Ngăn chặn “ma men” điều khiển phương tiện:

Cần chấn chỉnh từ hành vi đến hành lang pháp lý

(LĐTĐ) Tác hại của rượu, bia trong việc bảo đảm an toàn giao thông đã được thực tế chỉ rõ qua hàng loạt các sự việc có hậu quả nghiêm trọng. Đáng chú ý, hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi sử dụng rượu bia dù nhiều ý kiến bày tỏ ủng hộ việc hình sự hoá hành vi này song việc có một quy định riêng rẽ về tội danh của hành vi này lại đang gặp nhiều vướng mắc.
can chan chinh tu hanh vi den hanh lang phap ly Chính thức cấm xúi giục, ép người khác uống rượu bia
can chan chinh tu hanh vi den hanh lang phap ly Cần tạo chuyển biến nhận thức của người dân về tác hại của rượu, bia
can chan chinh tu hanh vi den hanh lang phap ly Sẽ quản lý chặt việc quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu, bia
can chan chinh tu hanh vi den hanh lang phap ly
Tệ nạn rượu, bia đang diễn ra tràn lan, khó kiểm soát

Chỉnh đốn hành vi

Rất nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra đều bắt nguồn từ bia rượu. Do say xỉn không làm chủ được tay lái, xử lý tình huống kém, nhiều người đã gieo những án “tử” không hẹn trước cho những người tham gia giao thông khác và cả chính mình. Cần phải khẳng định, tác hại của rượu, bia trong việc bảo đảm an toàn giao thông đã được thực tế chỉ rõ qua hàng loạt các sự việc có hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hiện nay không ít người vẫn coi nhẹ, thờ ơ hoặc không hề quan tâm tới tác hại của rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Họ vẫn vô tư uống và sẵn sàng “leo” lên xe và lái đi, bất chấp mối nguy hiểm mà họ có thể mang lại.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức (Trường Đại học Việt Đức) cho biết, số liệu thống kê trong số các vụ tai nạn giao thông do uống rượu bia lái xe, tỉ lệ người xe máy chiếm từ 70 - 90% số vụ. Trong đó, tỉ lệ nam giới gây ra là 80 - 90%.

Thời điểm xảy ra tai nạn liên quan đến uống rượu, bia thường diễn ra vào buổi tối thuộc khung giờ 18h - 24h. Nghiêm trọng hơn, theo quan trắc hành vi tại các nhà hàng, quán nhậu cho thấy, tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm tỉ lệ 68% (xe máy 62%, ô tô 6%). Khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại Việt Nam được Trung tâm nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức thực hiện cho thấy, tại các nhà hàng, quán nhậu cho thấy, trong số tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia thì có đến 98% trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 74% người điều khiển đi ngược chiều, 64% trường hợp không bật xi nhan khi điều khiển phương tiện.

TS. Vũ Anh Tuấn cho biết, những nạn nhân nghĩ mình vẫn “bình thường” đủ khả năng điều khiển xe máy ra về thì lại có tỷ lệ bị chấn thương nặng cao hơn những nạn nhân cảm thấy “không bình thường”. Nói cách khác, khi sử dụng nhiều rượu bia, bản thân những người say thường không nhận thức được là mình say.

Từ những nghiên cứu, khảo sát này TS. Vũ Anh Tuấn đề nghị cơ quan chức năng cần siết chặt sự quản lý, ngăn chặn kịp thời nguy cơ tai nạn giao thông từ người sử dụng bia rượu trước khi lái xe bằng cách đưa nồng độ cồn trong máu về mức “zero” đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, hiện nay mức này đang là 50mg/100ml máu.

Cần phải để người dân hiểu rằng sử dụng một cốc bia thôi thì khả năng gây tai nạn giao thông đã tăng 3 lần so với bình thường. Đồng quan điểm này, bà Lê Minh Châu – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội An toàn giao thông Việt Nam cũng đề nghị cần xem xét tăng cường công tác tuyền truyền đã uống rượu bia thì không lái xe. Đặc biệt, cơ quan chức năng cần siết chặt sự quản lý, ngăn chặn kịp thời nguy cơ tai nạn giao thông từ người sử dụng bia rượu trước khi lái xe.

Khai thông việc xử lý hình sự

Thực tế, pháp luật nhiều nước trên thế giới quy định hình thức xử lý nghiêm khắc đối với tài xế lái xe uống rượu bia. Chẳng hạn, pháp luật Trung Quốc quy định mức cồn trong máu từ trên 0,08%, dù chưa gây tai nạn, người vi phạm có thể bị phạt tù 3 năm và bị cấm lái xe trong 5 năm. Nếu tài xế gây thương tích nghiêm trọng hoặc làm chết người, giấy phép lái xe sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn.

can chan chinh tu hanh vi den hanh lang phap ly
Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn của các lái xe

Ở Singapore, nếu lái xe có nồng độ cồn trên 0,35 mg/lít khí thở, sẽ bị phạt tiền lên đến 5.000 SGD (tương đương 3.600 USD hay 85 triệu đồng) và đối diện với 6 tháng tù giam. Nếu tái phạm lần hai, tài xế sẽ bị phạt tù từ 6 - 12 tháng và phạt tiền từ 3.000 - 10.000 SGD (từ 50 - 130 triệu đồng). Tài xế tái phạm lần ba sẽ bị phạt 30.000 SGD (510 triệu đồng) và 3 năm tù cùng tước bằng lái vĩnh viễn.

Với Hàn Quốc, luật pháp quy định rất nghiêm khắc, nồng độ cồn vượt mức 0,05 mg/lít khí thở, ngay cả không gây tai nạn thì lái xe đã bị quy vào tội hình sự, phạt tù 3 năm và 10 triệu won (khoảng 8.800 USD hay 206 triệu đồng), bằng lái sẽ bị thu hồi hoặc đình chỉ tùy thuộc vào mức độ. Ngoài ra, nếu chống lại yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn cũng bị coi là tội hình sự. Nếu không có lý do chính đáng, người lái xe không tuân thủ yêu cầu của cảnh sát sẽ bị bắt ngay lập tức.

Tại Việt Nam, hiện theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự đã có quy định xử lý hình sự đối với người uống rượu bia tham gia giao thông. Tuy nhiên, theo quy định này, thì hành vi sử dụng rượu bia chỉ được coi là tình tiết tăng nặng mà không phải là một tội danh riêng. Không những vậy, chỉ người nào sử dụng rượu bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt mức quy định và có gây ra hậu quả thì mới bị truy cứu.

Theo một số chuyên gia thì việc chỉ căn cứ vào hậu quả của hành vi sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mới có thể xử lý hình sự đã không đảm bảo tính kịp thời, không phù hợp với thực tế hiện nay và không đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa.

Chẳng hạn, tuy Khoản 4, Điều 260 Bộ luật Hình sự cũng có quy định về hành vi có khả năng thực tế gây hậu quả cũng có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc áp dụng điều này trong thực tiễn còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, hầu như các văn bản quy phạm hiện nay đều định hướng xử lý hành vi sử dụng rượu bia theo hướng xử lý vi phạm hành chính.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định 46 của Chính phủ, người điều khiển phương tiện vẫn được phép tham gia giao thông nếu trong máu có nồng độ cồn dưới 50mg/100ml máu. Khi người điều khiển có nồng độ cồn vượt quy định, thì cũng chỉ bị phạt tiền và các hình phạt bổ sung khác như: Tạm giữ phương tiện, tước bằng lái có thời hạn.

Một số ý kiến cho rằng, cần nâng mức xử phạt hành chính với hành vi sử dụng rượu, bia của Nghị định 46 như: Tăng mức phạt tiền, tăng thời gian tạm giữ phương tiện, tước bằng lái. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp xử lý hành chính, chưa phải là biện pháp răn đe mạnh tay nhằm chấm dứt hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu, bia.

Mới đây, Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (có hiệu lực từ 1/1/2020) trong đó có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng bia rượu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đây có thể coi là một “điểm sáng” cho các nhà làm luật sử dụng đó như một nguồn luật để điều chỉnh theo hướng “tội phạm hóa” hành vi sử dụng rượu, bia rồi điều khiển phương tiện giao thông.

Tuy nhiên, các văn bản, quy định hiện hành vẫn chưa có sự đồng bộ cho việc xử lý hành vi điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia theo hướng hình sự. Theo Luật sư Hoàng Văn Hướng, để xử lý hình sự đối với hành vi lái xe sau khi sử dụng rượu bia thì cần phải “nối” 3 văn bản luật với nhau, đó là Bộ luật Hình sự, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 46.

Cụ thể, Quốc hội có thể thông qua một nghị quyết hướng dẫn thi hành Khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự. Hoặc Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có thể tổng kết thông qua thực tế xét xử để xây dựng nghị quyết hướng dẫn thi hành Khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự. Một biện pháp nữa là một Bộ hoặc một số Bộ liên quan ban hành Thông tư hoặc Thông tư liên tịch để có thể tạo ra chế tài xử lý hình sự hành vi lái xe khi có nồng độ cồn nhất định.

Trong khi các biện pháp, khung pháp lý để xử lý “ma men” dần hoàn thiện thì hơn hết, việc giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng để người dân hiểu và thực hiện là biện pháp quan trọng, thường xuyên. Về pháp lý, trong tình hình vi phạm còn phức tạp như hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung, nâng cao mức xử phạt là cần thiết. Trong áp dụng pháp luật, cần đảm bảo tính thống nhất, tránh dân sự hóa các vụ án hình sự về tai nạn giao thông, khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các vụ án do lái xe uống rượu bia gây ra nhằm tăng tính răn đe, phòng ngừa.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Đống Đa

(LĐTĐ) Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục truyền thống trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa luôn được gắn với việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động do đó đã đạt những kết quả đáng khích lệ.
Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

Phát động tháng cao điểm hướng về công nhân lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức “Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” và “Tháng Công nhân năm 2024”. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động cao điểm thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động cũng như quan tâm chăm lo, hướng về lực lượng công nhân lao động trên địa bàn Thủ đô.
Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

(LĐTĐ) Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

Nghệ An: Phát hiện một doanh nghiệp kinh doanh vàng giả nhãn hiệu tại huyện Diễn Châu

(LĐTĐ) Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 11 - Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã lập biên bản vi phạm hành chính và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt với số tiền 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, của một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại huyện Diễn Châu.

Tin khác

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

(LĐTĐ) Vấn đề hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội đã được các ngành chức năng đặt ra từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đạt được bước tiến nào rõ rệt. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn ùn tắc giao thông tại Thủ đô đang có dấu hiệu phức tạp hơn. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, ngoài mở rộng hạ tầng thì giải pháp cốt lõi cho vấn đề này nằm ở việc phát triển giao thông công cộng.
Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

Kiên quyết xử lý xe tự chế khi tham gia giao thông để phố xá văn minh

(LĐTĐ) Tình trạng xe ba bánh, xe tự chế... không đảm bảo về kết cấu, hệ thống phanh, đèn chiếu sáng thường chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Việc xử lý những loại xe này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, đồng thời góp phần tạo hình ảnh văn minh đô thị trên địa bàn Thành phố.
TP.HCM: Nhiều học sinh bị phạt vì lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái

TP.HCM: Nhiều học sinh bị phạt vì lái xe khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái

(LĐTĐ) Nhiều học sinh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dù chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe nhưng mỗi ngày vẫn đến trường bằng xe máy, gây nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Khi bị Cảnh sát giao thông xử phạt, tạm giữ xe thì các em đều viện nhiều lý do khác nhau.
Vì sao dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai chậm tiến độ?

Vì sao dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, các địa phương nơi dự án đi qua cũng như các Bộ, Ban, ngành Trung ương đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm đôn đốc thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn qua tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên đến nay dự án này vẫn chưa thấy chuyển biến nhiều.
Quy định về hồ sơ thi giấy phép lái xe từ 1/6/2024

Quy định về hồ sơ thi giấy phép lái xe từ 1/6/2024

(LĐTĐ) Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái. Trong đó có một số điểm đáng lưu ý liên quan đến hồ sơ thi giấy phép lái xe.
Sử dụng nước súc miệng vẫn lên nồng độ cồn nhưng không bị phạt

Sử dụng nước súc miệng vẫn lên nồng độ cồn nhưng không bị phạt

(LĐTĐ) Qua kiểm tra, Cảnh sát giao thông phát hiện người đàn ông có phản ứng với máy đo nồng độ cồn. Tuy nhiên, sau khi nghe lái xe trình bày do sử dụng nước súc miệng, tổ công tác yêu cầu người này kiểm tra bằng máy đo định lượng, kết quả tài xế không vi phạm nồng độ cồn.
Thí điểm phí trông giữ xe không tiền mặt tại Hà Nội

Thí điểm phí trông giữ xe không tiền mặt tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ hôm nay (15/4), tại 7 vị trí do Công ty TNHH MTV Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội đang khai thác chính thức thí điểm phí trông giữ xe không tiền mặt.
Bộ GTVT: Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn

Bộ GTVT: Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn

(LĐTĐ) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân và người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, tuân thủ hiệu lệnh và hướng dẫn của lực lượng chức năng; nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau khi tham gia giao thông; chủ động tham gia giao thông an toàn phòng tránh tai nạn giao thông và thực hiện: “Đã uống rượu, bia - không lái xe”; “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn”…
Đồng Nai: Cứu hộ thành công tàu trọng tải 4.600 tấn bị kẹt dưới gầm cầu Đồng Nai

Đồng Nai: Cứu hộ thành công tàu trọng tải 4.600 tấn bị kẹt dưới gầm cầu Đồng Nai

(LĐTĐ) Ngày 12/4, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa phối hợp lực lượng chức năng kịp thời cứu hộ thành công tàu trọng tải 4.600 tấn bị kẹt dưới gầm cầu Đồng Nai.
Xem thêm
Phiên bản di động