Công cuộc giảm nghèo bền vững vẫn còn nhiều khó khăn

(LĐTĐ) Chiều 6/9, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.  
cong cuoc giam ngheo ben vung van con nhieu kho khan Tiếp tục huy động các nguồn lực chung tay vì người nghèo
cong cuoc giam ngheo ben vung van con nhieu kho khan Để giảm nghèo bền vững: Chính sách một, quyết tâm phải mười
cong cuoc giam ngheo ben vung van con nhieu kho khan Khẩn trương hoàn thiện Đề án hỗ trợ thôn, bản khó khăn xây dựng nông thôn mới

Trình bày báo cáo của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết: Ngày 24 tháng 06 năm 2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.

Ngay sau đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nghiêm túc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao. Theo đó, khuôn khổ pháp lý để triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cơ bản được hoàn thiện; Cơ chế quản lý điều hành, phân công, phân cấp, phối hợp, lồng ghép trong tổ chức thực hiện đã từng bước được hình thành và đi vào nền nếp; Nhiều mục tiêu đề ra trong Nghị quyết đã được tổ chức thực hiện đạt và vượt tiến độ đề ra.

Cụ thể, đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước là 15,10%. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước giảm còn 13,64%. Cuối năm 2017, giảm còn 12,02%.

Như vậy, giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm 1,59%/năm, đạt vượt so với mục tiêu đề ra là từ 1-1,5%/năm. Đến nay có 8 huyện thoát nghèo trong trong tổng số 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a; 14 huyện hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30a thoát khỏi tình trạng khó khăn; có 19/291 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo ra khỏi chương trình.

cong cuoc giam ngheo ben vung van con nhieu kho khan
Ảnh minh họa (Tapchitaichinh.vn)

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng chỉ rõ, một số nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết 76 chưa đạt tiến độ quy định. Điển hình như việc chuyển đổi phương thức hỗ trợ người nghèo từ hỗ trợ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, có thời hạn triển khai còn chậm; Nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tuy đã được ưu tiên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; Kết quả giảm nghèo chưa bền vững.

Cụ thể trong 02 năm (2016 – 2017), tỷ lệ tái nghèo bình quân 5,1%/năm so với tổng số hộ thoát nghèo (giai đoạn trước tỷ lệ tái nghèo khoảng 12%/năm), tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo phát sinh tương đối lớn, bằng 22,98% so với tổng số hộ thoát nghèo.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng nhấn mạnh quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết của Quốc hội; phấn đấu đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước sẽ giảm xuống dưới 4% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 và tỷ lệ bình quân hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm xuống dưới 30%.

Cho ý kiến tại phiên họp, đa số các đại biểu cơ bản đồng tính với nhiều nội dung trong báo cáo của Chính phủ. Khẳng định công tác giảm nghèo đã đạt được những mục tiêu nhất định và từng bước kiềm chế tái nghèo, nhất là huy động được cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, qua quá trình giám sát thực tế tại các địa phương, công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sĩ Lợi chỉ rõ: Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, khoảng cách giàu, nghèo có xu hướng gia tăng; Việc bố trí các nguồn vốn thực hiện một số chương trình đôi khi còn chưa kịp thời, dàn trải… nên đã ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng các công trình...

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh ghi nhận những cố gắng của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã quyết tâm thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội, qua đó tạo đà hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết trong thời gian tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội cũng nhấn mạnh, báo cáo của Chính phủ lần này cơ bản đã thể hiện tinh thần tiếp thu ý kiến từ các phiên họp mở rộng trước. Tuy nhiên, công cuộc giảm nghèo bền vững vẫn còn nhiều khó khăn, đòi hỏi sự đồng lòng, quyết tâm cao của từng cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội, nhất là trong điều kiện chúng ta thực hiện các chính sách theo chuẩn nghèo đa chiều.

Đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục tiếp thu kiến nghị của các đại biểu trong phiên họp hôm nay, qua đó tổng hợp, hoàn thiện báo cáo thêm một bước để làm cơ sở trình Ủy ban Thường vụ trong thời gian tới, bảo đảm tính toàn diện, chi tiết và khoa học.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Chương Mỹ: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Chương Mỹ phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội ký giao kết thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội ký giao kết thi đua, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

(LĐTĐ) Chiều nay (23/4), tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP, đại diện 6 đơn vị thuộc Cụm thi đua số 7 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã ký giao kết thi đua năm 2024 và bàn kế hoạch triển khai công tác năm 2024.
MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

(LĐTĐ) Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc sức bền 24h khổng lồ”, từ ngày 20/4/2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “Thử thách bền bỉ hơn” trên Tiktok, “Thử thách 7 ngày bền bỉ hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.
Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(LĐTĐ) Tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”, các chuyên gia đã giải đáp cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhiều câu hỏi liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, chính sách đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh lao động...
Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Câu chuyện về “rác thải cồng kềnh” không phải bây giờ mới được nhắc đến, tuy nhiên, cùng với muôn vẻ đổi thay của đô thị, sự bất cập, lúng túng trong xử lý vấn đề này đang dần trở nên nổi cộm.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Xem thêm
Phiên bản di động