Chống tham nhũng làm đến nơi, đến chốn

(LĐTĐ) Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, sáng qua (8/10), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Tổ đại biểu số 1 Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Ba Đình.
chong tham nhung lam den noi den chon Thành phố sẽ quyết liệt hơn công tác chống tham nhũng
chong tham nhung lam den noi den chon Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác tư pháp
chong tham nhung lam den noi den chon Kiên quyết loại bỏ cán bộ hư hỏng

Cùng dự buổi tiếp xúc cử tri có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của Thành phố và hai quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Trò chuyện với cử tri, Tổng Bí thư đề cập đến vấn đề mới vừa được Hội nghị Trung ương 8 xem xét về quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ Đảng viên, mà trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Trung ương Đảng.

chong tham nhung lam den noi den chon
Toàn cảnh Hội nghị Tiếp xúc cử tri. Ảnh: TTXVN

Theo Tổng Bí thư, Đảng đã có nhiều quy định quy chế, như 19 điều đảng viên không được làm, rồi 27 biểu hiện suy thoái... Đó là trách nhiệm chung mọi cán bộ đảng viên phải làm, "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".

“Không gương mẫu thì làm cán bộ làm gì”, Tổng Bí thư nhấn mạnh. Tổng Bí thư cho biết, Trung ương đã cân nhắc từng câu từng chữ của Quy định trách nhiệm nêu gương. Theo Tổng Bí thư, đây là lần đầu tiên trong lịch sử nói thẳng ra là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Trung ương Đảng, chứ không nói chung chung, để từng người phải soi vào.

Đế cập đến chủ trương Trung ương quyết định giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lý giải đây không phải nhất thể hóa mà là tình huống bởi vừa rồi không may, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đột ngột, nên phải có người làm thay.

Theo Tổng Bí thư, việc này được Trung ương thảo luận dân chủ và có sự thống nhất cao, dư luận trong nước và quốc tế đồng tình ủng hộ. Tổng Bí thư cũng lưu ý, không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, hay nói nhất thể hóa cũng không đúng, vì đây là hai cơ chế, hai cơ quan khác nhau. “Cá nhân tôi, tôi xin trân trọng cảm ơn và tùy thuộc vào Quốc hội bầu”- Tổng Bí thư chia sẻ cởi mở.

Về vấn đề chống tham nhũng, lãng phí, theo Tổng Bí thư, kỳ tiếp xúc nào cử tri cũng quan tâm vấn đề này. Một mặt cử tri hoan nghênh những kết quả cụ thể, được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của dân với công cuộc phòng, chống tham nhũng nói riêng và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước nói chung, một mặt nêu lên những hạn chế, những đề xuất, mong muốn.

Quốc hội đã 3 lần thảo luận Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN), và theo chương trình sẽ quyết tâm thông qua tại kỳ họp tới. Theo Tổng Bí thư, vấn đề kê khai tài sản, công khai tài sản, kiểm soát tài sản là việc khó vì nó thiên biến vạn hóa và liên quan đến quyền cá nhân, quyền công dân về tài sản thì cần phải tính toán kỹ. Công dân có quyền bí mật tài sản nhưng về mặt tiêu cực là đôi khi bí mật thì lại không kiểm soát được dẫn đến việc tham nhũng.

Về việc các vụ án tham nhũng làm có chậm hay không? Tổng Bí thư nhấn mạnh, thời gian qua đã khắc phục rất nhiều. Trước đây, nhiều vụ việc để chìm xuồng nhưng những năm gần đây thì làm đến nơi đến chốn, công khai hết. Quy trình xem xét xử lý phải qua các bước, các khâu rất phức tạp, phải có chứng cứ.

Nhưng nhiều vụ đã xử lý sớm hơn so với yêu cầu như vụ Đinh La Thăng, làm tập trung, quyết liệt vì phải qua thanh tra, khi có kết luận thanh tra phải chuyển sang kiểm tra, làm đến nơi đến chốn, cẩn trọng. Sau đó chuyển sang điều tra, khởi tố, truy tố... qua nhiều khâu, nhiều bước chứng minh người phạm tội hay không phạm tội, là nhẹ hay nặng, và không phải xử một lần là xong.

Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng chia sẻ thêm với cử tri việc Trung ương nhất trí giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Theo ông Chung, đây không phải vấn đề mới, mà cách đây 20 năm Đảng ta đã đặt ra rồi. Đến nay đã hội đủ điều kiện khách quan, thực tiễn đòi hỏi, phù hợp với quá trình cải cách thể chế của đất nước.

“Điều này có lợi cho Đảng, cho đất nước, trong quá trình chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là có lợi cho quá trình đối ngoại của nước ta”- Chủ tịch UBNDTP Nguyễn Đức Chung cho biết.

H.P (T. hợp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội sẽ triển khai thí điểm mô hình quận, huyện chuyển đổi số điển hình

Hà Nội sẽ triển khai thí điểm mô hình quận, huyện chuyển đổi số điển hình

(LĐTĐ) Ngày 30/5, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã có buổi làm việc với một số đơn vị để trao đổi, đề xuất về việc triển khai thí điểm mô hình quận, huyện chuyển đổi số điển hình trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hành động vì trẻ em bằng trách nhiệm và tấm lòng nhân ái

Hành động vì trẻ em bằng trách nhiệm và tấm lòng nhân ái

(LĐTĐ) Sáng 30/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Đô Lương tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và tổ chức ký cam kết thực hiện mùa hè an toàn cho trẻ em năm 2023.
Techcombank tiếp tục đến Úc chiêu mộ nhân tài quốc tế sau thành công tại Singapore, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ

Techcombank tiếp tục đến Úc chiêu mộ nhân tài quốc tế sau thành công tại Singapore, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ

(LĐTĐ) Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) sẽ tiếp tục tổ chức chiến dịch “Thu hút Nhân tài Quốc tế - Overseas Talent Roadshow” tại Sydney, Úc vào tháng 6/2023 nhằm tìm kiếm người Việt tài năng có khát vọng trở về quê hương, cùng Techcombank viết tiếp hành trình chuyển đổi.
Khánh Hòa: Thu hồi đất 5 căn biệt thự cổ di tích lầu Bảo Đại

Khánh Hòa: Thu hồi đất 5 căn biệt thự cổ di tích lầu Bảo Đại

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định thu hồi 9.209,4m2 đất 5 căn biệt thự di tích tại dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Đại, giao Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh quản lý theo quy định.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Nhiều hoạt động tri ân người lao động trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Nhiều hoạt động tri ân người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2023, các cấp Công đoàn huyện Sóc Sơn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Ảnh: Toàn cảnh dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2

Ảnh: Toàn cảnh dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2

(LĐTĐ) Cầu Vĩnh Tuy 2 là một trong những công trình trọng điểm của TP Hà Nội. Dự án hoàn thành sẽ tăng cường lưu thông giữa hai bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải đang tăng cao giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố. Đồng thời giải quyết bớt áp lực cho tuyến giao thông trọng điểm của Thủ đô, nhất là giảm tải lưu lượng xe trên cầu Thanh Trì và đường Vành đai 3.
Thường Tín dự kiến khởi công khu tái định cư liên quan đường Vành đai 4

Thường Tín dự kiến khởi công khu tái định cư liên quan đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Huyện Thường Tín (Hà Nội) là 1 trong 4 điểm dự kiến khởi công Vành đai 4. Theo kế hoạch, ngày 5/6, huyện Thường Tín sẽ khởi công dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất tái định cư.

Tin khác

Thống nhất trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm

Thống nhất trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 30/5, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).
Đại biểu Quốc hội: Quản lý chặt chẽ, bảo mật chữ ký số chuyên dùng công vụ

Đại biểu Quốc hội: Quản lý chặt chẽ, bảo mật chữ ký số chuyên dùng công vụ

(LĐTĐ) Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, chữ ký số chuyên dùng công vụ cần phải được cung cấp, quản lý chặt chẽ, bảo mật và phải giao cho cơ quan về quốc phòng, an ninh quản lý.
Khắc phục những tồn tại trong quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống Covid-19

Khắc phục những tồn tại trong quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống Covid-19

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 29/5, Quốc hội nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; thảo luận ở hội trường về những nội dung trên.
Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề

Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV, dự kiến Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn từ ngày 6 - 8/6. Các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn chất vấn gồm: Lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội; Giao thông vận tải; Khoa học và công nghệ; Dân tộc.
Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân

Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 5, ngày 27/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Hướng đến chuyển đổi số quốc gia và cải cách hành chính

Hướng đến chuyển đổi số quốc gia và cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 27/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân (CAND) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Trao Quyết định bổ nhiệm tân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trao Quyết định bổ nhiệm tân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chiều 25/5, tại Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố và trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm ông Đặng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội

Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Phê chuẩn quyết toán Ngân sách nhà nước năm 2021.
Đại biểu Quốc hội: Vi rút  sợ mua sắm đã lan tới Bộ Y tế?

Đại biểu Quốc hội: Vi rút sợ mua sắm đã lan tới Bộ Y tế?

(LĐTĐ) Nêu những vấn đề tồn tại trong ngành Y tế, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận tổ, sáng 25/5, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh) dẫn chứng về việc thiếu vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia và cho rằng: Chúng ta cứ nói cán bộ y tế ở các cơ sở sợ, không dám mua sắm nhưng bây giờ dường như vi rút sợ mua sắm đã lan tới Bộ Y tế?
Dự án Luật Đấu thầu phải khơi thông được các điểm nghẽn hiện tại

Dự án Luật Đấu thầu phải khơi thông được các điểm nghẽn hiện tại

(LĐTĐ) Trong phiên thảo luận của Quốc hội ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), ngày 24/5, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý, bổ sung dự thảo Luật; đồng thời có đề xuất liên quan giá gói thầu, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng để khắc phục vướng mắc trong đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế.
Xem thêm
Phiên bản di động