Các cấp Mặt trận Hà Nội: Tham gia tích cực, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội xác định hoạt động giám sát và phản biện xã hội là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, do vậy thời gian qua, hoạt động này được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn Thành phố chú trọng triển khai thực hiện.
Khai mạc Đại hội Mặt trận Tổ quốc với mục tiêu “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”
Giám sát về khoa học công nghệ tại Viện nghiên cứu phát triển KTXH
Giám sát Nghị quyết T.Ư 6 về phát triển khoa học, công nghệ

Chủ trì 6.326 đoàn giám sát về các nội dung

Ngày 19/9, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024, bà Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tham luận tại Đại hội với chủ đề nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.

Các cấp Mặt trận Hà Nội: Tham gia tích cực, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội
Bà Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tham luận tại Đại hội. Ảnh: Kỳ Anh

Bà Nguyễn Lan Hương cho biết, Thành phố Hà Nội xác định hoạt động giám sát và phản biện xã hội là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, do đó, ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217 và Quyết định số 218, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tham mưu trình Thành ủy Hà Nội ban hành các quyết định, chỉ thị, quy chế… về việc lãnh đạo chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, đó là Quyết định số 4660 ban hành Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Thành ủy với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 6525 Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền trong việc tiếp thu ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân; Quyết định số 2200 ban hành Quy chế tiếp xúc đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn Thành phố.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn số 60 về việc giám sát và nhận xét của Ban Công tác Mặt trận đối với Đảng viên thường xuyên ở nơi cư trú, đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết: Hằng năm, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội hiệp thương lựa chọn nội dung, chương trình giám sát và phản biện xã hội để báo cáo với Ban Thường vụ Thành ủy và thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố về chương trình, kế hoạch giám sát.

Các cấp Mặt trận Hà Nội: Tham gia tích cực, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Long Biên tham gia giám sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân phường Sài Đồng năm 2019. Ảnh: Ngọc Quang

Kết quả, qua 5 năm, Mặt trận các cấp, từ thành phố đến cơ sở đã chủ trì tổ chức 6.326 đoàn giám sát các nội dung như: Việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; việc chấp hành các chính sách của thành phố, địa phương, đơn vị.

Mặt trận các cấp cũng chủ trì tổ chức giám sát các nội dung về khoa học và công nghệ, về bảo đảm an toàn thực phẩm, việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, việc khai thác cát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện kết luận sau thanh tra, kiểm tra, đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với dịch vụ hành chính công; phối hợp giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ở các doanh nghiệp...

Đi đầu cả nước trong xây dựng Quy chế và tổ chức phản biện xã hội

Với hoạt động phản biện xã hội, bà Nguyễn Lan Hương cho biết, thành phố Hà Nội triển khai thực hiện từ tháng 10/2010. Trong hoạt động này, Thủ đô Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước xây dựng Quy chế và tổ chức phản biện xã hội.

Theo Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, sau khi có ý kiến của cấp ủy, văn bản đề nghị của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân về việc xin ý kiến phản biện, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức họp với các cơ quan liên quan thống nhất kế hoạch phản biện xã hội.

Các cấp Mặt trận Hà Nội: Tham gia tích cực, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội
Đoàn đại biểu các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội thay mặt các tầng lớp nhân dân cả nước chào mừng Đại hội. Ảnh: Kỳ Anh

5 năm qua, Hà Nội đã tổ chức 2.594 hội nghị phản biện xã hội đối với các tờ trình, dự thảo Nghị quyết Hội đồng nhân dân, Quyết định, Quy định của Ủy ban nhân dân các cấp trình tại kỳ họp, trong đó: Thành phố tổ chức 19 hội nghị, cấp huyện 204 hội nghị và cấp xã 2.371 hội nghị.

Qua hội nghị phản biện xã hội, nhiều ý kiến, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã được tiếp thu, là kênh thông tin quan trọng, cần thiết giúp cấp ủy, chính quyền khi xem xét, quyết định các vấn đề trong công tác lãnh đạo, quản lý, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Đối với hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, qua 5 năm các Ban Thanh tra nhân dân cấp xã đã giám sát 39.258 cuộc, tập trung vào các lĩnh vực: Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và hộ nghèo; việc thu chi các loại quỹ do nhân dân đóng góp; công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy trình thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trong giải phóng mặt bằng; công tác quản lý trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường; việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, cải cách thủ tục hành chính; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện các dự án đầu tư, công trình từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn do nhân dân đóng góp; các công trình có ảnh hưởng đến sản xuất, an ninh trật tự và đời sống của nhân dân; việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát cán bộ, đảng viên nơi cư trú...

Các Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã chủ động xây dựng kế hoạch, phân công các thành viên theo dõi giám sát các công trình. Trong 5 năm đã tham gia giám sát 21.208 công trình, dự án phát hiện sai phạm về các lĩnh vực đầu tư không đúng quy định, cung ứng vật tư, thực hiện quy trình sai so với nội dung được phê duyệt, các việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước, đã kiến nghị thu hồi 251.825m2 đất và 15,1514 tỷ đồng.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

Cẩn trọng khi sốt mò dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác

(LĐTĐ) Vừa qua, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân L.T.Q, (71 tuổi, ở Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Trong Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân sẽ phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận và đại diện tổ chức Công đoàn, công nhân lao động và doanh nghiệp.
Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

Thấm đượm nghĩa tình cán bộ Công đoàn chuyên trách Đường sắt Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều ngày 24/4, tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) tổ chức Hội nghị Gặp mặt truyền thống các thế hệ cán bộ Công đoàn chuyên trách ngành Đường sắt đã nghỉ hưu, hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).

Tin khác

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/4, tại hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) xã Đường Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 7 đã tiếp xúc với hơn 100 cử tri thị xã Sơn Tây trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành Thành phố; lãnh đạo Thị xã.
Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chi tiết 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Hà Nội sẽ bắn pháo hoa tại 6 điểm với 7 trận địa. Trong đó có điểm trước Bưu điện Hà Nội, vườn hoa Lạc Long Quân, công viên Thống Nhất...
Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

Tập trung tháo gỡ khó khăn, không để dàn trải các công trình, dự án

(LĐTĐ) Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo triển khai đầu tư, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban kiểm đếm công việc từ đầu năm 2024 đến nay và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Ban Chỉ đạo từ nay đến hết năm 2024.
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo bước đột phá trong triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.
Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị lên quận, bên cạnh việc đẩy mạnh hoàn thành các tiêu chí, huyện Hoài Đức đã chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính theo đề án lên quận.
Huyện Phúc Thọ giải quyết kịp thời kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong công tác quản lý đất đai

Huyện Phúc Thọ giải quyết kịp thời kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong công tác quản lý đất đai

(LĐTĐ) Sáng 12/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng đoàn giám sát số 02 của Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chủ trì giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 2/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản tại huyện Phúc Thọ.
Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

(LĐTĐ) Sáng 11/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Tại Hội nghị nhiều đại biểu đề xuất cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường.
Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

(LĐTĐ) Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai vùng bãi sông Hồng, huyện Mê Linh kiến nghị Thành phố xây dựng và ban hành đề án thăm dò mỏ khoáng sản toàn bộ vùng đất bãi để định hướng quy hoạch phù hợp với phát triển du lịch; xây dựng quy chế phối hợp mới trong quản lý khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương; đầu tư hạ tầng thiết yếu để thu hút đầu tư như tuyến mặt đê và đường gom 2 bên chân đê sông Hồng.
Cần đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn thành phố

Cần đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn thành phố

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại báo cáo, đưa ra được bức tranh tổng thể trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, đưa ra số liệu chi tiết, đặc biệt là công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động