấp hành LĐLĐ Thành phố luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn; coi trọng về quyền, trách nhiệm của NLĐ khi gia nhập tổ chức Công đoàn và tham gia quan hệ lao động tại doanh nghiệp. Lựa chọn phong trào thi đua phù hợp cho từng đối tượng, loại hình Công đoàn cơ sở và đặc thù của mỗi cấp Công đoàn Thủ đô, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên của Công đoàn.

Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

Theo Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh, phát huy truyền thống của tổ chức Công đoàn và những kết quả đã đạt được, thời gian tới, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động, hướng về cơ sở; tập trung chăm lo, đại diện bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Công đoàn nhằm chủ động thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình mới; nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện kỷ luật lao động, xây dựng tác phong công nghiệp cho đoàn viên, NLĐ; xây dựng đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; thu hút, tập hợp NLĐ, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Công đoàn Thủ đô: Đổi mới - Vượt khó - Phát triển

Nội dung: Mai Quý - Thiết kế: P.T