Chuyện ở nơi “tuyến đầu” chống dịch Covid-19

(LĐTĐ) Những ngày này, trong cuộc chiến với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19), đội ngũ y, bác sĩ là những chiến sĩ nơi tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh. Có một điều ít ai biết, tham gia chống dịch, vào vùng dịch, điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, bên cạnh sự nguy hiểm phải đối mặt, cũng đồng nghĩa y, bác sĩ tự cách ly với gia đình. Kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), đúng vào thời điểm nguy cơ dịch Covid-19 đang rất lớn, những câu chuyện cảm động về đội ngũ y, bác sĩ ngày đêm “đối phó” với ‘giặc” Covid-19 để bảo vệ sức khỏe nhân dân càng thêm cảm động. Họ chính là những chiến sĩ, anh hùng không có súng.
chuyen o noi tuyen dau chong dich covid 19 Phòng, chống dịch Covid-19: Tuyệt đối không lơ là, chủ quan
chuyen o noi tuyen dau chong dich covid 19 Chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19
chuyen o noi tuyen dau chong dich covid 19 Hiệu quả phòng chống dịch Covid-19 từ hệ thống loa truyền thanh phường
chuyen o noi tuyen dau chong dich covid 19
Chiều 10/2, lãnh đạo Bộ Y tế chúc mừng các bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và 3 bệnh nhân nhiễm Covid-19 được điều trị khỏi

Từ những câu chuyện cảm động của các y, bác sĩ nơi “tiền tuyến”…

Tôi gặp bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại buổi tọa đàm về “Trách nhiệm truyền thông nhìn từ dịch Covid-19” do Câu lạc bộ Cafe số (Hội Truyền thông số Việt Nam) và Báo Giao thông tổ chức. Tại buổi gặp hôm ấy, tình hình các ca nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 về cơ bản đã có những chuyển biến tích cực. Có lẽ bởi vậy nên những tâm tư vốn dĩ luôn được giấu kín của người thầy thuốc cũng vì thế được cởi mở, những câu chuyện về những ngày đầu chống “giặc Covid-19” cũng được chia sẻ đầy chân tình.

Những ngày đầu phát hiện, tiếp nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19, bản thân nhiều y, bác sĩ cũng có không ít băn khoăn, nhất là khi ở nước bạn Trung Quốc đã có bác sĩ nhiễm loại vi rút quái ác này. Thế nhưng, nỗi lo cũng nhanh chóng tan biến, thay vào đó là tinh thần dấn thân, sẵn sàng vào nơi nguy hiểm. Là Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp bảo bản thân anh luôn hiểu mình sẽ phải đứng ở tuyến đầu chống dịch. Anh kể, ngay sáng mùng 1 Tết, anh đã có bài viết khai xuân về virus này. Ngày mùng 2 Tết, anh đã có bài giảng đầu tiên để chia sẻ cho các tuyến dưới về một loại bệnh truyền nhiễm mới vẫn còn lạ lẫm với cả thế giới.

Thông qua những bước ấy, các bác sĩ chuẩn bị sẵn sàng về mặt tinh thần đối diện với việc dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Cả bệnh viện hối hả chuẩn bị về hạ tầng, cơ sở vật chất, con người, thực hành đào tạo, hỗ trợ tuyến dưới, chuẩn bị cho các kịch bản quá tải bệnh nhân, chuẩn bị sẵn chỗ ăn ở cho người cách ly, cho nhân viên y tế. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm với người bệnh, với cộng đồng, trách nhiệm của người mang sứ mệnh bảo vệ sức khỏe nhân dân nên dịch “đổ bộ” trong những ngày đầu năm mới, từ mùng 6 Tết, khi có ca mắc Covid-19 đầu tiên nhập viện, anh quyết định cùng các đồng đội, cách ly.

Được biết khi ấy, tại Khoa Cấp cứu gần như không có Tết khi các y, bác sĩ căng mình đón bệnh nhân nghi nhiễm dịch bệnh Covid-19 cần cách ly và điều trị. Khi mới xuất hiện số ít các ca nghi ngờ cần sàng lọc thì được tiếp đón tại khoa Cấp cứu, khi số ca tăng dần, toàn bộ diện tích các Khoa Ký sinh trùng, rồi Khoa Nội được tăng cường dành tiếp nhận bệnh nhân nghi ngờ nhiễm. Còn toàn bộ Khoa Cấp cứu tại cơ sở 2 trở thành khu điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Ngày 27/2 - dịp tôn vinh sự cống hiến của người thầy thuốc nhưng tạm gác lại niềm vui riêng, cũng như các tỉnh thành trên cả nước, các cán bộ y tế dự phòng nói riêng cũng như nhân viên y tế cả nước nói chung đang chung sức đồng lòng chống dịch Covid-19. Để giành thắng lợi trong cuộc chiến cam go ấy, bên cạnh những nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, với sự ủng hộ, đoàn kết một lòng của người dân, chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt, người dân khỏe mạnh, cuộc sống trở lại bình thường thì niềm vui ấy sẽ thăng hoa hơn nữa.

Mục tiêu cao nhất khi ấy không chỉ riêng của anh mà cả với các đồng đội là cùng chiến đấu vì sức khỏe người bệnh. “Bản thân tôi ở lại bệnh viện từ mùng 6 Tết. Đến ngày hôm qua mới về nhà. Tôi không về nhà không phải vì cách ly nhưng tôi vẫn ở lại 24/24 vì lý do vì tôi phải đảm bảo những người tham gia thủ thuật nguy hiểm là tối thiểu. Những người thực hiện thao tác đó phải được trang bị phòng hộ tốt nhất, kỹ năng tốt nhất. Và 2 người đó là trưởng khoa và phó khoa” - bác sĩ Nguyễn Trung Cấp bộc bạch.

Theo lời bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, trong cuộc chống dịch này, điều trị chỉ là một việc rất nhỏ. Quan trọng nhất của chống dịch là đừng để dịch vào Việt Nam. Nếu vào thì đừng để lan quá rộng. Và bản thân anh cùng các đồng nghiệp của mình chỉ gánh vác việc thứ 3 là… chẳng may có ai mắc thì cố gắng giúp họ hồi phục.

Say sưa nói về công tác phòng chống Covid-19, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp nhận định: “Trong cuộc chống dịch này, điều trị chỉ là một việc rất nhỏ. Quan trọng nhất của chống dịch là đừng để dịch vào Việt Nam. Nếu vào thì đừng để lan quá rộng. Chúng tôi chỉ gánh vác việc thứ 3 là chẳng may có ai mắc thì cố gắng giúp họ hồi phục. Chúng ta đã làm rất tốt 2 việc đầu nên chúng ta có số lượng bệnh nhân rất nhỏ. Còn nếu con số bệnh nhân lên hàng nghìn, hàng vạn thì chắc chắn sẽ không thể điều trị tốt được.

Có một vấn đề quan trọng trong truyền thông chuyên môn, thứ nhất, Covid-19 mới được phát hiện. Ngay cả chẩn đoán thì cũng chỉ hoàn thiện qua từng ngày. Cũng vì là bệnh mới nên việc điều trị phải căn cứ vào hiểu biết sẵn có để xây dựng lên phương án điều trị ban đầu. Sau đó liên tục theo dõi, nghiên cứu, đổi mới để phác đồ điều trị ngày càng hoàn thiện hơn”.

Chống dịch không chỉ là cuộc chiến với virus, các y, bác sĩ còn phải đối mặt với khó khăn trong quá trình tiếp nhận và áp dụng biện pháp cách ly đối với các bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19. Một số trường hợp không hợp tác, thậm chí chống đối vì cho rằng sức khỏe của họ hoàn toàn ổn định nên không cần phải cách ly tại bệnh viện. Có một câu chuyện mà bác sĩ Cấp vẫn nhớ và ấy náy mãi cho đến giờ.

Chẳng là, trong những ngày đầu điều trị bệnh dịch, nơi bệnh viện bác sĩ Cấp công tác điều trị 5 bệnh nhân dương tính với Covid-19. Và bệnh viện nhận được khoảng 45 lời đề nghị của các phóng viên vào khu cách ly để chụp ảnh. Nhưng sau khi băn khoăn, “nâng lên đặt xuống” và cân nhắc kỹ lưỡng thì bệnh viện chỉ đồng ý cho duy nhất một phóng viên vào chụp ảnh với điều kiện trang thiết bị bảo hộ đầy đủ cho phóng viên đó, và có các bác sĩ chuyên môn đi cùng.

“Chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp nguồn thông tin minh bạch và công khai nhất nhưng chúng tôi cũng không thể đưa được nhiều phóng viên vào. Chúng tôi mong các nhà báo chia sẻ thông tin thực tế đó từ đồng nghiệp của mình. Chúng tôi cũng đề nghị các bác sỹ ghi lại hình ảnh trong bệnh viện để các nhà báo có thể sử dụng, nhưng trong đợt dịch vừa rồi chúng tôi khá thất bại vì các bác sỹ của chúng tôi không biết chụp ảnh, chụp ảnh xong nhà báo thấy không sử dụng được…” - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ.

Bản thân anh có ngại bị lây nhiễm không?. Trước câu hỏi đột ngột này, bác sĩ Cấp bộc bạch, bác sĩ là đối tượng dễ bị lây nhiễm, và chẳng có thầy thuốc nào không lo ngại điều đó. Dù về mặt biện pháp bảo vệ ai cũng biết, nhưng nếu ở cường độ vừa phải, mọi người sẽ có thể tuân thủ việc tự bảo vệ bản thân. Nhưng tại Vũ Hán, khi bị quá tải, các bác sĩ kiệt sức vì mệt mỏi sẽ không thể tuân thủ các bước an toàn. Và cũng thật may mắn, Việt Nam chỉ mới có số ít bệnh nhân bị nhiễm, nên công tác điều trị đều đáp ứng được.

Dù dịch bệnh Covid-19 làm nhiều người e ngại, bất an nhưng ở những y, bác sĩ như bác sĩ Nguyễn Trung Cấp khi được giao nhiệm vụ tiếp nhận, thu dung điều trị, quản lý, theo dõi cách ly các ca bệnh nghi nhiễm, dương tính với Covid-19 họ vẫn can đảm, tận tụy, thầm lặng làm việc vì sự an toàn của người bệnh và cộng đồng.

…Đến sự hy sinh thầm lặng của những bác sĩ không mặc áo bluse trắng

Không trực tiếp tham gia khám chữa, cấp cứu bệnh nhân, nhưng các y, bác sĩ, cán bộ làm công tác y tế dự phòng luôn là những người đi đầu trong “trận chiến”, xông pha vào các vùng tâm điểm để dập dịch nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đội ngũ cán bộ y tế dự phòng đã vượt lên trên những khó khăn đặc thù, kể cả nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh… ngày đêm lặng thầm cống hiến, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

chuyen o noi tuyen dau chong dich covid 19
Đội phản ứng nhanh của Trung tâm kiểm soát bệnh tật chuẩn bị vào khu cách ly của Bệnh viện Công an thành phố.

Dù nắng hay mưa, thời gian cao điểm dịch hay không bùng phát dịch… thì những cán bộ làm công tác y tế dự phòng vẫn kiên trì bám địa bàn, tích cực hướng dẫn nhân dân phòng chống dịch bệnh. Họ được ví như những chiến sĩ thầm lặng trên mặt trận phòng chống bệnh tật, không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa II Khổng Minh Tuấn, Phó Giám Đốc Trung Tâm kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hà Nội cho biết: “Chúng tôi vẫn bông đùa với nhau, y tế dự phòng là những người “đi trước về sau”, những bác sĩ không mặc áo bluse trắng. Khi người dân nhìn thấy y, bác sĩ, cán bộ y tế dự phòng là chỉ nhìn thấy chúng tôi trong những bộ quần áo bảo hộ kín mít mà thôi”.

Trong khi, đặc thù của ngành y tế dự phòng rộng và phức tạp, đảm nhiệm mảng phòng chống dịch bệnh cho cả cộng đồng, hiệu quả công việc thì khó có thể đong đếm trong ngày một ngày hai. Đặc biệt, từ đầu mùa dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 đến nay, các nhân viên của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội vẫn đang căng mình trên khắp các mặt trận thực hiện công tác giám sát và phòng chống dịch. Được biết, hiện nay mỗi ngày Trung tâm triển khai hai đội phản ứng nhanh phòng chống dịch thường trực và sẵn sàng lên đường bất kỳ lúc nào có thông tin về trường hợp liên quan tới nhiễm bệnh Covid-19.

“Mỗi khi nhận được thông tin về dịch bệnh, dù ở bất cứ đâu, nhân viên của Trung tâm cũng lập tức đến để điều tra dịch tễ học, lấy mẫu bệnh phẩm để làm các xét nghiệm, thực hiện vệ sinh môi trường, xử lý ổ dịch. Triển khai những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm khống chế dịch bệnh kịp thời, không để bệnh dịch lây lan ra cộng đồng. Nhiều lúc cũng sợ vì chỉ cần sơ sẩy một chút thôi là có thể bị nhiễm bệnh, mang mầm bệnh đó về cho gia đình và người thân của mình, tuy nhiên nhờ được tập huấn phòng dịch bệnh kỹ càng và chúng tôi đã động viên nhau vượt qua tất cả”, bác sĩ Tuấn chia sẻ

Khó có thể kể hết những gian khổ của những cán bộ làm công tác dự phòng. Công việc vất vả, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhiều hóa chất độc hại, có mặt đầu tiên tại các ổ dịch nguy hiểm… nên nhiều cán bộ y tế dự phòng còn bị xa lánh vì lo ngại lây nhiễm bệnh. Theo bác sĩ Tuấn: “Ban đầu, ngay cả người thân trong gia đình, họ hàng cũng có e ngại lây nhiễm bệnh tật khi gia đình có người tham gia vào công tác phòng chống dịch, chứ không nói là người dân.

Nhưng may mắn do chúng ta đã làm tốt công tác tuyên truyền, cũng như diễn biến dịch bệnh theo hướng tốt… nên mọi người hiểu, cảm thông và bớt dần tâm lý lo sợ. Cho đến nay cơ bản các cán bộ trong đội phản ứng nhanh chống dịch xuất hiện gần như 100% người dân đều hợp tác”.

Với trên 30 năm công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng, liên tục làm trong hệ thống y tế dự phòng, trải qua nhiều vụ dịch nguy hiểm như: Dịch tả (2007-2008), cúm AH1N1 (2009), sởi (2014), sốt xuất huyết (2017),… Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát Bệnh tật Thành phố nhận thấy qua các vụ dịch thì hệ thống y tế dự phòng ngày càng lớn mạnh. Kể cả với Covid-19, y tế dự phòng cũng đã có thể sẵn sàng đáp ứng kịp thời tất cả các tình huống có thể xảy ra. Và cũng từ những vụ dịch đã xảy ra, những cán bộ y tế đã rút ra được nhiều kinh nghiệm để phòng chống cho dịch Covid-19.

Theo bác sĩ Tuấn trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Ngành Y tế cần ưu tiên công tác tuyên truyền từ cán bộ y tế đến nhân dân hiểu đúng về bệnh mà không hoang mang lo lắng nhưng cũng không chủ quan với dịch bệnh. Đặc biệt là phải đáp ứng giám sát và phát hiện sớm tất cả những trường hợp bệnh nhân đầu tiên. Sau đó sẽ được cách ly và xử lý môi trường, không để dịch bệnh có cơ hội bùng phát và lây nhiễm ra cộng đồng. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác hậu cần đảm bảo… thì việc phòng dịch bệnh sẽ hiệu quả.

Mặc dù công việc vất vả, nguy cơ lây nhiễm bệnh, dịch luôn cận kề, song điều đáng tiếc là ít ai hiểu được vai trò quan trọng cũng như những khó khăn mà cán bộ y tế dự phòng luôn phải đối mặt. Đó là lý do vì sao ngành Y tế dự phòng nói chung và cán bộ y tế dự phòng nói riêng chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Thu nhập thấp đang là nguyên nhân chính khiến nhiều cán bộ Y tế dự phòng luôn muốn “nhảy việc”, còn lớp trẻ thì không muốn về công tác trong ngành này.

Việt Nam đã từng khống chế thành công nhiều dịch bệnh lớn như: SARS (năm 2003); A/H1N1 (năm 2009)... Và bây giờ, chúng ta lại tiếp tục có niềm tin sẽ chiến thắng dịch bệnh Covid-19. Niềm tin đó hiện diện trên khuôn mặt, nụ cười của các y, bác sĩ, của bệnh nhân nhiễm Covid-19 khi xuất viện. Qua mỗi mùa dịch, y đức Việt Nam càng sáng ngời. Đối mặt với dịch Covid-19, đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế đang phát huy truyền thống vẻ vang của ngành; xứng đáng với niềm tin của nhân dân - "Thầy thuốc như mẹ hiền”.

Chia sẻ về vấn đề này, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố cho biết: Tất cả những sinh viên các trường đại học y khoa đều có mong muốn sau khi ra trường đều được làm ở những bệnh viện, nhất là ở những bệnh viện lớn có tiếng thì đó là điều hạnh phúc. Tuy nhiên, song song có hai hệ thống đó là hệ thống điều trị và hệ thống y tế dự phòng.

Và mỗi ngành, lĩnh vực đều có những khó khăn, vất vả đi kèm niềm vui và hạnh phúc riêng. “Bởi lẽ, thông thường với mỗi bác sĩ điều trị, khi thành công là cứu được một ca bệnh hay một số ca bệnh. Nhưng thành công của hệ thống y tế dự phòng hay cán bộ y tế dự phòng nói chung sẽ bảo vệ cho cả một quần thể cộng đồng không bị các dịch bệnh khác nhau. Bởi vậy, chúng tôi dù không có bệnh nhân nhưng lại có thể bảo vệ sức khỏe của rất nhiều người, đó là niềm hạnh phúc khó tả của những bác sĩ công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng”, bác sĩ Tuấn bộc bạch.

Nhớ lại những kỷ niệm khi làm công tác chuyên môn, bác sĩ Tuấn chia sẻ: Có thể nói làm công tác y tế dự phòng đã tôi luyện trong tôi sự năng động, sáng tạo và cả sự quyết đoán. Sự quyết đoán trong nhiều tình huống lại giúp ích được cho cộng đồng. Đơn cử, vào dịch tả năm 2008, tại Thạch Thất (Hà Nội) một xã đã có vài trăm trường hợp bị nhiễm bệnh tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả.

Trước tình hình nguy cơ toàn xã bị lây nhiễm, bác sĩ Tuấn được phân công điều tra, giám sát, xử lý và khoanh vùng dịch tại xã đó. “Lúc đó tôi phải cân nhắc sử dụng kháng sinh để phòng cho những người chưa nhiễm bệnh. Sau khi xin ý kiến lãnh đạo thì quyết định trong thời gian ngắn, toàn xã sử dụng kháng sinh uống phòng chống bệnh do dịch tả. May mắn, số lượng bệnh nhân đã được khống chế ở con số vài trăm, nếu quyết định đó chỉ chậm trễ trong vòng 1 ngày thôi thì chắc chắn số lượng bệnh nhân sẽ tăng lên tới hàng nghìn, thậm chí vài nghìn trường hợp thì sẽ rất nguy hiểm”, bác sĩ Tuấn nhớ lại.

Những gì mà các cán bộ y tế dự phòng đã và đang làm vì sức khỏe người dân là không thể kể hết. Chính họ đã đem lại hạnh phúc cho cả cộng đồng, nhất là trẻ em trong việc tránh được bệnh cùng nhiều di chứng nặng nề, góp phần giảm tải đáng kể cho bệnh viện và các thầy thuốc chữa bệnh trên cả nước nói chung, Hà Nội nói riêng. Hy vọng rằng, thời gian tới sẽ có thêm nhiều chính sách ưu đãi hơn đối với cán bộ y tế dự phòng. Khi các nhân viên y tế hệ y tế dự phòng được quan tâm như hệ điều trị thì hiệu quả phòng, chống dịch sẽ được nâng cao, công việc của những cán bộ Y tế dự phòng lúc đó sẽ được cộng đồng biết đến nhiều hơn chứ không còn thầm lặng như bấy lâu.

Đinh Luyện -Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Một tiền đạo U23 Việt Nam dẫn đầu danh sách ghi bàn tại U23 châu Á 2024

Một tiền đạo U23 Việt Nam dẫn đầu danh sách ghi bàn tại U23 châu Á 2024

(LĐTĐ) Tiền đạo Bùi Vĩ Hào đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới vòng chung kết U23 châu Á 2024 sau lượt trận đầu tiên của vòng bảng.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến việc thao túng cổ phiếu, công bố thông tin không đúng thời hạn,...
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến trong tháng 5/2024, sẽ cùng với Bộ Công an triển khai thí điểm chi trả các chế độ bảo hiểm tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc…
Ronaldo thắng kiện Juventus

Ronaldo thắng kiện Juventus

(LĐTĐ) Theo The Athletic, Liên đoàn Bóng đá Italy (FIGC) yêu cầu Juventus trả cho Cristiano Ronaldo 9,7 triệu euro.
Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

(LĐTĐ) Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã được Thành phố chỉ đạo đổi mới; việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ cao, chiếm 99,7%.

Tin khác

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

(LĐTĐ) Mới đây, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang. Khi mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại… Mặc dù là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.
Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(LĐTĐ) Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới về gây mê hồi sức.
Xem thêm
Phiên bản di động