Chuyện về những người bền bỉ vượt nắng, thắng mưa dựng lên "những lá chắn thép" tại các khu cách ly

(LĐTĐ) Trong bộ đồ bảo hộ bọc kín người giữa thời tiết nắng nóng, từ nhiều tháng nay, những anh “Bộ đội Cụ Hồ” vẫn bền bỉ “dàn quân” cùng đội ngũ y bác sĩ, lực lượng tuyến đầu dựng lên những lá chắn thép tại các khu cách ly. Làm nhiệm vụ tại các khu cách ly, các anh luôn xác định công tác phòng chống dịch cần quyết liệt, chặt chẽ hơn hết để không còn nguy cơ tái bùng phát, tiến tới ngăn chặn và đẩy lùi, không để lây nhiễm thứ phát lan ra cộng đồng.
Người dân phường Thanh Xuân Trung hài lòng vì được chăm lo từng bữa ăn đến y tế tại khu cách ly Những “lá chắn thép” canh giữ bình yên cho Thủ đô Tổ An toàn Covid-19: “Lá chắn thép” bảo vệ người lao động

Xác định “hết dịch mới về”

Đã hơn hai tháng nay không về nhà, Trung tá sỹ quan Hoàng Trọng Tuyên - Chính trị viên Phó kiêm Chủ nhiệm chính trị Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thanh Trì - Chỉ huy trưởng tại Khu cách ly tập trung số 2 Trường Cán bộ nông nghiệp xã Vĩnh Quỳnh, đang ngày đêm cùng lực lượng tuyến đầu dựng lên lá chắn thép bảo vệ nhân dân. Theo lời kể của Trung tá Hoàng Trọng Tuyên, chúng tôi càng thấy ở các anh sự vững vàng, quyết tâm, hết lòng vì nhân dân phục vụ.

Khi vào Khu cách ly, các chiến sĩ xác định “khi nào hết dịch mới về”, chỉ những trường hợp đặc biệt mới được ra, thế nhưng từ khi kích hoạt Khu cách ly tại xã Vĩnh Quỳnh từ 31/7 đến nay, chưa chiến sĩ nào rời vị trí chiến đấu. Bản thân Trung tá Hoàng Trọng Tuyên dù có hai con nhở ở nhà, nhưng anh cũng xác định "dằn lại nỗi nhớ" để tập trung tinh thần làm nhiệm vụ.

Chuyện về những người bền bỉ vượt nắng, thắng mưa dựng lên
"Lá chắn thép" kiên trì, bền bỉ trong khu cách ly

Ở đây, các chiến sĩ cùng lực lượng y, bác sĩ, tình nguyện viên đều xác định phải sống trong môi trường độc hại bởi tiếp xúc với thuốc phun khử khuẩn thường xuyên, do có nhiều F1 trở thành F0 trong khu cách ly. Thời tiết nắng nóng, lực lượng tuyến đầu đều phải mặc bảo hộ kín mít từ đầu đến chân, không khí và độ tỏa nhiệt trên cơ thể lớn, ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều.

Toàn bộ khu vực cách ly nằm trong khu vực ít cây xanh, chủ yếu là sân bê tông, nhiệt độ vào những ngày hè lên rất cao. Những công việc như tiếp nhận công dân, trả công dân đều được các chiến sĩ thực hiện trong thời tiết nắng nóng như thế. Ngoài ra, các chiến sĩ còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như vệ sinh khu cách ly, phục vụ bà con ăn uống, sinh hoạt, trong môi trường F0 rất độc hại, ngày nào cũng phun mấy lần hóa chất.

Vào khu cách ly có rất nhiều hoàn cảnh gian nan. Trung tâm đã tiếp nhận khoảng 40 trẻ dưới 16 tuổi, nhiều cụ già từ 80 đến 90 tuổi đi không vững. Trường hợp đặc biệt còn có cháu bé mới 3 tháng tuổi trở thành F1 do người giúp việc là F0. Cũng có những cháu bị trầm cảm, cứ thấy người lạ là khóc, đêm không chịu ngủ… Những trường hợp còn nhỏ quá mà bố mẹ, gia đình đều là F0 đã chuyển lên viện điều trị, lực lượng tuyến đầu lại tìm cách kêu gọi họ hàng lên chăm sóc. Nếu không tìm được họ hàng, các chiến sĩ phải kêu gọi xã gửi tình nguyện viên lên chăm, trường hợp không có ai, thì tại trung tâm sẽ cắt cử người chăm sóc bé.

“Nhìn những hoàn cảnh này, các chiến sĩ càng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình đối với người dân, càng nỗ lực để giúp họ có điều kiện tốt nhất, đảm bảo sức khỏe và cuộc sống vật chất, tinh thần, nhanh chóng được trở về với gia đình, người thân”, Trung tá sỹ quan Hoàng Trọng Tuyên chia sẻ.

Những ngày này, mỗi lần liên lạc với cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thanh Trì chúng tôi luôn nhận được câu trả lời “Các anh em đang đi tiếp nhận công dân”, “giờ mới trả lời được vì mặc đồ bảo hộ không dùng được điện thoại”.

Nhiệm vụ tại các Khu cách ly tập trung vô cùng khó khăn song với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ý chí, quyết tâm, trách nhiệm và những cống hiến thầm lặng của những chiến sĩ nơi đây góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ sự bình an của mỗi người dân trong luồng sóng đại dịch lần thứ 4. Những quy định và việc làm đã trở thành nề nếp hàng ngày tại đây như: phun khử khuẩn toàn bộ khu cách ly, phòng ở, chuẩn bị dung dịch sát khuẩn tay, đảm bảo an toàn cho lực lượng phục vụ, nhất là kiểm soát tốt việc đo thân nhiệt cho người thực hiện cách ly luôn được tuân thủ sát sao.

Tình nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ tại khu cách ly tập trung Trường cán bộ quản lý Nông nghiệp và phát triển Nông thôn I (xã Vĩnh Quỳnh) từ ngày đầu kích hoạt, đối với chiến sĩ dân quân Nguyễn Danh Tài - Bí thư chi đoàn 4 thôn Nguyệt Áng, xã Đại Áng như một hành trình trải nghiệm. Khi được hỏi, số lượng công dân trong các khu cách ly tập trung dương tính với Covid-19 cao, anh có nghĩ đến khả năng mình bị lây nhiễm mà e ngại? chúng tôi nhận được câu trả lời: “Khi viết đơn tình nguyện vào phục vụ nơi tuyến đầu chống dịch là đã xác định tư tưởng, bản lĩnh, ý chí sẵn sàng chiến đấu, nỗ lực để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, đơn vị và nhân dân tin tưởng giao phó. Bất luận trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm nào, không có lý do gì để chúng tôi chùn bước”.

Để đảm bảo hoạt động các khu cách ly tập trung của huyện, Ban Chỉ huy Quân sự phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế huyện thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công như: Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc chữa bệnh, hóa chất khử trùng, dụng cụ bảo hộ cho toàn lực lượng làm nhiệm vụ tại khu cách ly và đối tượng được cách ly; giám sát phòng, chống lây nhiễm chéo tại khu vực cách ly tập trung; đảm bảo an toàn, an ninh trật tự; đảm bảo hậu cần và đầy đủ nhu yếu phẩm cho cán bộ cũng như công dân cách ly tại đây.

Khi liên lạc với các chiến sĩ “canh giữ vùng đỏ” tại các khu cách ly của huyện Thanh Trì, chúng tôi được các anh kể cho nghe nhiều câu chuyện xúc động. Có em nhỏ mới 2 tháng tuổi, có mẹ và chị gái là F0 đang điều trị tại bệnh viện, theo ông bà vào khu cách ly được 2 ngày thì xét nghiệm nảy số F0, bà em cũng sốt cao, nảy số F0 sau đó bế em theo xe chuyển tới bệnh viện. Hay những bé mới 1 - 2 tuổi chập chững biết đi, ngơ ngác trong bộ đồ bảo hộ rộng lùng bùng, núp vào người mẹ chưa hiểu chuyện gì.

Chuyện về những người bền bỉ vượt nắng, thắng mưa dựng lên
Những em bé, những cụ già yên tâm vào khu cách ly, bởi ở đó đã có các chiến sĩ, lực lượng tuyến đầu chăm sóc

Trường hợp của bé Tú (6 tuổi) ở thôn Lạc Thị, xã Ngọc Hồi rất đáng thương. Bố là F0 đi điều trị ở viện, em và mẹ vào khu cách ly tập trung Trường Cơ điện Hà Nội được 2 ngày thì mẹ nảy số F0 phải chuyển viện điều trị. Xa mẹ, em lo lắng và khóc nhiều lắm, ở khu cách ly một mình, được ở cùng phòng với hai chú ở thôn Thọ Am, xã Liên Ninh. Ngày đầu xa bố mẹ em không chịu ăn. Mãi đến tối, các chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự huyện mới bón cho cháu được ít thức ăn; hàng ngày những thành viên trong phòng giúp em tắm giặt, ăn uống. Dù còn nhỏ nhưng Tú rất ngoan, không quấy khóc. Buổi tối hôm con hoàn thành 14 ngày cách ly về địa phương ai cũng thương.

Khu cách ly tập trung Trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội đang có 125 trường hợp cách ly, trong đó có 14 F0 ra viện. Tại đây, công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 được các lực lượng triển khai rất nghiêm ngặt; người và phương tiện ra vào đều được quản lý, theo dõi chặt chẽ và nếu không có nhiệm vụ thì không được vào khu vực cách ly. Trước cổng ra vào bố trí một tổ công tác gồm công an, dân quân tự vệ canh gác cẩn thận và làm nhiệm vụ tiếp nhận ban đầu. Những người thuộc diện cách ly tập trung ở đây đều chấp hành ở trong phòng; các cán bộ chiến sĩ Ban Chỉ huy Quân sự huyện và dân quân tự vệ sẽ chuyển cơm đến bàn trước cửa phòng để đại diện phòng ra nhận. Các nhân viên y tế, lực lượng chức năng ra vào khu cách ly đều phải mặc quần áo bảo hộ, đeo găng tay và đeo khẩu trang cẩn thận. Khuôn viên, hành lang các khu vực cách ly luôn sạch sẽ, được bố trí cồn, nước rửa tay khô diệt khuẩn, bình nước muối súc miệng. Trong phòng cách ly có bàn ghế, giường chiếu, đệm, chăn, gối sạch sẽ.

Em N.T.P đang cách ly tại đây cho hay, bản thân em thấy ở đây không gian, môi trường thoáng đãng, thoải mái. Mọi người hiểu được những vất vả của cán bộ, chiến sĩ đang chăm sóc người cách ly nên tận dụng thời gian cách ly ở đây, em cố gắng thực hiện đúng quy trình cách ly y tế để sớm hoàn thành thời gian cách ly một cách nghiêm túc.

Chỉ một vài câu chuyện chúng tôi góp nhặt thể kể hết được những vất vả, hiểm nguy mà lực lượng tuyến đầu chống dịch đang đối mặt. Họ không màng đến sự an nguy của bản thân đang ngày đêm dốc hết sức mình, lao vào giữa tâm dịch - Đó cũng là cách người lính thực hiện lời Bác Hồ dạy: “Bộ đội được dân yêu, dân tin, dân phục thì nhất định thắng lợi”. Mỗi cán bộ, chiến sĩ luôn chọn việc gian khổ trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống Covid-19 đã thực sự là những tấm gương lan tỏa và có ý nghĩa nhất...

Cùng ăn, cùng ở, cùng chung tay phòng, chống dịch

Tính đến ngày 1/9, toàn huyện Thanh Trì có 321 F0, phát sinh tại các ổ dịch C5X55, Cụm 13-Vĩnh Quỳnh; Tập thể 810 - Vĩnh Quỳnh, Bệnh viện nông nghiệp, các xã Tam Hiệp, Hữu Hoà, Tân Triều, Đại Áng, Vạn Phúc, Tứ Hiệp, TT Văn Điển, Liên Ninh. Trong đó, ngoài cộng đồng là 54 ca, trong khu cách ly 159 ca, khu vực phong tỏa 108 ca; đã khỏi 179 ca, hiện còn 142 ca đang điều trị.

Cùng với các khu vực phong tỏa do có ổ dịch, trên địa bàn Thanh Trì còn tập trung 6 Khu cách ly với công suất 1.680 giường, hiện đang cách ly 273 người. Trong đó Khu cách ly Trung tâm đào tạo nghề Thành An hiện đang cách ly 26 công dân nhập cảnh. Khu cách ly Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội hiện đang cách ly 105 trường hợp; 36 ca dương tính đã chuyển điều trị.

Khu cách ly Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I: hiện đang cách ly 52 trường hợp; 62 ca dương tính đã chuyển điều trị. Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cơ sở 2 hiện đang cách ly 79 trường hợp; 16 ca dương tính đã chuyển điều trị. Còn Khu cách ly Trường THCS Vĩnh Quỳnh và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên đã sẵn sàng 480 vị trí.

Các khu vực cách ly y tế tại cộng đồng hiện đang cách ly tại 10 khu vực với 1.264 hộ gia đình, 3.710 nhân khẩu. Tiếp tục giám sát y tế 395/907 trường hợp hoàn thành cách ly tập trung đủ 14 ngày về địa phương.

Chuyện về những người bền bỉ vượt nắng, thắng mưa dựng lên
Đón những những chuyến xe đến rồi đi, bất kể ngày đêm

Mặc dù huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch, các lực lượng có nhiều cố gắng, triển khai bài bản, quyết liệt từ huyện đến xã và lan tỏa đến nhân dân. Một số ổ dịch như thôn Thọ Am, thôn Lạc Thị, thôn Vĩnh Thịnh, Đại Áng và Nguyệt Áng đã cơ bản được kiểm soát và khống chế, các khu cách ly y tế tại cộng đồng giảm về quy mô từ thôn về các ngõ, nhóm hộ.

Tuy nhiên tình hình dịch vẫn có diễn biến phức tạp, có ổ dịch diễn biến rất nhanh, khó lường, như Khu Tập thể X55, có ổ dịch phát sinh sau khi đi cách ly tập trung, điều trị về tái dương tính, các ổ dịch từ ngoại tỉnh xâm nhập vào; có các ca bệnh trong cộng đồng phát hiện qua biểu hiện ho, sốt và xét nghiệm diện rộng trong vùng nguy cơ, bệnh lây lan vào các khu tập thể, nhà chung cư, bệnh viện; số F0 tăng.

Xác định trong bất luận tình huống nào quân đội cũng luôn đi đầu. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thanh Trì đã chỉ đạo kích hoạt các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch ở cấp độ cao nhất; triển khai toàn lực lượng, chủ động khắc phục khó khăn, nguy hiểm, với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao nhất. Tại 6 khu vực cách ly tập trung do Ban Chỉ huy Quân sự huyện đảm nhiệm được thực hiện rất chu đáo.

Tại các khu cách ly đều bố trí khu nhà ăn, nơi ở, làm việc, sinh hoạt của Ban Quản lý và các lực lượng phục vụ. Ban Chỉ huy Quân sự huyện phân công nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị và triệu tập lực lượng dân quân tình nguyện các xã, thị trấn làm nhiệm vụ phục vụ trong khu cách ly. Các phương án bố trí như: Người dân cùng một gia đình, có con nhỏ, người mang thai, người bị đau ốm, hay có người nhiễm Covid-19 cũng được lên phương án kỹ lưỡng từ trước và điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế của từng khu cách ly.

Vào những ngày tháng 7, tháng 8, thời tiết vô cùng oi bức, trời nắng như đổ lửa, các cán bộ, chiến sĩ vẫn cắm chốt tại khu cách ly, căng mình làm nhiệm vụ từ sáng sớm tới đêm khuya. Lực lượng quân đội, dân quân thường gắn liền với những bộ quân phục nhưng từ khi vào đây, trong môi trường nguy cơ lây nhiễm thường trực, màu áo xanh bảo hộ đã bao bọc họ suốt cả ngày, chỉ trừ khi đi ngủ. Nhiều người trong số họ gần 1 tháng không được về nhà, giấc ngủ, bữa ăn cũng không trọn vẹn, có những hôm 2 - 3h sáng các trường hợp F1 mới được chuyển đến, các anh lại sắp xếp phòng cách ly đến sáng. Nhưng những đêm trắng đã qua và sắp tới nữa không hề làm nao núng tinh thần của các chiến sĩ.

Một chiến sĩ đang thực hiện tại khu cách ly tập trung Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội chia sẻ: “Chúng tôi đã, đang và luôn xác định tốt tâm lý 3 cùng: “Cùng ăn, cùng ở, cùng chung tay phòng chống dịch bệnh” với các công dân nên không bao giờ có chuyện sờn lòng, nao núng trước dịch bệnh”.

Để vận hành các Khu cách ly được chính xác, khoa học, đảm bảo tối ưu các biện pháp phòng, chống dịch, các chiến sĩ đều thực hiện thao tác tiếp nhận người đến cách ly được thực hiện nhanh gọn, đảm bảo nghiêm ngặt yêu cầu phòng dịch, khoảng cách an toàn.

Khi xe chở công dân tới cách ly đều dừng tại cổng đăng ký thông tin, lịch trình di chuyển, tiếp đó được điều tiết vào khu vực trong sân. Ngay sau đó, lực lượng bộ đội, dân quân mặc đồ bảo hộ, đeo bình dung dịch sát khuẩn phun khử khuẩn toàn bộ xe, đồ đạc và công dân đến cách ly. Trong khi đó, các cán bộ y tế tiếp nhận thông tin và bố trí các trường hợp về những phòng trong khu vực.

Chuyện về những người bền bỉ vượt nắng, thắng mưa dựng lên
Các anh chẳng quản ngại bất cứ việc gì

Tại vòng trong có các bác sĩ, nhân viên y tế, bộ đội hướng dẫn cụ thể cho các trường hợp về quy định trong khu cách ly, cấp phát đầy đủ đồ dùng thiết yếu cá nhân,... Chỉ sau khoảng chưa đầy 1 giờ đồng hồ, các trường hợp đều được bố trí chỗ ở ổn định, trung bình mỗi phòng 4 người. Việc bố trí ghép phòng cho công dân trong khu cách ly được thực hiện theo nguyên tắc phân loại theo yếu tố dịch tễ, tránh nguy cơ lây nhiễm chéo cao nhất. Tại mỗi dãy nhà đều bố trí dung dịch sát khuẩn để người cách ly tự vệ sinh phòng ở và đồ dùng cá nhân.

Lực lượng cán bộ Ban Chỉ huy Quân sự huyện, cán bộ y tế, dân quân thường xuyên theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở quá trình tổ chức thực hiện của toàn bộ lực lượng khu cách ly; tổ chức tuyên truyền và theo dõi an ninh trong khu vực cách ly. Để thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao, khu vực điều hành được trang bị hệ thống camera hiện đại, máy tính, máy in, mạng internet, loa truyền thanh, loa cầm tay đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; trang bị đầy đủ vật tư y tế, dung dịch sát khuẩn, quần áo bảo hộ, kính chắn giọt bắn, thùng đựng rác sinh hoạt, thùng đựng rác y tế...

Anh P.T.D, dân quân thực hiện nhiệm vụ tại khu cách ly chia sẻ: “Mỗi ngày chúng tôi nhận và chuyển gần 600 suất ăn đến các phòng và dọn vệ sinh, thu gom rác thải toàn bộ các phòng, khuôn viên khu cách ly. Nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm, cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia đều mặc đồ bảo hộ theo đúng quy định. Anh em mỗi người mỗi việc, vất vả, khó khăn thì luôn thường trực. Nhất là mấy hôm thời tiết nóng bức, mặc đồ bảo hộ trong nhiều giờ liền, nhiều anh em sắp ngã quỵ, vậy nhưng không một ai nhụt chí”.

Khúc hát đẹp về người lính Cụ Hồ thời bình

Những anh “Bộ đội cụ Hồ” trên trận chiến chống dịch Covid-19 của huyện Thanh Trì khi được phân công thực hiện nhiệm vụ tại các khu cách ly đã bắt nhịp rất nhanh với công việc. Điều mà ai cũng ghi nhớ đó là trên trận địa này, cùng với làm tốt công tác chuyên môn, cần hết sức tuân thủ quy trình phòng dịch. Chỉ một thao tác sai, bộ đồ bảo hộ bị rách hoặc bị hở thì nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập rất lớn. Mỗi người một công việc nhưng đã siết chặt sợi dây của tinh thần đoàn kết và sát cánh cùng nhau nơi tuyến đầu để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Những ngày đầu, những người vào khu cách ly thường có tâm lý hoang mang trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, nên cán bộ chiến sĩ, đội ngũ y bác sĩ còn phải động viên, giải thích để họ lấy lại tinh thần. Chính sự quan tâm, chăm sóc, hết lòng vì Nhân dân của cán bộ, nhân viên phục vụ đã giúp công dân F1 ổn định tâm lý, thoải mái tư tưởng để cùng góp sức đẩy lùi dịch bệnh. Công dân được đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe hàng ngày và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm theo đúng quy định. Ăn theo chế độ 3 bữa của 80.000 đồng/người/ngày. Khẩu phần ăn thường xuyên được thay đổi.

Chuyện về những người bền bỉ vượt nắng, thắng mưa dựng lên
Vừa làm vừa tranh thủ thời gian trao đổi, làm sao có thể phục vụ nhân dân tốt nhất

Kể từ khi vào cách ly tập trung tại Trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội, anh Long (F1) luôn nhận được sự quan tâm, động viên và khích lệ từ phía người thân và nhất là cán bộ phục vụ vòng trong. Anh cho biết “Mỗi bữa ăn đều được thay đổi thường xuyên để tránh nhàm chán. Ngày nào cũng vậy, các anh chị trong ban điều hành thường xuyên nhắc nhở chúng em dù cách ly mỗi người một phòng nhưng vẫn phải nghiêm túc thực hiện công tác phòng dịch. Không chỉ quan tâm, sát sao đến tâm lý của chúng em, các anh chị còn nhiệt tình hỗ trợ, đáp ứng nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt. Chúng tôi đang nhắc nhở, giám sát nhau tuân thủ nghiêm các quy định cách ly để đảm bảo an toàn, sớm trở về nhà”.

Còn chị Nguyễn Thị Nga F1 cách ly tại Trường Cao đẳng cơ điện cho biết: “Cơ sở vật chất tại đây rất rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ, đáp ứng yêu cầu cách ly tránh lây nhiễm. Không chỉ chăm lo từng bữa ăn với đầy đủ dinh dưỡng, chúng tôi còn được trang bị nước sát khuẩn, nước súc miệng... và các đồ dùng cá nhân thiết yếu. Cán bộ phục vụ cũng nhiệt tình hỗ trợ cho chúng tôi về nhu yếu phẩm...”

Hàng ngày, lực lượng công an và quân sự cũng tăng cường tần suất kiểm tra các phòng cách ly để nhắc nhở các công dân thực hiện nghiêm các quy định về phòng dịch và phát hiện kịp thời các trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Diễn biến dịch đang hết sức phức tạp, các lực lượng tại đây vẫn sẽ còn đương đầu với nhiều khó khăn trong thời gian dài. Gặp gỡ các cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trong các khu cách ly do Ban Chỉ huy Quân sự huyện vận hành qua màn hình, các anh không kể với chúng tôi về những gì đã và đang trải qua trong lúc dịch bệnh nhưng nhìn đôi mắt trũng sâu, làn da cháy nắng và những hoạt động liên tục của các anh tại đây, chúng tôi cảm nhận rất rõ nỗi vất vả trên trận tuyến chống dịch.

Phải thực thi nhiệm vụ trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và thời tiết cực đoan nhưng mỗi cán bộ chiến sĩ và lực lượng dân quân tự vệ Thanh Trì vẫn vững tâm, bền chí, thực hiện nghiêm túc các phương án, nguyên tắc trong phòng, chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe và cuộc sống bình yên cho Nhân dân, giữ vững khung cách ly an toàn, thắp lên niềm tin về ngày chiến thắng dịch Covid-19 đang đến rất gần. Hơn mọi bài ca, chính những bước chân âm thầm và những hy sinh thầm lặng của các anh là khúc hát đẹp nhất về người lính Cụ Hồ giữa thời bình.

Bảo Thoa

Nên xem

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).

Tin khác

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

(LĐTĐ) Ngày 20/3 hằng năm còn được gọi là ngày Quốc tế hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá để mang đến hạnh phúc. Với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn, Hà Nội đã tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2013 - 20/3/2024) với các hình thức phong phú và đa dạng, hấp dẫn.
Giữ hồn lễ hội truyền thống

Giữ hồn lễ hội truyền thống

(LĐTĐ) Các lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội. Bảo vệ và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống là giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thăng Long, tạo nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, góp phần định vị thương hiệu văn hóa Hà Nội.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

(LĐTĐ) Sáng 16/3, nhiều người dân trên địa bàn quận Ba Đình đã đến tham quan triển lãm "Đánh thức nét đẹp kiến trúc phố Châu Long qua góc nhìn ký họa đô thị". Gần 30 bức tranh tràn đầy cảm xúc về phố cổ Hà Nội gắn với những nét đẹp văn hóa, lịch sử và quá trình đô thị hóa đã được trưng bày tại Vườn hoa Vạn Xuân.
Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng sáng kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ tháng 11/2023, mô hình thí điểm "Sân chơi trên bãi rác Phúc Tân" với quy mô 1.000 m2 đã được thực hiện tại tổ 1, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm với sự ủng hộ rất lớn từ địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và hệ sinh thái, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, tạo không gian lành mạnh gắn kết người dân.
Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Sau sự kiện mang tính lịch sử về mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã có bước chuyển mình chưa từng có. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh và hiện đại xứng tầm khu vực còn nhiều việc phải làm. Trong đó, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối, lan tỏa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược.
Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm gần đây, hoa bưởi đã trở thành một thức quà không thể thiếu của người Hà Nội mỗi dịp Xuân về. Dịp này, dạo quanh phố phường Thủ đô, đâu đâu cũng bắt gặp những gánh hàng rong chất đầy hoa bưởi.
Xem thêm
Phiên bản di động