Các con đi đánh giặc cho nhanh rồi về!

Chiến tranh đã lùi xa. Những năm tháng bom đạn khốc liệt, người còn, người mất, chỉ  còn trong ký ức. Để rồi mỗi độ kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, dân tộc, ký ức về những năm tháng ấy lại hiển hiện. Đặc biệt đối với những người như chúng tôi, một thời xếp bút nghiên lên đường ra trận, bỏ lại giấc mơ đèn sách đi theo tiếng gọi của non sông, đất nước. 
Chiến tranh và những ám ảnh khôn nguôi
Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh
Trưng bày hình ảnh nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam trong chiến tranh

Năm 1972, có thể nói là năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Mọi người ở độ tuổi tráng niên, không kể họ là ai, đang làm gì, ở đâu...đều khoác lên mình bộ đồ người lính và ra trận. Chiến trường miền Nam đang vẫy gọi, ngày toàn thắng đang ở trước mắt. Chúng tôi đang là sinh viên của nhiều trường đại học cũng hòa vào đội quân trùng điệp ấy ra trận. Tôi còn nhớ như in ngày ấy, ngày 15/8/1972, trường đại học Sư phạm Vinh (bây giờ là Đại học Vinh) tổ chức tiễn đưa gần 200 thầy trò lên đường nhập ngũ. Lễ tiễn quân được tổ chức tại một bãi đất trống thuộc xã Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An, nay là trường THPT Quỳnh Lưu 2), thầy hiệu trưởng chỉ ngắn gọn, căn dặn: “Các con đi đánh giặc cho nhanh rồi lại về với thầy nhé!”.

Các con đi đánh giặc cho nhanh rồi về!
Ảnh minh họa

Sau 3 tháng huấn luyện, đơn vị chúng tôi được lệnh hành quân vào Nam chiến đấu. Trước đó, tôi và một số người, có "học vị" được cử đi học một khóa y tá ở bệnh viện 202 ở Yên Định, Thanh Hóa. Đầu năm 1973, chúng tôi hành quân vào Nam. Đơn vị của chúng tôi được bổ sung cho chiến trường Trị-Thiên. Trên đường hành quân, chúng tôi dừng chân ở Vĩnh Mốc, Vĩnh Linh. Buổi sáng ngày 17/1/1973, tôi vác túi thuốc xuống kiểm tra sức khỏe của anh em ở dưới đơn vị. Vừa bước tới nhà ở của Tiểu đội 2, Trung đội 3, tôi bỗng giật mình bởi một tràng súng chát chúa nổ inh tai. Trong sân, một cậu lính đang chĩa súng lên trời nã đạn. Chạy vào, cậu lính ấy bỏ súng, ôm lấy tôi: "Hòa bình rồi anh ơi. Hôm nay, Hiệp định Pari đã được ký kết...chúng ta sống rồi anh ơi..." Sự vui mừng thái quá của người lính đã phải trả giá bằng một kỷ luật, mà sau này, trên suốt chặng đường vào Nam, cậu ấy sống trong tâm trạng ân hận. Người lính ấy là đồng hương với tôi, tên Hải.

Cuối cùng, đơn vị chúng tôi cũng đến được địa điểm tập kết. Đó là một bãi trống bên đường 14, gần với A Sầu, A Lưới (Thừa Thiên- Huế). Ở điểm tập kết này, chúng tôi được Chính trị viên đại đội thông báo, mặc dù hiệp định Pari đã được ký kết nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn cố tình xua quân lấn chiếm vùng giải phóng, phá hoại hiệp định. Đơn vị được bổ sung, tăng cường bảo vệ cứ điểm Đầu Mầu. Đêm ấy, không ai ngủ được. Cậu Hải mò xuống tôi tâm sự: "Anh ơi, sao em lại ngây thơ đến vậy. Nếu không...". Cậu ấy nói tới đây thì dừng lại. Tôi hiểu, Hải muốn nói gì. Trước ngày hành quân vào Nam, Hải đã là đối tượng kết nạp Đảng. Chi bộ Đảng có chủ trương kết nạp cậu ấy vào Đảng trên đường hành quân. Một phút vui mừng thái quá, Hải đã phá đi tất cả. Tôi không muốn cậu ấy thêm buồn nên nói sang chuyện khác. Chúng tôi tâm sự gần như cả đêm về mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng tôi. Mảnh đất Cẩm Thủy, sông núi hữu tình. Chúng tôi nói về những người thân trong gia đình, dòng họ. Hải nói với tôi về cô người yêu nơi quê nhà, về câu nói: "Em sẽ đợi anh về" của cô ấy trong ngày chia tay...

Sáng hôm sau, tôi còn chưa thức dậy bởi gần một đêm thức trắng, bỗng phải choàng dậy vì một tiếng gọi thất thanh: "Anh y tá ơi dậy đi. Ở chỗ chúng tôi có một đồng chí đang nguy kịch..." Tôi bật dậy, ôm túi thuốc men theo sườn đồi chạy lên nơi có sự cố. Trước mặt tôi là một người lính đang nằm trên võng nhưng toàn thân đã bất động. Tôi tuy là y tá đại đội nhưng chưa bao giờ đứng trước một thi thể bất động. Chân tôi run lên như muốn sụp xuống. Sau phút trấn tĩnh, tôi bắt mạch, xem đồng tử thì biết, người lính, người đồng đội của tôi đã chết. Sự cố bất ngờ không ngăn được việc chúng tôi hoàn thành công việc bàn giao đơn vị. Khác với những lần trước, đợt giao quân này, cán bộ khung, từ Trung đội trưởng trở xuống đều được điều về đơn vị chiến đấu. Tôi, y tá cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên, do có trường hợp đột tử ở đơn vị nên tôi phải ở lại để cùng pháp y quân đội tìm hiểu nguyên nhân cái chết của người đồng đội. Trong một buổi sáng, đơn vị đã hoàn thành việc giao quân, nơi đóng quân đã trở nên yên ắng. Chỉ còn lại mình tôi với rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải. Đặc biệt về cái chết của người lính chưa có được vinh dự cầm súng giết giặc.

Sau khi làm rõ nguyên nhân cái chết của người lính, (tôi được biết qua kết luận của pháp y quân đội, đồng đội của tôi hy sinh vì đêm nằm bị rắn độc cắn), tôi được điều về làm y tá của trạm khách Quân khu Trị - Thiên. Tôi về trạm khách Quân khu được đúng một ngày thì nghe tin đơn vị tôi đánh chiếm cứ điểm Đầu Mầu và có nhiều chiến sĩ đã hy sinh anh dũng. Trong đó có cậu Hải, người đã nổ súng chào mừng hội nghị Pari ở Vĩnh Mốc, Vĩnh Linh. "Hải ơi, cậu hy sinh không uổng phí đâu. Trước khi hy sinh, tớ đoán chắc rằng, tâm hồn cậu đã thanh thản trở lại...", tôi lầm nhầm khấn trước bàn thờ tạm, tôi làm cho Hải...

Tôi ở đây cho tới ngày Huế được giải phóng. Trong thời gian ở trạm khách quân khu, tôi đã được gặp không ít những người lính xếp bút nghiên lên đường ra trận. Người tôi nhớ nhất là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Người nhỏ thó và luôn bốc mùi thuốc lào xen lẫn mùi mồ hôi lâu ngày không tắm, không lẫn vào đâu được, hay nói, hay cười và thích đọc thơ, đích thị là Hoàng Nhuận Cầm. Chúng tôi thân nhau ngay từ ngày đầu gặp mặt. Không biết có phải cùng là người "giã từ đèn sách" nên dễ thân, dễ đồng cảm. Cầm kể với tôi, tháng 9/1971, Cầm cùng hơn 350 sinh viên Đại học Tổng hợp lên đường nhập ngũ. Ngày chia tay ở sân Thượng Đình, trao lại những cuốn vở viết dở cho các nữ sinh (bởi thời đó giấy viết khan hiếm),chàng sinh viên khoa Văn nặng hơn 40 kg mặc nguyên chiếc áo trắng bước lên xe. Cầm kể, khi nhận được giấy báo nhập ngũ, bạn bè còn trêu: "Mày cứ ở nhà làm thơ, bọn tao mỗi đứa một tay chiến đấu thêm một chút, có lẽ còn lãi hơn". "Lính sinh viên được học hành nhiều năm, đọc sách nhiều, hiểu biết rộng. Trong lớp sinh viên lên đường khi ấy, có nhiều người thực sự rất tài hoa, trai Hà Nội chính gốc như Nguyễn Văn Thạc. Hắn rất giỏi văn thơ", Cầm cho tôi biết thêm. Tôi còn nhớ mấy ngày ở trạm khách, Cầm đã kịp làm được mấy bài thơ. Trong đó có bài "Nhớ Vũ Đình Văn", một nhà thơ, người lính "xếp bút nghiên lên đường ra trận" hy sinh ở Quảng Trị. Tôi còn nhớ đến thuộc lòng: “Thôi cho mình thắp nhang này/Khóc Văn nước mắt đã đầy trong tim…Mình buồn lắm những buổi chiều/ Hoa Kim dao nở những điều trắng tinh/Mà cây nhang cứ lặng thinh/Mà Văn khóc mẹ mà mình khóc Văn…” Ở trạm khách được mấy ngày thì Cầm về đơn vị hay đi đâu, tôi không rõ. Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, trở lại nghiệp đèn sách, tôi được gặp lại Cầm. Hai đứa cùng khoa, cùng lớp: Văn A, khóa 21. Sở dĩ tôi chuyển về học khoa Văn, Tổng hợp, bởi mê văn chương, sau khi gặp Cầm, hơn nghiệp gõ đầu trẻ. Với tôi, tuy không thực hiện được lời dặn dò của thầy hiệu trưởng ngày nào, nhưng sự trở về với bút nghiên, đèn sách của mình cũng như một sự tri ân.

Ký ức về chiến tranh, về những người lính cùng chung chiến hào, về những đồng đội "xếp bút nghiên lên đường ra trận" tràn ngập trong tâm khảm chúng tôi, những người, một thời mặc áo lính ra trận, đặc biệt trong những ngày lễ trọng đại kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và hơn hết thảy ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng...lại ùa về. Với tôi, đây chỉ là một phần trong những ký ức ấy. Tôi viết lại như một nén tâm nhang dâng lên những người đã hy sinh cho tất thảy chúng ta có được ngày hôm nay!

Ghi chép của Hồ Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.
Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giảm mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn, thay thế Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND được ban hành vào ngày 4/7/2023. Theo đó mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 sẽ giảm đáng kể.

Tin khác

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

(LĐTĐ) Với mong muốn giữ nghề truyền thống của quê hương, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương và đưa thương hiệu tương Việt Hùng (Đông Anh) trở thành sản phẩm uy tín, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng đã chủ động thành lập mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc thành lập Tổ liên kết sản xuất tương.
Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

Giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ"

(LĐTĐ) Nhằm cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng để cha mẹ có thể thực hành hỗ trợ cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ tại gia đình, ngày 28/3, tại Hà Nội, Quỹ Bảo trợ em Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu tài liệu "Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỉ”.
Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

Cơ hội giúp lao động nữ tạo lập sinh kế bền vững

(LĐTĐ) Mô hình “Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp”, đã cung cấp kiến thức kinh doanh, kỹ năng nấu nướng, hỗ trợ vốn cho nhiều chị em khởi nghiệp, mở mới hoặc nâng cấp quán ăn, từ đó phát triển bản thân, xây dựng mô hình dịch vụ gia đình, góp phần phát triển kinh tế gia đình và truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước cho các trường học tại Đà Nẵng

Bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước cho các trường học tại Đà Nẵng

(LĐTĐ) Quỹ Coca-Cola Foundation - Tổ chức từ thiện toàn cầu thuộc Công ty Coca-Cola vừa phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng và Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng - CFC Việt Nam tổ chức bàn giao 11 hệ thống máy lọc nước uống tại vòi cho các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Lan tỏa những câu chuyện cảm động về cha và con gái

Lan tỏa những câu chuyện cảm động về cha và con gái

(LĐTĐ) Sáng ngày 27/3, Tạp chí Gia đình Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết về “Cha và con gái” lần thứ 2, năm 2024.
Tháng Ba nói gì với em

Tháng Ba nói gì với em

(LĐTĐ) Tháng ba, với những cơn gió ấm áp thổi qua, đã gửi đến em lời yêu thương nhẹ nhàng. Trong ánh mắt anh tràn đầy trìu mến, em tìm thấy câu trả lời cho những băn khoăn của mình. Đôi mắt ấy, như đang kể em nghe về một mùa xuân đang sắp qua, về một thế giới đầy sắc màu và niềm vui mới mẻ.
Cây Gòn - người bạn tuổi thơ

Cây Gòn - người bạn tuổi thơ

(LĐTĐ) Men theo con đường cỏ, băng qua những ô ruộng xinh xinh là đường mòn dẫn về xóm tôi, một xóm nghèo trên dải đất hẹp miền Trung. Nhìn từ xa, xóm nhỏ bao trùm bởi một màu xanh cây cỏ. Mỗi dịp xuân về, cây lá hân hoan, rặng dừa, rặng tre xanh mướt rì rào. Những lùm chuối non tơ ong óng màu nắng mới. Chỉ riêng cây gòn đầu xóm đứng sừng sững với những chùm trái xanh treo lủng lẳng, đung đưa như một tháp nến khổng lồ xanh rờn, thật đẹp mắt. Chắc là cây muốn đón chào chúng tôi, những người làng thân yêu đi xa trở về.
Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

(LĐTĐ) Ngày 24/3, sự kiện “Ngày hội Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc tập đoàn Vingroup) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra trên quy mô lớn tại tại Grand World, Ocean City. Chuỗi hoạt động về môi trường sôi động, hấp dẫn đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Triển khai nhiều giải pháp nhằm chặn tin nhắn rác

Triển khai nhiều giải pháp nhằm chặn tin nhắn rác

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tin nhắn rác, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm sim chính chủ, xử lý triệt để tình trạng một thuê bao sở hữu nhiều sim, quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, quản lý thông tin thuê bao, xử lý các sim có thông tin không đầy đủ…
Ngày 26/3, ký ức của những năm 90

Ngày 26/3, ký ức của những năm 90

(LĐTĐ) Ngày 26/3 không chỉ là dấu mốc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mà còn gợi nhớ tuổi trẻ rực rỡ, nhiệt huyết của thế hệ 8x đời đầu, khi Huy hiệu đoàn là niềm tự hào, là ước mơ và sự trưởng thành.
Xem thêm
Phiên bản di động