Chuyện về người thương binh “cho” những bước đi...

(LĐTĐ)  “Cho đi không phải để nhận lại”, đó là phương châm sống và làm việc của bác sĩ, thương binh Lê Thành Đô - người đã 15 năm nay vẫn miệt mài làm chân tay giả cho trẻ em khuyết tật và người tàn tật có hoàn cảnh khó khăn.
chuyen ve nguoi thuong binh cho nhung buoc di Tiếp tục thắp sáng niềm tin
chuyen ve nguoi thuong binh cho nhung buoc di Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh liệt sỹ
chuyen ve nguoi thuong binh cho nhung buoc di Khám chữa bệnh miễn phí cho 280 đối tượng chính sách

Người thương binh giàu nghị lực

Trò chuyện với chúng tôi trong căn nhà nhỏ vừa để ở, vừa làm xưởng sản xuất chân tay giả, bác sĩ Lê Thành Đô ở Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết: “Là một thương binh, hơn ai hết tôi hiểu cái sự khó khăn và mặc cảm của những người khuyết tật. May mắn nhận được sự giúp đỡ, động viên của người thân, bạn bè, tôi được học tập, được lập gia đình và có cuộc sống ổn định. Vì vậy, thâm tâm tôi luôn muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh giống mình để họ có để hòa nhập vào cuộc sống.”

Kể về cuộc đời của mình, bác sĩ Đô chia sẻ, khi đang là học sinh lớp 10, ông viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ông vào Sư đoàn 304 và trực tiếp làm nhiệm vụ rà phá bom mìn. Trong khi đang cùng đồng đội làm nhiệm vụ ở cầu Hàm Rồng, không may ông bị thương ở mặt và phần cánh tay. Do sức khoẻ giảm sút, không tiếp tục công việc hiện tại, đơn vị phải điều chuyển ông về tuyến sau.

chuyen ve nguoi thuong binh cho nhung buoc di
BS Lê Thành Đô đang đo kích thước để làm chân giả cho khách hàng

Là thương binh chống Mỹ hạng 2/4, ra quân năm 1969, về trại an dưỡng ít lâu, ông quyết tâm theo học Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Đô về nhận công tác tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sau10 năm gắn bó tại đây với cương vị Trưởng phòng Y tế, ông được cử về Hà Nội tham gia thực hiện Dự án sản xuất chân giả cho thương binh, người tàn tật (do Hoa Kỳ tài trợ cho Viện Chỉnh hình, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); rồi làm giảng viên y khoa của Dự án đào tạo kỹ thuật viện chỉnh hình (do Đức tài trợ cho Trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội).

Sau khi nghỉ hưu, ông muốn đem những kiến thức, kinh nghiệm của mình để giúp đỡ những người khuyết tật. Mặc dù thời điểm ấy, kinh tế gia đình vẫn còn khó khăn, song được sự động viên, hỗ trợ về phương tiện máy móc, vật tư của các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia nước ngoài quen biết trong quá trình thực hiện dự án, sau quá trình 40 năm trau dồi, rèn luyện, học tập và công tác, bác sĩ Lê Thành Đô dồn hết tâm huyết của mình để thành lập “Trung tâm Tư vấn trợ giúp dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật” vào năm 2004.

Tâm huyết với người nghèo khuyết tật

Mười lăm năm nay, dù được nghỉ hưu, song bác sĩ Lê Thành Đô lại tất bật hơn với việc từ thiện. Vừa đi vận động các tổ chức nhân đạo, các đại sứ quán, mạnh thường quân ủng hộ chi phí làm dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật do ảnh hưởng chất độc da cam, do tai nạn, bệnh tật, ông lại cùng 5 cộng tác viên khác tiến hành bó bột, lấy cốt và làm nẹp chỉnh hình, làm chân tay giả, áo chỉnh hình các loại.

Trải qua mấy chục năm kinh nghiệm làm dụng cụ chỉnh hình, nhưng người thương binh già ấy chưa khi nào thấy bằng lòng với những gì mình đã làm được. Bác sỹ Lê Thành Đô luôn tìm hiểu thêm về kỹ thuật làm chân giả tiên tiến nhất, hiệu quả nhất để áp dụng vào xưởng sản xuất của mình, mong sản xuất được những đôi tay, chân tốt nhất, với chi phí thấp nhất cho người nghèo không may bị khuyết tật.

Những khi có được sự giúp đỡ của mọi người về mặt tài chính, ông càng trăn trở về việc sử dụng chúng sao cho hiệu quả. Ngoài công việc ấy, ông còn làm tốt vai trò một cán bộ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, chuyên chăm sóc sức khỏe, vận động xóa nhà dột nát cho người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, tàn tật nặng theo chính sách của Nhà nước. Các cháu nhỏ ở Trung tâm Phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt, bại não là những bệnh nhân thường xuyên được bác sĩ Đô thăm khám miễn phí, tham gia phẫu thuật để khắc phục biến dạng. Sau đó, ông mới làm dụng cụ chỉnh hình phù hợp với đặc thù khuyết tật của từng cháu.

Để lắp được một chiếc chân giả, phải trải qua khá nhiều công đoạn như thử chân, đổ bột, mài giũa sao cho phù hợp với từng người, cố gắng sao cho mỗi chiếc chân giả mình làm ra phải thuận tiện nhất, dễ chịu nhất đối với những người phải thường xuyên mang nó như một phần cơ thể của mình. Một mặt cũng phải đảm bảo được tính thẩm mỹ để người dùng nó có thêm tự tin trong quá trình sử dụng.

Thế nhưng, với ông khó khăn nhất vẫn là động viên, tư vấn cho bệnh nhân cách tập, vận động để phục hồi khả năng đi lại, sinh hoạt. Mỗi khi bệnh nhân cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, bác sỹ Lê Thành Đô lại kịp thời hỏi han, động viên để họ không nản lòng. Mỗi khi xem những clip bệnh nhân gửi cho ông để khoe về lần đầu tiên bỏ nạng, lần đầu tiên đứng thẳng bước đi, ông lại thấy có thêm động lực, thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa để tiếp tục công việc thiện nguyện bấy lâu nay.

Cách đây không lâu, ông vừa lắp chân giả miễn phí cho chị Tô Hồng Thúy (40 tuổi, quê ở huyện Hoài Đức, Hà Nội). Sau một trận sốt vào năm 3 tuổi, chị Thúy đã bị liệt 2 chân, 37 năm qua chị không đứng lên đi lại được, muốn di chuyển, chị phải lê người bằng 2 tay. Vì thế mà xương của chị đã yếu, các cơ lại bị cứng nên bác sĩ Lê Thành Đô đã phải động viên rất nhiều, chị mới đủ quyết tâm lắp chân giả vào cuối năm ngoái.

Chị vẫn nhớ rất rõ cái lần đầu tiên có thể đứng lên và bước đi, cảm tưởng như mình được sinh ra một lần nữa. Trên con đường quen thuộc hàng ngày chị vẫn qua là một khung cảnh khác lạ, tất cả mọi thứ đều đẹp, đều tươi mới. Khung cảnh ấy đã khác hoàn toàn, không còn giống như những ngày chị phải lết đi bằng tay.

Đến nay, chị Thúy đã có thể đứng đi lại bằng nạng, đạp may máy khâu bằng chân giả. Chị gửi từng hình ảnh luyện tập, sinh hoạt, hình ảnh ngồi máy may… cho bác sĩ Đô. Mỗi lần bị đau, khó di chuyển, chị lại gọi điện nhờ ông tư vấn, được bác Đô khích lệ, chị càng nỗ lực luyện tập với hy vọng sẽ bỏ hẳn được nạng.

Cũng như chị Thúy, anh Nguyên (32 tuổi, quê Bắc Giang) trở thành người khuyết tật sau một vụ tai nạn tàu hỏa. Mất đi đôi chân lành lặn với anh là cú sốc rất lớn, tưởng chừng như cuộc sống đi vào ngõ cụt, với bao ước mơ, hoài bão có lẽ không thể thành hiện thực. Nhờ bạn bè anh giới thiệu đến với xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình của bác sĩ Lê Thành Đô, anh được khám, tư vấn, lắp chân giả miễn phí. Không những thế, anh còn được ông động viên, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Chính vị bác sĩ già thương binh đó đã giúp anh lấy lại được sự ổn định tâm lý, có niềm tin hơn vào cuộc sống, vào bản thân mình.

Chị Thúy, anh Nguyên chỉ là 2 trong số gần 700 trường hợp được bác sĩ Lê Thành Đô giúp đỡ tận tình trong những năm qua. Tất cả những trường hợp tìm đến và được ông giúp đỡ hầu hết là trẻ em khuyết tật và những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn ở khắp mọi miền đất nước.

Trải qua mấy chục năm kinh nghiệm làm dụng cụ chỉnh hình, nhưng người thương binh già ấy chưa khi nào thấy bằng lòng với những gì mình đã làm được. Bác sỹ Lê Thành Đô luôn tìm hiểu thêm về kỹ thuật làm chân giả tiên tiến nhất, hiệu quả nhất để áp dụng vào xưởng sản xuất của mình, mong sản xuất được những đôi tay, chân tốt nhất, với chi phí thấp nhất cho người nghèo không may bị khuyết tật.

Ông chia sẻ: “Ngày càng có nhiều trung tâm phục hồi chức năng cho người khuyết tật nhưng vì họ chuyên làm dịch vụ nên giá thành cao tới 20-30 triệu đồng, trong khi tay, chân giả giá rẻ họ sẽ không làm vì lãi ít. Nhưng tôi thì quan niệm dù lãi có thể ít, thậm chí không có lãi nhưng phải cố gắng làm thật rẻ để những người khuyết tật nghèo vẫn có thể lắp tay, chân giả”.

Hiểu được tầm quan trọng trong việc can thiệp phục hồi chức năng sớm đối với trẻ khuyết tật, trong năm 2019, bác sĩ Lê Thành Đô vẫn tiếp tục kêu gọi các cá nhân, tổ chức hỗ trợ lắp tay, chân giả miễn phí cho trẻ em, “Nếu được lắp chân giả sớm, trẻ sẽ không bị lệch khung xương, co rút các cơ, mà sẽ có thể đi lại tốt, cân đối trên đôi chân giả. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ còn phát triển nhanh, trung bình 6 tháng phải đến để điều chỉnh chân giả. Tôi đang vận động để tài trợ cho các em vì nếu can thiệp càng sớm các em càng dễ dàng, tự tin hơn trong học tập và sinh hoạt hàng ngày”, bác sĩ Đô cho biết thêm.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày 29/3: Hà Nội cục bộ có mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/3, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.

Tin khác

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh đẹp, ý nghĩa; những bức thư khen ngợi từ khách hàng khắp nơi gửi về ghi nhận những hành động thắm đượm tình người, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ.
Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

(LĐTĐ) Ở tuổi 74, nhưng ông Phan Sỹ Quyền - Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (tỉnh Nghệ An) vẫn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Trò chuyện với phóng viên, ông say sưa nói về Công đoàn, về công ty, về người lao động bằng tất cả sự yêu quý, hài lòng.
Hành động đầy tình người của lái xe buýt Transerco

Hành động đầy tình người của lái xe buýt Transerco

(LĐTĐ) Chiều (5/3), trên đoạn đê Bất Bạt, đoạn qua huyện Ba Vì, người dân phát hiện một phụ nữ bị ngất, nằm bất động trên đê. Lái xe buýt của Transerco cho dừng xe và cùng nhân viên phục vụ, hành khách nhanh chóng đưa người phụ nữ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Vụn Art - mang sản phẩm của người khuyết tật chinh phục thị trường quốc tế

Vụn Art - mang sản phẩm của người khuyết tật chinh phục thị trường quốc tế

(LĐTĐ) Với quan niệm người khuyết tật nhưng sản phẩm không hề thua kém người bình thường, những năm qua, dưới sự dẫn dắt của anh Lê Việt Cường, những sản phẩm thủ công do hợp tác xã Vụn Art làm ra không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng trong nước, mà còn từng bước chinh phục thị trường quốc tế.
Truyền tình yêu nghệ thuật hội họa đến trẻ tự kỷ

Truyền tình yêu nghệ thuật hội họa đến trẻ tự kỷ

(LĐTĐ) Với tình yêu hội họa và tin tưởng vào những điều tuyệt vời mà nó mang lại, những năm qua, cô Hoàng Thị Bình đã sáng tạo trong cách dạy, đưa bộ môn Mỹ thuật đến gần với học sinh hơn. Thông qua hội họa, nhiều trẻ em từ tăng động giảm chú ý, tự kỷ đã tiết chế được cảm xúc của mình và cởi mở hơn trong học tập, giao tiếp.
Trạm ra đa 590: Điểm sáng về vững mạnh toàn diện mẫu mực, tiêu biểu

Trạm ra đa 590: Điểm sáng về vững mạnh toàn diện mẫu mực, tiêu biểu

(LĐTĐ) Năm 2023, Trạm ra đa 590, Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải quân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện mẫu mực, tiêu biểu với nhiều biện pháp thiết thực, phù hợp đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của trạm, góp phần nâng cao chất lượng các mặt công tác, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Lan tỏa những tấm gương người tốt, việc tốt

Lan tỏa những tấm gương người tốt, việc tốt

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào "Người tốt, việc tốt" tại quận Bắc Từ Liêm đã từng bước đi vào chiều sâu và lan tỏa mạnh mẽ. Trên địa bàn quận xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt tiêu biểu. Họ đều là những con người bình dị nhưng có tấm lòng cao quý, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các mảnh đời bất hạnh hơn.
Lan tỏa tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng

Lan tỏa tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng

(LĐTĐ) Với cương vị là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Bắc Từ Liêm, những năm qua, ông Nguyễn Duy Tuấn không ngại vất vả đi từng nhà, gặp từng người để kết nối tấm lòng của những nhà hảo tâm đến với các hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, già yếu, neo đơn, góp phần lan tỏa tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng.
Nhà sáng lập Trung tâm giáo dục Ngọc Ân được Trường Đại học Mỹ phong tặng Tiến sỹ danh dự

Nhà sáng lập Trung tâm giáo dục Ngọc Ân được Trường Đại học Mỹ phong tặng Tiến sỹ danh dự

(LĐTĐ) Bà Đào Thanh Hoàn - Nhà sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân (Hà Nội) là 1 trong 52 cá nhân xuất sắc đến từ nhiều nước được hai trường đại học danh tiếng phong tặng danh hiệu Giáo sư - Tiến sỹ danh dự. Lễ sắc phong nằm trong khuôn khổ “Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu” diễn ra vào tháng 12 tại Thủ đô New Delhi - Ấn Độ.
Trả lại gần 50 triệu đồng cho hành khách nước ngoài bỏ quên trên tàu

Trả lại gần 50 triệu đồng cho hành khách nước ngoài bỏ quên trên tàu

(LĐTĐ) Nhân viên Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội đã phát hiện tài sản của hành khách bỏ quên và trả lại.
Xem thêm
Phiên bản di động