Bảo tồn trò chơi dân gian truyền thống: Trách nhiệm của cả cộng đồng

Nhiều năm trở lại đây, vào những dịp lễ, tết nhiều cơ quan, đơn vị, trường học, đặc biệt ở Bảo tàng Dân tộc học hay gần đây như phố đi bộ Hồ Gươm đã thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian cho các em thiếu nhi. Phát triển trò chơi dân gian chính là giữ gìn cho đời sau một trong những vốn quý của nền văn hoá Việt Nam truyền thống.
tro choi dan gian truyen thong trach nhiem cua ca cong dong Khám phá thú chơi cà kheo nhún của giới trẻ
tro choi dan gian truyen thong trach nhiem cua ca cong dong Trách nhiệm của cả cộng đồng

Vốn quý bị mai một

Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ chế thị trường với lối sống thực dụng, chạy theo giá trị đồng tiền là nguyên nhân chính khiến nhiều trò chơi dân gian cũng đang dần biến tướng, trở thành những trò cờ bạc đỏ đen, hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, tiêu biểu như trò chọi gà.

tro choi dan gian truyen thong trach nhiem cua ca cong dong
Nghệ nhân hướng dẫn các em nhỏ nặn tò he ở Bảo tàng Dân tộc học. Ảnh: P.B

Đây là trò chơi được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích bởi nó không chỉ mang lại cho người chơi những giây phút sảng khoái mà còn thể hiện những màn đấu võ kiên cường, đầy tính bất khuất.

Nhưng nay ở hầu hết các hội làng ngoại thành Hà Nội, chọi gà không còn là một trò giải trí như trước mà đã trở thành nơi để ăn thua với giá trị cá cược khá cao có khi lên đến hàng chục triệu đồng. Khi sới gà mở ra, người ta tập trung rất đông để đặt cược, hò hét, văng tục, chửi bậy biến trò chơi dân gian này dần trở thành một thứ phi văn hóa.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Trương Minh Tiến – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, thấy được những giá trị tích cực từ trò chơi dân gian, thành phố đã chỉ đạo Sở tích cực sưu tầm, bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian truyền thống.

Nhận thức được tầm quan trọng của các trò chơi dân gian, ngành Giáo dục Thủ đô đã sớm có chủ trương đưa các trò chơi dân gian vào trường học. Ngành Văn hoá cũng quan tâm đến các trò chơi dân gian trong lễ hội, tăng cường các trò chơi mang tính cộng đồng, kiềm chế và nghiêm cấm các trò chơi cờ bạc, cá cược, đỏ đen… Phát triển trò chơi dân gian chính là giữ gìn cho đời sau một trong những vốn quý của nền văn hoá Việt Nam truyền thống.

Đẩy mạnh công tác bảo tồn

Trò chơi dân gian thường đơn giản, không tốn kém, dụng cụ dễ tìm, dễ làm, chủ yếu được lấy từ tự nhiên, nên có thể dễ dàng tạo ra nhiều trò chơi khác nhau từ những vật liệu đơn giản như hòn đá, viên sỏi, thanh tre, cùng với một vài người bạn là có thể tạo thành hội chơi hết sức vui vẻ.

Một nét văn hoá độc đáo nữa của các trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi là những bài đồng dao gắn với từng trò chơi cụ thể. Đồng dao là một thể văn vần khá độc đáo có thể gieo vần một cách thoải mái, ngắt đoạn tự do, nhiều khi những câu đồng dao không có nghĩa nhưng lại khơi gợi tính tò mò, sáng tạo của trẻ.

Mới đây, tại Bảo tàng Dân tộc học đã diễn ra những hoạt động gắn với tết Trung thu truyền thống như: Nghệ nhân dân gian trực tiếp hướng dẫn làm đồ chơi Trung thu; nặn tò he, nặn hoa quả bằng bột; làm cốm Vòng; làm bánh dẻo; cắt tỉa hoa quả; học bày mâm cỗ Trung thu; hướng dẫn chơi các trò chơi dân gian... Đây là những hoạt động được Bảo tàng tổ chức thường xuyên, nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ tăng cường hiểu biết về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Khoảng một năm trở lại đây, khi phố đi bộ Hồ Gươm được hoạt động vào dịp cuối tuần, không gian trải nghiệm trò chơi – đồ chơi dân gian mà Câu lạc bộ MyHanoi chủ trì luôn là tụ điểm yêu thích của các em nhỏ và du khách quanh Hồ Gươm. Những trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy dây, đi cà kheo, kéo co, mèo đuổi chuột… mà bấy lâu vắng bóng nơi thành thị đã được tổ chức trong tiếng nói cười, hò reo rộn rã.

Đã có nhiều người tìm thấy được ký ức tuổi thơ, khoảng thời gian thư giãn êm đềm khi hòa mình vào những trò chơi ấy... Anh Ngô Quý Đức – Chủ nhiệm Câu lạc bộ MyHanoi cho biết, việc tổ chức các trò chơi dân gian với mong muốn làm sống lại những trò chơi tuy đơn giản nhưng đầy thú vị của các thế hệ trước đang dần bị mất đi trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Đây cũng là cơ hội để các em nhỏ rời bỏ những chiếc điện thoại với những trò chơi điện tử vô bổ để hòa mình vào các trò chơi, qua đó những bài học về văn hóa, về lịch sử qua những trò chơi dân gian được lưu giữ lại trong chính tuổi thơ của các em.

Với những người lớn, đây là cơ hội để họ được sống lại trong một không gian tràn đầy ký ức tuổi thơ và với những người bạn nước ngoài, rất nhiều người lần đầu tiên được trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta qua những trò chơi dân gian… điều đó giúp quảng bá một phần văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Trương Minh Tiến – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, thấy được những giá trị tích cực từ trò chơi dân gian, Thành phố đã chỉ đạo Sở tích cực sưu tầm, bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian truyền thống.

Bên cạnh đó, từ năm 2008 thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đã có chủ trương đưa các trò chơi dân gian vào trong các trường phổ thông, đặc biệt là các cấp tiểu học và mẫu giáo để các em nhỏ Thủ đô có những hình thức giải trí lành mạnh, góp phần vào việc hình thành nhân cách toàn diện sau này.

Ông Tiến cũng cho biết: “Không riêng gì phố đi bộ Hồ Gươm hay ở Bảo tàng Dân tộc học, Thành phố đã chỉ đạo ở các địa phương, xã, phường, khu dân cư, thôn xóm đều phải dành một khu vui chơi cho cộng đồng, đặc biệt là thiếu nhi.

Việc đó cần phải khuyến khích và giao cho các tổ chức như đoàn thanh niên từ các cơ sở, khu dân cư phụ trách… Sở cũng có những nghiên cứu để bảo tồn các trò chơi truyền thống. Ví như kéo co ở Sóc Sơn, Long Biên được công nhận là trò chơi di sản văn hóa cấp quốc gia và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”.

Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc cùng với quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, các trò chơi dân gian đặc sắc của mọi miền tổ quốc đã tụ họp về đây làm phong phú văn hóa dân gian của Thủ đô.

Từ việc làm tích cực của Hà Nội, những địa phương khác, đặc biệt là vùng nông thôn nơi các trò chơi dân gian còn tương đối phong phú đa dạng, cần có biện pháp tích cực hơn nữa để bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc độc đáo này ngay từ giờ trước khi quá muộn.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm 2024

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm 2024

(LĐTĐ) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), vừa công bố thông tin tuyển sinh vào lớp 10 của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (KHTN) cho năm học 2024.
Làm thế nào để tránh nợ xấu khi vay tiêu dùng?

Làm thế nào để tránh nợ xấu khi vay tiêu dùng?

(LĐTĐ) Vay tiêu dùng là hình thức được nhiều người lựa chọn khi cần vốn nhưng vay tiêu dùng thế nào để tránh nợ xấu là vấn đề không phải ai cũng biết.
Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

(LĐTĐ) Với mong muốn giữ nghề truyền thống của quê hương, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương và đưa thương hiệu tương Việt Hùng (Đông Anh) trở thành sản phẩm uy tín, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng đã chủ động thành lập mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc thành lập Tổ liên kết sản xuất tương.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.

Tin khác

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Đêm rơi về phố

Đêm rơi về phố

(LĐTĐ) Đêm giữa phố. Ánh sáng vàng vọt hắt bóng lên những tấm lưng gầy bên những gánh hàng rong. Thứ ánh sáng phiêu linh kì diệu có thể che đi ít nhiều những vết xước, vết hằn từ những mảnh đời thinh lặng. Ta chạy xe qua phố, lướt qua từng mảnh phố, mảnh đời, bỗng thấy vai mình nằng nặng, thấy tim mình chật chội giữa quên nhớ hằn in.
Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

Xây dựng văn minh đô thị từ cơ sở

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư, việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị được duy trì thường xuyên, liên tục, giúp diện mạo đô thị Thủ đô ngày càng “Xanh - Văn minh - Hiện đại”.
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển văn hóa

(LĐTĐ) Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy giá trị di sản trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Trước đây, nhiều người luôn nhận định, kinh phí để bảo tồn, trùng tu, gìn giữ di sản là con số không nhỏ, tức là di sản chỉ… tiêu tiền. Thế nhưng, giờ đây khái niệm ấy đã dần thay đổi, bởi di sản chính là một “mỏ vàng” nếu như biết khai thác đúng và trúng. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ (TS) Lê Thị Việt Hà, giảng viên bộ môn Văn hóa doanh nghiệp, Viện Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) xoay quanh vấn đề này.
Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

Làng nghề gốm Bát Tràng chuẩn bị sẵn sàng vào hội

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội truyền thống làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Chén trà xuân

Chén trà xuân

(LĐTĐ) Giữa những ngày xuân. Mưa bụi rắc đầy trên hoa lá. Mùi hương hoa hồng quế phả vào cái lành lạnh của đất trời. Bỗng thèm một chén trà ủ ấm tay. Thèm cảm giác hương trà thoảng trên cánh mũi dìu dịu.
Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

Khám phá văn hóa đặc sắc từ “Tết Novruz” của đất nước Azerbaijan

(LĐTĐ) Lễ hội “Tết Novruz” có nhiều điểm tương đồng với ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tôn vinh các giá trị truyền thống gia đình và biết ơn thiên nhiên.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Xem thêm
Phiên bản di động