Cẩn trọng với thực phẩm gắn mác “sạch”

(LĐTĐ) Cùng với sự phát triển của xã hội. Ngày nay, người dân rất quan tâm, chú trọng tới việc chăm sóc sức khỏe và lựa chọn cho bản thân, gia đình những thực phẩm an toàn. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều sản phẩm gắn mác “sạch” nhưng lại không sạch.
Hà Nội: Sức khỏe các học sinh nghi ngộ độc thực phẩm đã ổn định Cẩn trọng từ thực phẩm “hút chân không”

Mua bán bằng niềm tin

Đánh vào tâm lý “khát” thực phẩm sạch của người tiêu dùng, hiện nay nhiều loại thực phẩm như: Rau củ, thịt cá, trái cây... đang được nhiều nhà sản xuất dán nhãn “sạch”, “an toàn” và quảng cáo rầm rộ. Khảo sát tại các tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là quanh các khu chung cư, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cửa hàng thực phẩm sạch mọc lên nhan nhản. Không chỉ bày bán trực tiếp, thực phẩm được gắn mác “sạch” cũng được quảng cáo rộng rãi trên các trang mạng xã hội với nhiều lời hứa có cánh về chất lượng và độ an toàn.

Cẩn trọng với thực phẩm gắn mác “sạch”
Hàng hóa trong các siêu thị lớn luôn được khách hàng tin tưởng về chất lượng (Ảnh mang tính minh họa- Lê Thắm)

Do được gắn mác “sạch” nên các sản phẩm này có giá bán cao hơn, thậm chí gấp đôi, gấp ba so với các sản phẩm cùng loại. Theo lý giải từ phía người bán hàng, giá cao là do là sản phẩm sạch, được nuôi trồng theo quy trình khép kín, công nghệ cao nên chi phí sản xuất, nuôi trồng đều cao hơn so với hàng hóa bình thường.

Chẳng hạn, với sản phẩm rau bắp cải, ngoài thị trường bán khoảng 10.000 - 12.000 đồng/kg thì trong các cửa hàng thực phẩm sạch giá dao động ở mức 25.00 - 35.000 đồng/kg; dưa chuột bên ngoài thị trường bán 15.000 – 17.000 đồng/kg, cửa hàng rau sạch bán 25.000 - 32.000 đồng/kg; cà chua, khoai lang, rau cải, rau dền… giá tại cửa hàng rau sạch cao gấp đôi so với giá bên ngoài. Giá thịt, thủy hải sản tươi sống tại các cửa hàng thực phẩm sạch cũng cao hơn so với cửa hàng bình thường, ví dụ, thịt ba chỉ có giá giao động khoảng 240.000 đồng/kg, thịt sườn khoảng 275.000 đồng/kg, gà ri 245.000 đồng/kg…

Tuy nhiên, trên thực tế, dù phải mua với giá cao, nhưng người mua lại không được kiểm chứng nơi sản xuất, quy trình sản xuất, sơ chế, cung cấp thực phẩm có đảm bảo an toàn và được các cơ quan chức năm kiểm tra hay không. Mà việc mua bán này phần lớn chỉ dựa trên lời giới thiệu của người bán và niềm tin của khách hàng.

Chị Nguyễn Thị Dung (Láng Thượng, Đống Đa) cho biết, do cảm thấy thực phẩm được bày bán tại chợ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên chị thường vào các cửa hàng thực phẩm sạch để mua thịt, cá, rau củ cho gia đình. “Mặc dù các mặt hàng ở đây đắt hơn rất nhiều so với ngoài chợ hay siêu thị. Nhưng do là sản phẩm được gắn nhãn mác “sạch” nên tôi cảm thấy khá yên tâm”- Chị Dung chia sẻ.

Cùng đặt niềm tin vào các cửa hàng thực phẩm sạch, nhưng không phải lúc nào khách hàng cũng nhận lại được những sản phẩm đúng như kỳ vọng. Chị Hoàng Hải Hà (Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân) cho hay, cách đây ít ngày chị có vào một cửa hàng thực phẩm sạch gần nhà để mua thịt lợn về nấu bữa tối. Thế nhưng lúc bỏ đồ ra xào nấu thì phát hiện ra thịt đã bị ôi, lúc này chị mang ra cửa hàng để phản ánh và được nhân quản lý cửa hàng xin lỗi đồng thời trả lại tiền. Mặc dù vậy, sau lần đó chị cũng cảm thấy e dè hơn với các cửa hàng thực phẩm được gắn mác “sạch”.

Trên thực tế, trường hợp khách hàng mua phải hàng không đảm bảo chất lượng ngay tại cửa hàng thực phẩm “sạch” không phải là chuyện hiếm. Điển hình như câu chuyện cá kho có "vật lạ" được phát hiện tại cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood, chi nhánh Ngụy Như Kon Tum (quận Thanh Xuân, Hà Nội) ngày 4/4 đã khiến không ít người giật mình.

Được biết sau khi xảy ra sự việc, Đội Quản lý thị trường số 12 đã cử lực lượng xuống làm việc trực tiếp với đơn vị này, lập biên bản, kiểm tra lại toàn bộ quy trình, khâu tiêu thụ sản phẩm. Sau đó, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã ra quyết định xử phạt hành chính 17 triệu đồng đối với hệ thống Thực phẩm sạch CleverFood về hành vi “Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng”. Trước đó, sự việc Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và chế biến rau an toàn Ba Chữ lấy rau không rõ nguồn gốc tại chợ đầu mối nông sản Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cung cấp cho một loạt hệ thống siêu thị lớn, cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn Thủ đô dưới mác “rau sạch” đã khiến dư luận dậy sóng.

Khách hàng cần tự bảo vệ mình

Trở lại với vụ cá kho có "vật lạ", sau khi có thông tin sự việc ông Hà Minh Đức, Giám đốc hệ thống Thực phẩm sạch CleverFood lên tiếng thừa nhận, vì mong muốn mở rộng hệ thống, chạy theo doanh thu, CleverFood đã buông lỏng các khâu bảo quản và đào tạo nhân sự dẫn đến các lỗi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm gần đây, đặc biệt là vụ việc cá kho có "vật lạ" mà khách hàng đã mua.

Có thể thấy, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nóng và được cả xã hội quan tâm bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Vì thế mà hiện nay rất nhiều cửa hàng thực phẩm sạch hoặc chuỗi thực phẩm sạch ra đời. Không những thế, trên các trang mạng xã hội cũng quảng cáo rao bán rất nhiều thực phẩm sạch, nhiều loại do hộ gia đình tự chế biến. Đã có một thời gian, hai chữ “rau sạch” trở thành thương hiệu được người tiêu dùng tìm đến, thậm chí còn đưa vào siêu thị bán với giá gấp 3-4 lần giá ở chợ, nhưng khi cơ quan chức năng kiểm tra chỉ có mác “rau sạch”, còn lại không rõ nguồn gốc.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, người tiêu dùng phải hiểu đúng về “rau sạch”, Hà Nội chỉ có “rau an toàn” sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, nghĩa là quá trình sản xuất phải theo 10 bước quy định theo tiêu chuẩn VietGap. Hà Nội cũng đã công bố danh sách vùng rau an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, nhưng nhiều nơi treo biển “rau sạch” để “lập lờ đánh lận con đen”.

Còn với thực phẩm sạch quảng cáo, rao bán trên mạng, nhưng không rõ nguồn gốc, không đăng ký kinh doanh, theo Luật sư Đào Văn Tài (Đoàn Luật sư Hà Nội), đây là vấn đề rất khó xử lý hiện nay. Bởi, dù quảng cáo rầm rộ như thế, nhưng khi tới kiểm tra thì không có nhà xưởng, kho…nên rất khó xử lý. Bên cạnh đó, hiện nay đa phần các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đều đăng ký kinh doanh và tự công bố chất lượng an toàn thực phẩm, nên chủ yếu vẫn là ý thức chấp hành của doanh nghiệp.

Luật sư Tài cũng nhận định, việc kinh doanh tự gắn thương hiệu “sạch”, là cách kinh doanh chưa minh bạch, cần được kiểm tra giám sát từ “gốc đến ngọn”, và thường xuyên công khai kết quả để người tiêu dùng căn cứ vào đó lựa chọn khi mua sản phẩm, từ đó, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho những người thực sự bán sản phẩm sạch. Cùng với đó, mỗi người tiêu dùng, cần tự ý thức trong việc tìm hiểu nguồn gốc sản phẩm, trước khi mua. Sẵn sàng lên tiếng, phản ánh tới các lực lượng chức năng khi phát hiện ra sản phẩm “bẩn” trà trộn. Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng cần đưa ra các tiêu chí đánh giá thực phẩm “sạch” để tránh tình trạng “lách luật” như hiện nay./.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

(LĐTĐ) Đã có rất nhiều cảnh báo trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các nền tảng mạng xã hội về phương thức thủ đoạn của tội phạm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội phạm công nghệ cao dường như đang “len lỏi” vào từng gia đình...
Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị khởi tố, bắt tạm giam

Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bị khởi tố, bắt tạm giam

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi"...
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 - Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với số tiền 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, của một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại huyện Diễn Châu.
Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

Phát hiện trên 1 tấn thực phẩm không rõ xuất xứ tại chợ Tam Hiệp

(LĐTĐ) Vụ việc được Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện trong thời gian triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024...
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều cá nhân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, doanh nghiệp liên quan đến việc thao túng cổ phiếu, công bố thông tin không đúng thời hạn,...
Liên tiếp xử lý các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm tại các tỉnh phía Nam

Liên tiếp xử lý các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm tại các tỉnh phía Nam

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường công tác quản lý thị trường, đặc biệt là đối với mặt hàng kinh doanh là vàng bạc, đá quý… Thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường phí Nam liên tục kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo

Cảnh báo thủ đoạn thuê, mua tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội thông tin, thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng đang diễn biến rất phức tạp, với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng các tài khoản ngân hàng do mua, bán để thực hiện các giao dịch chuyển và nhận tiền của bị hại, rồi rửa tiền bằng nhiều phương thức khác nhau.
Xem thêm
Phiên bản di động