Đề xuất cơ chế làm việc 44 giờ/tuần:

Bước tiến quan trọng vì người lao động

(LĐTĐ) Thảo luận về thời giờ làm việc bình thường tại Điều 105 Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất nên nghiên cứu để điều chỉnh thời gian làm việc xuống 44 giờ/tuần đối với lao động trong khối doanh nghiệp. Điều này không chỉ tạo sự công bằng giữa người lao động làm việc trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, mà còn là bước tiến quan trọng trong việc chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Đối thoại với cơ sở và người lao động về pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội
Tạo động lực để người lao động không ngừng phấn đấu
Chú trọng chăm lo đời sống cho người lao động
Bước tiến quan trọng vì người lao động
Lao động khối doanh nghiệp mong muốn được áp dụng chế độ làm việc 44 giờ/tuần. Ảnh: B.D

Nên xem xét đến sự công bằng

Thảo luận về thời giờ làm việc bình thường, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận) cho rằng: Tại Điều 105 Bộ luật Lao động hiện hành quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động là 48 giờ/tuần, cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cao hơn so với thời giờ làm việc bình thường của khu vực công là 40 giờ/tuần, do đó đã tạo ra khoảng cách và sự chênh lệch lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, tạo sự bất bình đẳng giữa các lực lượng lao động.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng vấn đề thời giờ làm việc bình thường không được Chính phủ trình, quan điểm của cơ quan soạn thảo cũng như giới chủ người sử dụng lao động chưa đồng thuận về việc quy định theo hướng giảm thời giờ làm việc bình thường theo tôi là chưa thuyết phục, bởi lẽ sửa đổi luật mà chúng ta chỉ đứng trên quan điểm của cơ quan soạn thảo, của giới chủ, người sử dụng lao động là không ổn. Trong khi đó, nguyện vọng mong muốn của người lao động lại chưa được đề cập.

“Qua thực tế tổ chức 6 cuộc hội nghị chuyên đề lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật Lao động tại địa phương, đa số người lao động đều mong muốn và kiến nghị Quốc hội xem xét giảm thời giờ làm việc bình thường để tạo sự công bằng giữa người lao động làm việc trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Vì vậy, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm và tiếp tục đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh giảm thời giờ làm việc bình thường từ không quá 48 giờ/1 tuần xuống không quá 44 giờ/1 tuần”, đại biểu Nguyễn Thị Phúc kiến nghị.

Cùng quan điểm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) cho rằng: Chúng ta đều biết rằng tất cả các phép so sánh đều khập khiễng, không có sự công bằng nào là tuyệt đối. Tuy nhiên trong đạo luật lớn như Bộ luật Lao động, chúng ta đừng để những điều không công bằng xảy ra.

Theo đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, bất công bằng thứ nhất đó là những người làm hành chính, cán bộ, công chức, viên chức được gọi là “công nhân cổ cồn” làm việc 40 giờ/1 tuần. Trong khi đó, những người lao động trực tiếp “chân lấm tay bùn, một nắng hai sương” thì làm 48 giờ /1 tuần. Bất công bằng thứ hai đó là, chúng ta yêu cầu tăng tuổi nghỉ hưu, trong khi chúng ta chưa tạo điều kiện hoặc là thay đổi điều kiện làm việc của người lao động.

“Với 2 lý do trên, tôi đề nghị chúng ta nên làm 44 giờ/1 tuần đối với những lao động trực tiếp để có 200 giờ/1 năm, tương đương với 25 ngày lao động để người lao động trực tiếp có thể có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, chăm sóc gia đình. Khi đã giảm được 48 giờ còn 44 giờ, giảm 200 giờ/1 năm thì việc tăng khung giờ thoả thuận từ 300 giờ lên 400 giờ không còn là vấn đề quan trọng. Bởi giảm 4 giờ/1 tuần cho người lao động thì ta tác động vào vài chục triệu người lao động, trong khi chúng ta mở rộng thêm 100 giờ chúng ta tác động vào một nhóm người có nhu cầu, có sức khoẻ ở những cơ quan, ở những doanh nghiệp có nhu cầu làm thêm giờ để tăng năng suất sản phẩm.

Cho dù việc giảm 4 giờ/1 tuần có thể tác động đến doanh nghiệp, tác động đến thu ngân sách Nhà nước, nhưng đây cũng là áp lực quan trọng để doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện công nghệ để nâng cao năng suất lao động, bắt kịp thời đại. Do vậy, tôi rất mong muốn Quốc hội sẽ giảm giờ làm việc của người lao động xuống 44 giờ/1 tuần”, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn kiến nghị.

Nên áp dụng làm việc 44 giờ/1 tuần

Trao đổi về thời giờ làm việc bình thường quy định tại Điều 105 Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng: Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta, trong các chính sách rất quan tâm đến người lao động và coi đây là đối tượng được thụ hưởng đầu tiên các thành quả mà do chính họ làm nên và những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, ở khoản 2 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 có quy định: Người làm công hưởng lương được hưởng công bằng về điều kiện lao động và an toàn lao động. Tuy nhiên, từ năm 1999 đã quy định về giờ làm việc của khu vực công là 40 giờ và đến nay chúng ta đang bàn đến khu vực ngoài nhà nước nên bao nhiêu giờ.

Có đại biểu cho rằng hiện nay đang có sự chênh lệch lương, nhưng theo Nghị quyết 27- NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương là từ năm 2021 trở đi mục tiêu của chúng ta đặt ra là mức lương thấp nhất ở khu vực cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp.

Như vậy, lương của công chức, viên chức và lương của doanh nghiệp từ năm 2021 sẽ tiệm cận nhau, sẽ không còn sự khác nhau về mặt thu nhập giữa khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước nữa. “Đây là một trong những căn cứ chúng tôi cho rằng cần phải nghiên cứu để điều chỉnh thời gian làm việc xuống 44 giờ”, đại biểu Ngọ Duy Hiểu khẳng định.

Theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu, một khía cạnh nữa, hiện nay chúng ta là 1 trong 46 quốc gia đang thực hiện chế độ 48 giờ, nhưng theo đánh giá về thu nhập đầu người chúng ta đã trên 66 quốc gia, đây là theo công bố của Quỹ Tiền tệ quốc tế vào năm 2018. Ngay cả Myanmar là quốc gia có thu nhập đầu người thấp hơn chúng ta họ đã thực hiện chế độ làm việc dưới 44 giờ, tôi cho rằng đây là vấn đề chúng ta cũng cần tham khảo.

Bày tỏ quan điểm về thời giờ làm việc, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) nêu ý kiến: Tôi đề nghị nên chọn phương án dung hòa, đó là từ 48 giờ xuống 44 giờ. Đây là việc làm vừa mang tính nhân văn, vừa thể hiện được sự quan tâm của Quốc hội đối với người lao động.

Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, chúng ta biết so sánh giữa cán bộ, công chức nhà nước với doanh nghiệp thì hoàn toàn khác nhau. Lương tối thiểu có thể bằng nhau, lương bắt đầu đối với cơ quan nhà nước là 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, nhưng các doanh nghiệp có thể 5.000.000 đến 10.000.000 đồng. Lương tối đa của lãnh đạo chúng ta chưa đến 30.000.000 đồng, nhưng các doanh nghiệp có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Tôi thống nhất với quan điểm thứ nhất, đó là là 44 giờ/tuần.

Tham gia thảo luận về vấn đề này, đại biểu Cao Đình Thưởng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ) nêu quan điểm: Chúng ta đã biết, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần trong các cơ quan nhà nước. Đây là chủ trương rất ưu việt nhưng cũng tạo ra khoảng cách và sự phân biệt khá lớn giữa người làm công ăn lương khu vực nhà nước và người lao động khu vực ngoài nhà nước.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 35 Hiến pháp 2013, người làm công ăn lương được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. Do đó, tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét sửa đổi từ “thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần” tại khoản 1 Điều 105 thành “thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 44 giờ trong một tuần” để người lao động được nghỉ thêm buổi chiều thứ bảy. Nếu được như vậy sẽ là bước tiến quan trọng trong việc chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Lan Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

(LĐTĐ) Hơn 1.800 học viên và phụ huynh của hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS đã cùng nhau hoà vào không khí của buổi lễ đặc biệt vừa vinh danh cột mốc học tập Anh ngữ, vừa khơi dậy lòng tự hào về quê hương đất nước qua chương trình hè 2024.
Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

(LĐTĐ) Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm hè, Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá hấp dẫn trong khung giờ tối muộn.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

(LĐTĐ) Phiên chợ Xanh tử tế là phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lần đầu vào năm 2016, đến nay đã là năm hoạt động thứ 8.
Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) Đồng Nai diễn ra vừa qua.

Tin khác

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

Hà Nội: Các vụ tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do ngã cao

(LĐTĐ) Năm qua, các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành xây dựng; và nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông.
Xem thêm
Phiên bản di động