Bảo hiểm Xã hội và bảo hiểm Y tế: Quyết thực hiện phủ kín toàn dân

(LĐTĐ) Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, tốc độ phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và tham gia bảo hiểm y tế đã đạt kết quả đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định bảo hiểm xã hội là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội.
Hà Nội chung tay cùng cả nước thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân
Qua thanh tra, truy đóng 70,24 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, đến năm 2019, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có sự tăng trưởng vượt bậc với 574 nghìn người; riêng trong năm 2019, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng mới bằng tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phát triển được của cả 11 năm trước cộng lại.

1540 bao hiem xa hoi 137
Tuyên truyền tới người dân về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế

Về bảo hiểm y tế, đến nay, sau gần 6 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, công tác tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Hiện, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ở nước ta đã đạt gần 90% dân số; số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 48%, từ năm 2015-2019 tăng hơn 15 triệu người, đến hết năm 2019 đã có 85,636 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, trong đó diện bao phủ đã tập trung vào các nhóm yếu thế.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

1. Người tham gia bảo hiểm y tế trong cùng một hộ gia đình, từ người thứ hai trở đi được giảm trừ mức đóng khi tham gia.

2. Được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có ký Hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc.

3. Được quỹ bảo hiểm y tế chi trả từ 80-100% chi phí khi khám chữa bệnh theo quy định.

4. Quỹ bảo hiểm y tế chi trả: 18.000 dịch vụ kỹ thuật y tế bao gồm cả những dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn; trên 1.000 hoạt chất, sinh phẩm tân dược bao gồm cả các thuốc tim mạch, điều trị ung thư đắt tiền…; hàng trăm vị thuốc đông y, thuốc từ dược liệu; hàng ngàn loại vật tư y tế bao gồm cả vật tư y tế thay thế như máy tạo nhịp tim, stent mạch vành, khớp nhân tạo…

5. Giúp bạn và gia đình giảm gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh khi ốm đau, tai nạn.

6. Góp phần chia sẻ rủi ro, phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” giữa những người tham gia.

6 tháng đầu năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tuy nhiên, toàn ngành đã nỗ lực đạt kết quả khả quan. Cụ thể: Số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 14,473 triệu người, đạt 90,2% kế hoạch giao; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 12,716 triệu người, đạt 88,4% kế hoạch giao; số người tham gia bảo hiểm y tế là 85,521 triệu người, đạt 97,1% kế hoạch giao và đạt tỷ lệ bao phủ 88,3% dân số. Đáng chú ý, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 670,8 nghìn người, đạt 55,9% kế hoạch giao, tăng 96,8 nghìn người so với năm 2019.

Theo Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu, với những kết quả vượt bậc đã đạt được trong công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình thời gian qua, có thể khẳng định, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã thực sự trở thành những trụ cột của hệ thống an sinh xã hội nước ta, là chính sách an sinh không thể thiếu trong đời sống của người dân, là lưới an sinh đảm bảo giảm đói nghèo và bảo vệ người dân khi không may gặp bất trắc, khi già cả, ốm đau...

Tuy nhiên, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng nêu thách thức, thời gian tới, việc phát triển bền vững chính sách bảo hiểm y tế ở nước ta gặp phải những thách thức như: Già hóa dân số, mô hình bệnh tật thay đổi, đặc biệt chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế không ngừng gia tăng... Do đó, để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và hoàn thiện mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, cần phải tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế một cách bền vững.

Theo đó, nhằm tiếp tục phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân và phát triển bền vững bảo hiểm y tế toàn dân, 6 tháng cuối năm 2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung thực hiện các giải pháp, như: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động trực tiếp đến đơn vị, doanh nghiệp, người lao động và người dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, kết hợp cả phương thức tuyên truyền truyền thống và tuyên truyền qua mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết, vị trí, vai trò, ý nghĩa, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người dân tích cực, tự giác tham gia.

Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia.

2. Được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của bản thân.

3. Được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già, để đảm bảo cuộc sống.

4. Lương hưu được điều chỉnh theo Chỉ số giá tiêu dùng.

5. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong suốt thời gian hưởng lương hưu để chăm sóc sức khỏe.

6. Thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng (10 lần lương cơ sở) và chế độ tuất khi người tham gia qua đời.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh rà soát dữ liệu cơ quan Thuế cung cấp để xác định đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khai thác triệt để đối tượng thuộc nhóm người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đồng thời, tổ chức thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đột xuất đối với đơn vị, doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kiên quyết xử lý vi phạm. Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc số lượng lớn người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thời gian kéo dài thì chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan Công an điều tra, truy tố, xử lý hình sự theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015.

“Để hoàn thành mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân và đảm bảo phát triển bền vững bảo hiểm y tế toàn dân, ngoài nỗ lực của ngành Bảo hiểm xã hội, rất cần sự phối hợp, chung tay của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thời gian tới”, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu nhấn mạnh.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

(LĐTĐ) Tìm hiểu các trường hợp cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 để tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro.
Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi mức đóng theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trước thực trạng công dân Việt Nam, nhất là đối với thanh, thiếu niên bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, bị cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để thanh, thiếu niên hiểu rằng không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài.
Trao tặng 100 triệu đồng, giúp hộ cận nghèo huyện Thanh Oai xây dựng Nhà Đại đoàn kết

Trao tặng 100 triệu đồng, giúp hộ cận nghèo huyện Thanh Oai xây dựng Nhà Đại đoàn kết

(LĐTĐ) Sáng 19/3, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà Đại đoàn kết cho gia đình bà Trần Thị Út - hộ cận nghèo ở thôn Xuyên Dương, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Khám phá chuẩn sống khác biệt tại “thành phố đáng sống nhất hành tinh” Ocean City

Khám phá chuẩn sống khác biệt tại “thành phố đáng sống nhất hành tinh” Ocean City

(LĐTĐ) Không chỉ trở thành điểm “phải đến” của cộng đồng “xê dịch” khi tới Hà Nội, Ocean City hiện đang là nơi an cư đáng mơ ước của hơn 60 nghìn cư dân tinh hoa cả trong và ngoài nước bởi những giá trị sống khác biệt chỉ có tại “nơi đáng sống nhất hành tinh”.
Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

(LĐTĐ) Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát.
Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.

Tin khác

Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

(LĐTĐ) Tìm hiểu các trường hợp cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 để tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro.
Bảng lương mới áp dụng từ 1/7/2024

Bảng lương mới áp dụng từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương, từ 1/7/2024 sẽ có 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo…Đặc biệt, khi thực hiện cải cách tiền lương, bảng lương mới sẽ đảm bảo chuyển xếp lương cũ sang lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, người lao động được nhận tiền lương thế nào?

Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, người lao động được nhận tiền lương thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch); ngày 30/4 và ngày 1/5 người lao động được nghỉ 1 ngày, hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, nếu do yêu cầu công việc mà phải đi làm trong những ngày này, người lao động có thể nhận được tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường.
Quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý

Quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý

(LĐTĐ) Chính phủ vừa ban hành Nghị định 29/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính Nhà nước.
Đồng Nai: Đề xuất dành nhiều khu "đất vàng" để xây dựng nhà ở xã hội

Đồng Nai: Đề xuất dành nhiều khu "đất vàng" để xây dựng nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đây là các khu "đất vàng" được Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố (TP) Biên Hòa đề xuất để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án trên địa bàn tỉnh.
12 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

12 đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Luật Nhà ở năm 2023 quy định 12 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, trong đó có người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã...
Khẩn trương hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Khẩn trương hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

(LĐTĐ) Bộ Nội vụ cho biết, theo nhiệm vụ được phân công, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền và triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới.
Trách nhiệm tham gia BHXH của người sử dụng lao động

Trách nhiệm tham gia BHXH của người sử dụng lao động

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Quỳnh Lan (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, khi tôi ký kết hợp đồng lao động, chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động. Điều này có đúng không? Trách nhiệm cụ thể của người sử dụng lao động là gì?
Vui mừng tăng lương giáo viên từ 1/7/2024 lên hơn 32%, góc nhìn từ người lao động

Vui mừng tăng lương giáo viên từ 1/7/2024 lên hơn 32%, góc nhìn từ người lao động

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương, mức lương của giáo viên sẽ tăng lên hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương từ 1/7/2024. Đây là tin vui với nhiều người lao động trong ngành Giáo dục. Phóng viên Lao động Thủ đô đã ghi nhận tâm tư, nguyện vọng từ hiệu trưởng, chủ trường, giáo viên, cùng những kỳ vọng về chính sách tiền lương mới.
Đề xuất sửa Luật Bảo hiểm y tế với 5 nhóm chính sách

Đề xuất sửa Luật Bảo hiểm y tế với 5 nhóm chính sách

(LĐTĐ) Đề nghị xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đang thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi 5 nhóm chính sách được đề xuất sửa đổi có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động