Cần dành điều luật riêng để quy định về nhiệm vụ của các cấp Công đoàn trong tham gia thực hiện dân chủ

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn Hà Nội) đề nghị Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cần dành 1 điều riêng để quy định về nhiệm vụ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp Công đoàn trong tham gia thực hiện dân chủ.
Nhanh chóng giải quyết chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động Đại biểu Quốc hội kiến nghị ưu tiên giảm thuế đối với xăng, dầu Tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 rất chậm

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 31/5 Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Luật phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội (Đoàn Hà Nội) đã phân tích và góp ý khá chi tiết vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đưa nội dung thực hiện dân chủ ở khu vực doanh nghiệp vào Dự thảo Luật

Nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết, căn cứ ban hành Luật, bố cục và nội dung của Luật, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, Dự thảo Luật đã thể chế hóa được các chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến thực hiện dân chủ, đặc biệt là phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Nhất trí với nội dung công khai quy định tại Điều 35 Dự thảo Luật, tuy nhiên, về hình thức công khai tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề nghị chỉ nên công khai một trong ba hình thức: Niêm yết tại nơi làm việc; thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đăng tải trên cổng, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Cần dành điều luật riêng để quy định về nhiệm vụ của các cấp Công đoàn trong tham gia thực hiện dân chủ
Đại biểu Nguyễn Phi Thường góp ý vào dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

“Các hình thức nêu trên cũng phù hợp với hình thức công khai theo quy định của Bộ luật Lao động. Bởi nếu quy định lựa chọn nhiều hình thức công khai như Dự thảo Luật, đặc biệt quy định hình thức công khai bằng: “Các hình thức khác theo quy định pháp luật hoặc quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp” thì rất dễ các đơn vị, doanh nghiệp sẽ lợi dụng để hạn chế công khai, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đến với cán bộ, người lao động”, đại biểu nói.

Đại biểu đoàn Hà Nội cũng cho rằng, đây là hoạt động quan trọng nhất trong thực hiện dân chủ, vì nếu công khai tốt sẽ là tiền đề để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện tốt hơn quyền giám sát, kiểm tra đối với người đứng đầu và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng nhất trí với việc đưa nội dung thực hiện dân chủ ở khu vực doanh nghiệp vào Dự thảo Luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong thực hiện. Trong đó, việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước; tổ chức Hội nghị Người lao động, đối thoại trong các doanh nghiệp là những nội dung thể hiện rõ nét nhất về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Dự thảo Luật quy định rõ giao cho Chính phủ hướng dẫn, quy định chi tiết ba nội dung trên, phù hợp với từng khu vực, đối tượng để làm căn cứ triển khai, thực hiện. Bởi, nội dung này tương đối rộng, nhiều đối tượng, liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn cơ sở.

Cần quy định cụ thể nhiệm vụ của các cấp Công đoàn

Đáng quan tâm, đại biểu đề nghị Dự thảo Luật cần dành 1 điều riêng để quy định về nhiệm vụ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp Công đoàn trong tham gia thực hiện dân chủ.

Bởi thực tế, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phân tích: Trong việc thực hiện dân chủ trong khu vực cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp, Công đoàn là chủ thể chính, có chức năng tham gia quản lý, đại diện cho một bên trong quan hệ lao động để phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và người sử dụng lao động để triển khai thực hiện.

“Vì vậy, dự thảo Luật cần có điều riêng để quy định nhiệm vụ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp Công đoàn trong thực hiện dân chủ, chứ không gộp chung vào cùng các tổ chức chính trị xã hội khác như Dự thảo.

Tôi cho rằng, trực tiếp tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở có 2 khu vực: khối xã, phường, khu dân cư thì đại diện là Mặt trận Tổ quốc các cấp, còn khối các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ là tổ chức Công đoàn”, đại biểu nói.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng đề nghị, ngoài quy định trách nhiệm, cần bổ sung thêm quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc các cấp và tổ chức Công đoàn trong thực hiện dân chủ tại cơ sở; như: Quyền được yêu cầu cung cấp thông tin, quyền được đối thoại, quyền được đề nghị giải quyết những đề xuất, kiến nghị, bức xúc của nhân dân, công nhân viên chức lao động phát sinh thông qua thực hiện dân chủ....

Điều này cũng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Công đoàn và tuân thủ các Công ước quốc tế về Lao động và Công đoàn; tạo cơ chế để mặt trận và Công đoàn phát huy vai trò trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung, quy định rõ hơn về trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị (khu vực hành chính, sự nghiệp) và người sử dụng lao động (khu vực doanh nghiệp).

Cụ thể như cần phải có văn bản trả lời công khai với tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (thông qua tổ chức Công đoàn) về những nội dung giải trình, tiếp thu hoặc không tiếp thu những ý kiến tham gia, đóng góp của tập thể người lao động.

Cần dành điều luật riêng để quy định về nhiệm vụ của các cấp Công đoàn trong tham gia thực hiện dân chủ
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ.

Bởi thực tế, đại biểu cho biết, nhiều lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức lấy ý kiến, nhưng không tiếp thu một cách thấu đáo, trên tinh thần cầu thị. Lúc đó hoạt động dân chủ ở cơ quan, doanh nghiệp sẽ trở thành “Dân chủ hình thức”.

Quy định rõ điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị quy định rõ về tổ chức, điều kiện đảm bảo cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp Nhà nước; vai trò, nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở trong chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

Đại biểu cho hay, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước chưa phát huy được vai trò, hiệu quả trong kiểm tra, giám sát tại cơ sở. Điều này là do địa vị pháp lý và cơ chế hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân không thể thực hiện được chức năng nhiệm vụ mà pháp luật đã quy định, khi Ban Thanh tra nhân dân giám sát người đứng đầu, nhưng lại phải thực hiện nhiệm vụ do người đứng đầu giao...

Do đó, đại biểu đề nghị xem xét có quy định để xử lý tình trạng này, đồng thời cân nhắc bổ sung quy định cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bỏ phiếu đánh giá người đứng đầu sau khi thực hiện nội dung kiếm điểm, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của đơn vị hiện nay.

Cùng với đó, cần bổ sung quy định về trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trong chỉ đạo hoạt động Ban Thanh tra nhân dân. Cụ thể: Phối hợp với người đứng đầu cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, hoặc Hội nghị Người lao động, bầu Ban thanh tra nhân dân.

Ra văn bản công nhận Ban thanh tra nhân dân và thông báo cho cán bộ, công nhân, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước; tổ chức cuộc họp của Ban thanh tra nhân dân để Ban thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

Đồng thời, hướng dẫn Ban thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, nội dung công tác, định kỳ nghe báo cáo kết quả hoạt động và giải quyết kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân đối với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở; Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.

Tin khác

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Xem thêm
Phiên bản di động