Ưu tiên mở rộng danh mục chi trả bảo hiểm y tế cho người khuyết tật:

Chính sách thể hiện sự ưu Việt

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, vẫn còn trên 3 triệu người khuyết tật phải tự mua bảo hiểm y tế (BHYT) và phải đồng chi trả phí dịch vụ khám chữa bệnh. Đặc biệt các dịch vụ về dụng cụ trợ giúp trong vận động rất cần đối với người khuyết tật nhưng lại chưa được BHYT chi trả.
chinh sach the hien su uu viet Mở rộng chi trả bảo hiểm y tế cho các dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật
chinh sach the hien su uu viet Nâng cao nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật

39/63 tỉnh có bệnh viện phục hồi chức năng

Đây là những thông tin được các chuyên gia y tế đưa ra tại Hội thảo về chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người khuyết tật - Thực trạng và định hướng sửa đổi, bổ sung, do Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Vụ BHYT, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế phối hợp với The International Center tổ chức tại Hà Nội vừa qua. PGS.TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, ngành Y tế cùng với ngành Lao động –Thương binh và Xã hội đã, đang và sẽ dành nhiều sự quan tâm cho người khuyết tật. Cụ thể, ngày càng có nhiều kỹ thuật phục hồi chức năng được ứng dụng phục vụ người bệnh và người khuyết tật, góp phần làm giảm tỷ lệ khuyết tật, tăng khả năng hòa nhập và tái hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật.

Hiện nay, mạng lưới chăm sóc y tế về phục hồi chức năng đã được củng cố với một bệnh viện phục hồi chức năng thuộc Bộ Y tế, một Trung tâm phục hồi chức năng trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, 39/63 tỉnh có Bệnh viện phục hồi chức năng; 100% các bệnh viện đa khoa trung ương và 98% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng. Các khoa, tổ phục hồi chức năng ở các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện ngày càng được củng cố. Các bộ, ngành khác có 4 bệnh viện, 16 trung tâm phục hồi chức năng. Hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cũng được triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương…bởi vậy, nhiều người khuyết tật được hưởng lợi.

chinh sach the hien su uu viet
Ưu tiên mở rộng Danh mục chi trả bảo hiểm y tế cho người khuyết tật nhằm giúp thêm cơ hội hòa nhập với cộng đồng, xã hội.

Đặc biệt, sự hỗ trợ về tài chính trong chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật thuộc diện chính sách được thực hiện thông qua chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí hoặc hỗ trợ một phần chi phí mua thẻ BHYT. Hiện có trên 3 triệu người khuyết tật trong số 6,2 triệu người khuyết tật đã được cấp thẻ BHYT miễn phí và không phải đồng chi trả khi sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh. Phạm vi chi trả BHYT đối với các dịch vụ y tế, phục hồi chức năng liên tục được mở rộng (năm 2011: 33 bệnh và 47 kỹ thuật phục hồi chức năng; năm 2016: 252 kỹ thuật (tất cả các dịch vụ phục hồi chức năng Bộ Y tế ban hành đều đựơc chi trả BHYT).

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục quản lý khám chữa bệnh, thực tế vẫn đang tồn tại một số rào cản trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cũng như trong trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ của người khuyết tật. “Đó là vẫn còn trên 3 triệu người khuyết tật phải tự mua bảo hiểm y tế và phải đồng chi trả phí dịch vụ khám chữa bệnh. Đặc biệt các dịch vụ về dụng cụ trợ giúp trong vận động rất cần đối với người khuyết tật nhưng lại chưa được bảo hiểm y tế chi trả”, PGS, Lương Ngọc Khuê cho biết.

Cần công nhận dụng cụ hỗ trợ là vật tư y tế

Theo Báo cáo Điều tra Quốc gia người khuyết tật năm 2016, Việt Nam có 6,2 triệu người khuyết tật. Trong đó, tỷ lệ khuyết tật vận động 29, 41% (1.823.420 người), khuyết tật nghe, nói 9,32 % (577.840 người), khuyết tật nhìn 13,84 % (858.080 người), khuyết tật thần kinh, tâm thần 16,83% (1.043.460 người), khuyết tật trí tuệ 6,52% (404.024 người) và khuyết tật khác 24,08 % (1.492.960 người). Khoảng 82 % người khuyết tật sống ở nông thôn; 56 % người khuyết tật là nữ và trên 60 % người khuyết tật trong độ tuổi lao động.

ThS. Lê Tuấn Đống – Trưởng phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Người khuyết tật đang đối mặt với nhiều khó khăn về điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe. Số hộ gia đình có người khuyết tật chiếm 55% trong 2 nhóm thu nhập thấp nhất của cả nước. Theo chuẩn tiếp cận nghèo đa chiều năm 2016, hộ gia đình có người khuyết tật sẽ có nguy cơ nghèo cao gấp hơn 2 lần so với hộ gia đình không có người khuyết tật (19,4% so với 8,9%). Hầu hết người khuyết tật đã bị ốm, bệnh, chấn thương hoặc có sử dụng dịch vụ y tế trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm điều tra (91,5%) và cao hơn gần 20% so với người không khuyết tật.

Đáng lo ngại, vẫn còn nhiều người khuyết tật chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ gồm: Người khuyết tật nhẹ chưa được cấp hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT; đặc biệt, nhiều danh mục dụng cụ hỗ trợ cơ bản, thiết yếu đối với người khuyết tật chưa được BHYT chi trả khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dụng cụ trợ giúp cơ bản, thiết yếu… Nguyên do của tình trạng này một phần đến từ việc chưa nhận thức, đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa của dụng cụ trợ giúp đối với người khuyết tật. Do đó, còn tồn tại những quan niệm chưa đúng về dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật, đánh đồng dụng cụ với quan niệm thẩm mỹ, ngân sách BHYT chi cho đối tượng những đối tượng trên còn hạn hẹp…

Đáng chú ý, khi không sử dụng dụng cụ trợ giúp, 15,14% người khuyết tật gặp khó khăn trong đi bộ. Nếu được sử dụng dụng cụ trợ giúp, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1,94%. Do đó, nếu đáp ứng được việc cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật có thể giúp họ tạo ra sự khác biệt lớn về khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội. Theo các đại biểu, hiện nay, tỷ lệ khuyết tật có xu hướng tăng dần theo tuổi. Trong tương lai không xa, tỷ lệ khuyết tật sẽ tiếp tục gia tăng do Việt Nam đang chuyển sang quá trình già hóa dân số với tốc độ nhanh. Vì vậy, việc chi trả từ nguồn BHYT cho các dụng cụ trợ giúp đối với người khuyết tật rất cần được quan tâm xem xét.

ThS. Lê Tuấn Đống cũng chia sẻ, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật gồm: Tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được tham gia và được phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng có trách nhiệm tham gia hướng dẫn hoạt động chuyên môn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; UBND các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Tuy nhiên, với các hạn chế đã nêu, ThS. Lê Tuấn Đống cho rằng các chính sách cần được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung để các dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng được công nhận là vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, nhằm giảm bớt khó khăn cho người bệnh, người khuyết tật khi họ cần phải sử dụng các vật tư này trong khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Khu đô thị đầu tiên của Việt Nam có trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam. Theo đó, Vinhomes Ocean Park 2 sẽ là nơi đầu tiên trong toàn chuỗi đô thị Vinhomes triển khai, tiên phong mở ra mô hình dưỡng lão tiêu chuẩn quốc tế ngay trong lòng các khu đô thị tại Việt Nam.
7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ thành lập mới 31 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức lễ công bố Quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân, Đảng Quận ủy và Công đoàn cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) quận, thành lập mới Công đoàn cơ sở trong cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp trực thuộc LĐLĐ quận.
Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

Bắt tạm giam Giám đốc MSB Thanh Xuân liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh, Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân - liên quan vụ khách hàng mất 58 tỉ đồng trong tài khoản.

Tin khác

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

Để không ai muốn rút bảo hiểm xã hội một lần

(LĐTĐ) “Sẽ không ai muốn rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nếu như việc để lại có lợi cho họ. Đó là điều mà Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) chưa nêu ra được”… Đây là khẳng định của bà Ngô Thị Liên - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khi góp ý vào Dự thảo Luật.
Những góp ý thấu tình, đạt lý

Những góp ý thấu tình, đạt lý

(LĐTĐ) Phản biện về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội về Quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội, nhiều ý kiến khẳng định việc sớm ban hành Nghị quyết là rất cần thiết, bởi đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu - chi, tránh được tình trạng lạm thu vào mỗi đầu năm học.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?

(LĐTĐ) Theo công thức tính mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 35 năm; lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa.
Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

Học sinh khó khăn, có được hỗ trợ mức đóng BHYT?

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Hồng Trang (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) hỏi: Nhà tôi thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn. Tôi muốn hỏi, Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) không?
6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hàng tháng, người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

Muốn hưởng lương hưu 75%, phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?

(LĐTĐ) Để được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa (75%), người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm?
Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

Phạt tiền từ 500 đến 1 triệu đồng đối với công dân không đăng ký tạm trú

(LĐTĐ) Theo Điều 27 Luật Cư trú, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên thì phải đăng ký tạm trú.
Bỏ lương cơ sở, các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh thế nào?

Bỏ lương cơ sở, các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh thế nào?

(LĐTĐ) Thực hiện chính sách cải cách tiền lương, từ ngày 1/7/2024 sẽ không còn mức lương cơ sở. Do đó, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất các quy định hiện hành về chế độ, trợ cấp gắn với mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh theo hướng quy định bằng số tiền mặt.
Gỡ vướng đấu giá trực tuyến

Gỡ vướng đấu giá trực tuyến

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. Trong đó, các vấn đề về đấu giá tài sản trực tuyến, nâng mức tiền đặt trước, quy định miễn đào tạo nghề đấu giá... được đề xuất sửa đổi.
Lương hưu dự kiến tăng 15% từ 1/7/2024, người hưu trí ngóng đợi

Lương hưu dự kiến tăng 15% từ 1/7/2024, người hưu trí ngóng đợi

(LĐTĐ) Dự kiến từ ngày 1/7/2024, khi thực hiện cải cách tiền lương, lương hưu sẽ tăng 15%. Trước thông tin này, nhiều người đang hưởng lương hưu bày tỏ niềm vui, mong đợi có thêm chi phí để cải thiện cuộc sống.
Xem thêm
Phiên bản di động