Giải quyết việc làm bền vững cho lao động nông thôn:

Cần bổ sung một số nghề sát với thực tế

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, UBND huyện Chương Mỹ đã tổ chức 50 lớp đào tạo nghề  cho 1.750 lao động nông thôn (LĐNT), trong đó: 17 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 560 lao động; 33 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.155 lao động. Tuy nhiên, qua thực tế đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề, lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ đề nghị chương trình cần có sự điều chỉnh cho sát với nhu cầu và thực tế hiện nay.
can bo sung mot so nghe sat voi thuc te Phúc Thọ: Chú trọng đào tạo nghề cho lao động hướng tới xây dựng nông thôn mới
can bo sung mot so nghe sat voi thuc te Huyện Thường Tín: Thu nhập của lao động nông thôn dần được cải thiện
can bo sung mot so nghe sat voi thuc te Quận Hà Đông: Hiệu quả từ việc nhân rộng các mô hình điểm sản xuất nông nghiệp

Tuyên truyền về chính sách, gắn với giải quyết việc làm

Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Hoàng Minh Hiến cho biết: Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 18/1/ 2018 của UBND huyện Chương Mỹ về thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT huyện Chương Mỹ năm 2018, UBND Huyện đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền tới cán bộ chủ chốt từ huyện đến xã, thị trấn và đến các thôn/xóm quán triệt, phổ biến Quyết định 1956 và các văn bản của Thành phố về chính sách đào tạo nghề cho LĐNT.

can bo sung mot so nghe sat voi thuc te
Đào tạo nghề cho LĐNT tại huyện Chương Mỹ. Ảnh: L.N

Cụ thể, UBND huyện đã tổ chức 4 hội nghị tuyên truyền về công tác đào tạo nghề năm 2018 tại các xã Tiên Phương, Phụng Châu, Ngọc Hòa, thị trấn Chúc Sơn, trong đó, đại biểu dự hội nghị là người LĐNT là 150 đại biểu/hội nghị.

Bên cạnh đó, UBND Huyện cũng huy động sự vào cuộc, tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và các doanh nghiệp ở địa phương tham gia vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, huy động nguồn lực dạy nghề.

Từ thực tế hiện nay tại địa phương, ông Nguyễn Đăng Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chương Mỹ cho biết: Khó khăn lớn nhất của người nông dân trên địa bàn sau khi học nghề là khâu tiêu thụ sản phẩm.

Vì vậy, đề nghị Thành phố có cơ chế hỗ trợ ban đầu, trong việc xây dựng chuỗi liên kết giúp bà con, để các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào sản xuất nông nghiệp, nếu không người nông dân vẫn không tránh khỏi tình trạng “được mùa mất giá”, thị trường tiêu thụ hiện nay manh mún và tự phát. “Chỉ có doanh nghiệp mới có thể hỗ trợ LĐNT kinh doanh một cách bài bản và có thị trường rộng lớn, ổn định hơn, để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài”, ông Hùng kiến nghị.

Trong quá trình dạy nghề, lãnh đạo UBND Huyện, lãnh đạo các ngành là thành viên Ban Chỉ đạo 1956 huyện, các Trung tâm dạy nghề, các trường tham gia dạy nghề và giáo viên dạy nghề đã tích cực tuyên truyền thông qua người học đến người lao động trong địa phương về nội dung của Đề án, các chính sách được hỗ trợ theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg; đồng thời, nhà trường cũng đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho các học viên sau khi hoàn thành khóa học. UBND Huyện cũng tăng cường tuyên truyền về chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm và chính sách xuất khẩu lao động trên đài phát thanh xã, thị trấn.

Kết quả, đến nay, UBND Huyện đã tổ chức 50 lớp đào tạo nghề cho 1.750 LĐNT. Trong đó: Ngành nghề phi nông nghiệp: 17 lớp với 560 lao động; nghề nông nghiệp: 33 lớp với 1.155 lao động. Tuy nhiên, qua thực tế đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo nghề, lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ cho biết: Do ảnh hưởng chung của việc mở rộng thị trường tiêu thụ đầu ra của hàng hóa, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất nên nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cũng hạn chế, dẫn tới công tác tuyển sinh và dạy nghề phi nông nghiệp khó khăn.

Bản thân người lao động không muốn đi học nghề phi nông nghiệp vì khả năng xin việc sau khi học nghề là rất thấp, việc đăng ký học nghề phi nông nghiệp chủ yếu là lao động không đủ điều kiện tuyển dụng vào các doanh nghiệp nhưng có nghề mây tre đan truyền thống, theo học để nâng cao tay nghề làm hàng theo thị hiếu người tiêu dùng trong thời kỳ hội nhập và mở cửa.

Đề nghị điều chỉnh nghề đào tạo sát với thực tế

Theo tổng kết của UBND huyện Chương Mỹ về mô hình dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn: Về nghề nông nghiệp, hiện vẫn chưa có mô hình doanh nghiệp hay hợp tác xã điểm, chỉ có hộ gia đình làm mô hình trang trại hoặc hộ gia đình sau khi học nghề áp dụng vào sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi) có hiệu quả.

Từ thực tế tại địa phương và qua khảo sát nhu cầu LĐNT trên địa bàn huyện, UBND huyện Chương Mỹ kiến nghị: Trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT cần xem xét, bổ sung một số nghề phù hợp với sản xuất thực tế như: Nghề trồng lúa hữu cơ; nghề bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh tên nghề phù hợp với thực tế, như: Nghề trồng cây ăn quả điều chỉnh thành Nghề trồng cây ăn quả và trồng cây ăn quả hữu cơ; nghề kỹ thuật nuôi cá nước ngọt điều chỉnh thành nghề nuôi cá nước ngọt và nuôi cá nước ngọt ứng dụng công nghệ cao.

UBND Huyện cũng đề nghị điều chỉnh thời gian dạy lý thuyết ngắn lại và thời gian thực hành nhiều hơn, nội dung dạy đi sâu hơn về phần phòng trừ bệnh trên cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ kinh phí thêm cho người học nghề thuộc nhóm đối tượng 3; nguyên nhiên vật liệu cần cho linh động theo tình hình thực tế học tránh trường hợp” cái cần thì thiếu, cái không cần thì thừa”.

Về nghề phi nông nghiệp, chưa có mô hình doanh nghiệp hay hợp tác xã điểm, chỉ có cá nhân người lao động sau khi học nghề một số ít được đơn vị dạy nghề giới thiệu việc làm tại các đơn vị, doanh nghiệp, còn lại cơ bản người lao động tự tìm việc làm thời vụ hoặc lâu dài tại các khu công nghiệp trong huyện và ngoài huyện, sân gôn, doanh nghiệp tư nhân... Một số về mở cửa hàng sản xuất hoặc kinh doanh tại nhà.

Từ thực tế tại địa phương và qua khảo sát nhu cầu LĐNT trên địa bàn huyện, UBND huyện Chương Mỹ kiến nghị: Trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT cần xem xét, bổ sung một số nghề phù hợp với sản xuất thực tế như: Nghề trồng lúa hữu cơ; nghề bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh tên nghề phù hợp với thực tế, như: Nghề trồng cây ăn quả điều chỉnh thành nghề trồng cây ăn quả và trồng cây ăn quả hữu cơ; nghề kỹ thuật nuôi cá nước ngọt điều chỉnh thành nghề nuôi cá nước ngọt và nuôi cá nước ngọt ứng dụng công nghệ cao.

UBND Huyện cũng đề nghị điều chỉnh thời gian dạy lý thuyết ngắn lại và thời gian thực hành nhiều hơn, nội dung dạy đi sâu hơn về phần phòng trừ bệnh trên cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ kinh phí thêm cho người học nghề thuộc nhóm đối tượng 3; nguyên nhiên vật liệu cần cho linh động theo tình hình thực tế học tránh trường hợp” cái cần thì thiếu, cái không cần thì thừa”.

Từ thực tế hiện nay tại địa phương, ông Nguyễn Đăng Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chương Mỹ cho biết: Khó khăn lớn nhất của người nông dân trên địa bàn sau khi học nghề là khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, đề nghị Thành phố có cơ chế hỗ trợ ban đầu, trong việc xây dựng chuỗi liên kết giúp bà con, để các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào sản xuất nông nghiệp, nếu không người nông dân vẫn không tránh khỏi tình trạng “được mùa mất giá”, thị trường tiêu thụ hiện nay manh mún và tự phát.

“Chỉ có doanh nghiệp mới có thể hỗ trợ LĐNT kinh doanh một cách bài bản và có thị trường rộng lớn, ổn định hơn, để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài”, ông Hùng kiến nghị.

Về điểm này, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Hoàng Minh Hiến cũng đề xuất với Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện, hỗ trợ huyện Chương Mỹ trong khâu quảng bá sản phẩm nông nghiệp đặc trưng trên địa bàn, kết nối với các đầu mối nhằm tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, các sản phẩm nông nghiệp cho người dân, đảm bảo công tác giải quyết việc làm sau đào tạo nghề được bền vững, hiệu quả.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

Khi nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay”: Cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên

(LĐTĐ) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã tổ chức thành công “Ngày hội việc làm và Hợp tác doanh nghiệp” năm 2024 với sự tham gia của Ban Giám hiệu, đại diện các doanh nghiệp, đối tác và gần 200 học sinh - sinh viên của Nhà trường.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Xem thêm
Phiên bản di động