Khoảng 50% điều kiện kinh doanh sẽ được cắt giảm trong lĩnh vực công thương:

Bước đột phá về cải cách

Khoảng 400 - 600 (trong tổng số hơn 1.200) điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương sẽ được cắt giảm nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính.
buoc dot pha ve cai cach Phá bỏ ma trận giấy phép con
buoc dot pha ve cai cach Đề xuất bỏ hơn 1.900 giấy phép con
buoc dot pha ve cai cach Bộ Công Thương rà soát, lên phương án cắt giảm thêm thủ tục hành chính
buoc dot pha ve cai cach Chính phủ áp chuẩn OECD để bãi bỏ giấy phép con
buoc dot pha ve cai cach Đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu

Cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm

Báo cáo từ Bộ Công Thương cho thấy, qua tổng hợp kết quả tự rà soát của các đơn vị, tính đến ngày 12/9/2017, tổng số điều kiện kinh doanh trước rà soát là 1.216/27 ngành nghề (chưa tính ngành nghề sản xuất, nhập khẩu ô tô là ngành nghề thứ 28). Theo đó, nhằm cắt giảm các tiêu chí, điều kiện kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, tổ công tác đã đề xuất hai phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh.

Ở phương án thứ nhất, tổ công tác đã đề xuất cắt giảm 464 điều kiện (tương đương 38,15% tổng số các điều kiện kinh doanh). Trong đó, riêng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, đề xuất cắt giảm 180/350 điều kiện. Phương án 2, mức cắt giảm lên đến 612 điều kiện kinh doanh (tương đương mức cắt giảm 50,3% tổng số 17 ngành nghề). Trong đó, riêng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, số điều kiện đề xuất cắt giảm là 331/tổng số 350 điều kiện kinh doanh.

buoc dot pha ve cai cach
Nhiều điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm được đề xuất cắt giảm

Đối với 17 ngành, nghề kinh doanh còn lại được đề xuất cắt giảm gồm: xăng dầu; khí; tiền chất thuốc nổ; hóa chất; rượu; thuốc lá; thực phẩm; điện; tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; nhượng quyền thương mại; logistic; tiền chất công nghiệp; sở giao dịch hàng hóa; giám định thương mại; đa cấp; thương mại điện tử; vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy. Theo tính toán của Tổ công tác, sau khi cắt giảm, tổng số điều kiện còn lại là 752 (nếu áp dụng theo phương án 1) hoặc 604 điều kiện (nếu áp dụng phương án 2).

Trước việc nhiều điều kiện kinh doanh thực phẩm được đề xuất cắt giảm, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) nhận định, kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, nếu thực hiện theo phương án 1 thì chỉ cần căn cứ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm mà Chính phủ phân công 03 Bộ quy định chi tiết các điều kiện chung đang được quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010 là đủ.

Còn nếu thực hiện theo phương án 2 - tức là sẽ có sự thay đổi lớn về tư duy quản lý theo hướng chuyển từ tiền kiểm (quy định điều kiện - kiểm tra đáp ứng đủ điều kiện - chứng nhận đủ điều kiện) sang hậu kiểm (quy định tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn - kiểm tra việc thực hiện trong quá trình kinh doanh). Phương án này sẽ mất nhiều thời gian, không kịp thời do việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn phải thực hiện theo quy trình của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn. Ngoài ra, không thể xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chung về an toàn thực phẩm cho các ngành sản xuất các thực phẩm khác nhau.

Từ những phân tích và đánh giá tính khả thi cũng như điều kiện thực tế tại Việt Nam, các đơn vị của Bộ Công Thương thống nhất song song thực hiện cả hai phương án, trên cơ sở điều kiện nào có thể cắt giảm ngay, điều kiện nào không còn phù hợp và bị coi là rào cản thì cần cắt bỏ. Điều kiện nào đã là quy chuẩn và theo thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế thì cần tiếp tục nghiên cứu rà soát để đề ra lộ trình cắt giảm cụ thể, đồng thời, cần ban hành kế hoạch hành động và giám sát cụ thể đối với quá trình thực hiện.

Đánh giá về việc rà soát, cắt giảm các điều kiện kinh doanh trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sẽ là công việc trọng tâm đi suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo. Cũng theo Bộ trưởng Bộ Công thương, công việc trước mắt còn ngổn ngang, đề ra được danh mục cắt giảm rồi còn phải chuẩn bị được nguồn lực và cả nguồn ngân sách để đảm bảo việc giám sát, thực hiện có hiệu quả. Trước mắt, các đơn vị cần bắt tay vào đánh giá kết quả, cũng như tác động của đợt đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Quyết định số 4846 ban hành tháng 10/2016 đến đời sống doanh nghiệp và người dân.

Sẽ tiếp tục tháo gỡ điều kiện kinh doanh còn vướng mắc

Theo đại diện Bộ Công Thương, trong số 27 ngành nghề nằm trong diện rà soát thì có 10 ngành nghề không có đề xuất cắt giảm, gồm: Kinh doanh ngành nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; xuất khẩu gạo (lĩnh vực này đã được đề xuất đơn giản hóa theo hướng bỏ yêu cầu về quy mô trong từng điều kiện và thay vào đó áp dụng quy chuẩn); tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt; tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng; kinh doanh khoáng sản; hoạt động mua bán hàng hóa và mua bán hàng hóa của DN FDI; hoạt động dầu khí; kiểm toán năng lượng, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sản xuất, gia công quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.

Đánh giá về việc rà soát, cắt giảm các điều kiện kinh doanh trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sẽ là công việc trọng tâm đi suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo. Cũng theo Bộ trưởng Bộ Công thương, công việc trước mắt còn ngổn ngang, đề ra được danh mục cắt giảm rồi còn phải chuẩn bị được nguồn lực và cả nguồn ngân sách để đảm bảo việc giám sát, thực hiện có hiệu quả. Trước mắt, các đơn vị cần bắt tay vào đánh giá kết quả, cũng như tác động của đợt đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Quyết định số 4846 ban hành tháng 10/2016 đến đời sống doanh nghiệp và người dân.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng thống nhất với ý kiến của Tổ công tác, rằng, vẫn còn khoảng 100 điều kiện khác cần tiếp tục được nghiên cứu, rà soát để cắt giảm bổ sung; đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị triển khai thực hiện. Đồng thời, gia hạn đến ngày 21/9, các đơn vị sẽ có báo cáo kết quả cụ thể trình Bộ trưởng xem xét quyết định.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẻ chia giấc mơ an cư từ ngôi nhà đại đoàn kết

Sẻ chia giấc mơ an cư từ ngôi nhà đại đoàn kết

(LĐTĐ) Với tinh thần “tương thân tương ái" nhằm góp phần động viên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, chiều 9/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm tổ chức bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Tính, tổ dân phố Yên Nội 2, phường Liên Mạc.
Dấu ấn doanh nghiệp Việt tại Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024

Dấu ấn doanh nghiệp Việt tại Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024

(LĐTĐ) Sau một thời gian gián đoạn, năm nay Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tiếp tục tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam (với 50 doanh nghiệp, trưng bày hàng hóa trên diện tích 250m2) tham gia Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow 2024...
Thương mại điện tử: Động lực cho doanh nghiệp Việt tăng tốc bứt phá

Thương mại điện tử: Động lực cho doanh nghiệp Việt tăng tốc bứt phá

(LĐTĐ) Sáng ngày 9/10, Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức Hội nghị Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới 2024 tại Hà Nội, với chủ đề “Tăng tốc - Vươn tầm - Bứt phá thành công”, hội nghị nhấn mạnh các xu hướng phát triển của TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam, cập nhật các kết quả mới nhất từ các đối tác bán hàng Việt Nam trên Amazon, và công bố trọng tâm chiến lược 2025 của Amazon Global Selling Việt Nam.
Giải Nobel Hóa học 2024 vinh danh những nghiên cứu "gỡ nút thắt" về protein

Giải Nobel Hóa học 2024 vinh danh những nghiên cứu "gỡ nút thắt" về protein

Giải Nobel Hóa học năm nay thuộc về hai công trình có tiềm năng lớn của các tác giả người Mỹ và Anh, sử dụng Trí tuệ Nhân tạo để "giải mã" về protein.
Ra mắt "Điểm sinh hoạt Công đoàn": Ngôi nhà chung của đoàn viên phường Trung Văn

Ra mắt "Điểm sinh hoạt Công đoàn": Ngôi nhà chung của đoàn viên phường Trung Văn

(LĐTĐ) "Điểm sinh hoạt Công đoàn" tại Ủy ban nhân dân phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm vừa được ra mắt, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ, công chức cấp cơ sở.
Bí thư Thành ủy Hà Nội tham quan triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội tham quan triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 9/10, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tham quan triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” tại Bảo tàng Hà Nội.
Bắt đối tượng giả danh shipper lừa đảo chiếm đoạt hơn 130 triệu đồng

Bắt đối tượng giả danh shipper lừa đảo chiếm đoạt hơn 130 triệu đồng

(LĐTĐ) Phát hiện nhiều khách hàng mua hàng online thường không nhận hàng trực tiếp, mà chỉ bảo nhân viên giao hàng gửi lại hàng hoá cho người quen hoặc để lại trước cửa nhà... đối tượng giả danh shipper đã lợi dụng kẽ hở này để chiếm đoạt tiền từ người mua hàng.

Tin khác

Bí thư Thành ủy Hà Nội tham quan triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội tham quan triển lãm về thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 9/10, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tham quan triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển” tại Bảo tàng Hà Nội.
ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

ASEAN tự tin, tự cường và tự chủ chiến lược trong thế giới biến động

Ngày 9/10, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng lãnh đạo các nước ASEAN và Timor-Leste tham dự phiên họp hẹp, trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Khơi thông mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Khơi thông mọi nguồn lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, chúng ta còn khá nhiều vấn đề phải xử lý để đẩy mạnh hơn nữa phát triển sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 là chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý và tập trung lại hai nhóm vấn đề mà Ban tổ chức đã chọn để giải quyết.
Hội nghị Cấp cao ASEAN: Sứ mệnh xây dựng một Cộng đồng kết nối hơn, tự cường hơn

Hội nghị Cấp cao ASEAN: Sứ mệnh xây dựng một Cộng đồng kết nối hơn, tự cường hơn

Ngày 9/10, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Viêng-Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste cùng nhiều đại diện đối tác, tổ chức quốc tế và khu vực. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự lễ khai mạc.
GDP cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu đề ra

GDP cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu đề ra

(LĐTĐ) Ngày 9/10, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

Tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 9/10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 với chủ đề “Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp”.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 9/10, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố làm Trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Hải Phòng đẩy nhanh khắc phục, ổn định sản xuất và  đầu tư sau thiên tai

Hải Phòng đẩy nhanh khắc phục, ổn định sản xuất và đầu tư sau thiên tai

(LĐTĐ) Ngày 8/10, đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chủ trì Đoàn công tác làm việc với thành phố Hải Phòng về tình hình khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt; giải pháp thúc đẩy sản xuất- kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân; giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, nhà ở xã hội; phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát, xuất nhập khẩu; 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn theo Quyết định số 435/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra, tổng duyệt lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra, tổng duyệt lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 8/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đi kiểm tra, dự tổng duyệt lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (số 1 Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm).
Cử tri và nhân dân lo lắng về giá cả các mặt hàng thiết yếu không ổn định

Cử tri và nhân dân lo lắng về giá cả các mặt hàng thiết yếu không ổn định

(LĐTĐ) Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và nhân dân lo lắng tình hình thời tiết cực đoan, thiên tai, mưa bão bất thường, tình hình giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ không ổn định...
Xem thêm
Phiên bản di động