Multimedia
08/08/2020 09:10
Bài cuối: Vai trò của Công đoàn Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp

08/08/2020 09:10

 Những năm gần đây, giống như nhiều đô thị đang phát triển, Hà Nội cũng phải đối mặt với những thay đổi nhanh chóng của cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng, đặt ra cho Thủ đô ta nhiều câu chuyện về xây dựng và phát triển văn hóa. Trong đó, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô – hiện đang là lực lượng sản xuất hàng đầu và đóng góp to lớn đối với đời sống kinh tế, xã hội của Thủ đô nói chung và đất nước nói riêng, lại càng cần phải trú trọng nâng cao văn hoá.
bai cuoi vai tro cua cong doan thu do trong xay dung nep song van hoa cong nghiep

khang dinh vai tro cua to chuc cong doan thu do trong xay dung nep song van hoa o cac co quan don vi doanh nghiep

khang dinh vai tro cua to chuc cong doan thu do trong xay dung nep song van hoa o cac co quan don vi doanh nghiep


Phóng viên: Thưa bà, bà đánh giá thế nào về tầm quan trọng việc phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô trong quá trình phát triển của Thủ đô những năm qua?

Bà Bùi Huyền Mai: Trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô và đất nước, vai trò tiên phong của giai cấp công nhân đã được khẳng định một cách quan trọng ở mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật và sản xuất ra của cải vật chất. Địa vị kinh tế và vai trò chính trị của giai cấp công nhân đang đặt ra nhiệm vụ phải xây dựng đội ngũ công nhân có lối sống phù hợp và tương xứng, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Xuất phát từ vai trò của giai cấp công nhân nói chung và người lao động Thủ đô nói riêng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, thực hiện sự lãnh đạo của Đảng và các Bộ, Ngành Trung ương, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Trong đó, Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy về Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là 1 trong 8 chương trình toàn khóa của Đảng bộ Thành phố (khóa XVI); là chương trình có diện bao quát rộng, có liên quan đến kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Văn hóa và con người có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời. Phát triển văn hóa là vì con người và con người cũng là chủ thể để tác động tích cực lên văn hóa. Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt, là trung tâm đối với sự phát triển toàn diện, bền vững của Thủ đô.

Do đó, thực hiện hiệu quả phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô là một vấn đề quan trọng để xây dựng một Thủ đô phát triển toàn diện. Những vấn đề đặt ra không chỉ có ý nghĩa cơ bản, lâu dài mà còn là nhiệm vụ cấp bách trước mắt.

Công nhân, viên chức, lao động Thủ đô tuy không phải gánh một trách nhiệm cụ thể được ai đó giao, nhưng phải tự biết gắn cho mình trách nhiệm là người lao động đại diện cho đất nước Việt Nam, giữ vững được truyền thống tốt đẹp, thanh lịch, văn minh của người Hà Nội và biết tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới, của thời đại.

Phóng viên: Thưa bà, với cương vị là Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, xin bà cho biết, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thành phố đã triển khai thực hiện Chương trình 04-CTr/TU về phát triển văn hóa - xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô như thế nào và đã đạt được những kết quả nổi bật gì?

Bà Bùi Huyền Mai:Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội là tổ chức đại diện cho đội ngũ công nhân viên chức lao động Thủ đô, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình, thời gian qua, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động Thành phố cũng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình 04 của Thành ủy (khóa XVI) và Kế hoạch số 165 của UBND Thành phố về Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động Thành phố, các cấp Công đoàn đã tập trung tuyên truyền và triển khai sâu rộng tới công nhân, viên chức, lao động về truyền thống dân tộc, giai cấp; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn… Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai Cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp trong công nhân viên chức lao động” gắn với thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, thực hiện 02 Bộ quy tắc ứng xử của UBND Thành phố tại nơi làm việc và nơi công cộng gắn với thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ghi nhận thực tế cho thấy, đã có nhiều đơn vị, doanh nghiệp tổ chức cho công nhân, viên chức, lao động ký cam kết thi đua thực hiện quy tắc ứng xử, nếp sống văn hóa công nghiệp, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp… Các cấp Công đoàn Thủ đô cũng thường xuyên tổ chức các hội khỏe, hội thao, giải thể thao, ngày hội văn hóa thể thao, các phong trào văn hóa văn nghệ, liên hoan, hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, tổ chức các buổi “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát”... Qua đó đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động Thủ đô.

khang dinh vai tro cua to chuc cong doan thu do trong xay dung nep song van hoa o cac co quan don vi doanh nghiep


Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù Thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội và 2 trường mầm non để phục vụ cho công nhân khu công nghiệp Thăng long tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh và một số doanh nghiệp tại khu công nghiệp Phú Nghĩa và Thạch Thất – Quốc Oai cũng đã xây dựng kí túc xá cho công nhân. Song mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu chỗ ở cho công nhân lao động, còn khoảng 90% công nhân lao động vẫn phải thuê nhà ở trong khu dân cư với diện tích chật hẹp, cơ sở vật chất hạn chế, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo; hạ tầng xã hội trong các khu công nghiệp như: Nhà trẻ, trường mầm non còn ít; nhà văn hóa, khu thể thao và khu vui chơi giải trí cho công nhân lao động các khu công nghiệp chưa được đầu tư.

Trước tình hình như vậy, để đưa các thiết chế văn hóa đến với công nhân lao động, từ năm 2010, Liên đoàn Lao động Thành phố đã xây dựng đề án “Xây dựng các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân” để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, đồng thời phối hợp với Công an Thành phố xây dựng mô hình Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân. Theo đó, Liên đoàn Lao động Thành phố đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thành lập mới, củng cố và duy trì hoạt động 35 Cụm văn hóa thể thao, 47 Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, 92 Tổ tự quản các khu nhà trọ công nhân…

Từ năm 2017, hằng năm UBND Thành phố đã quan tâm hỗ trợ kinh phí từ 600 – 800 triệu đồng để thành lập mới và bổ sung cơ sở vật chất cho các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân. Qua đó, từng bước xây dựng các thiết chế văn hóa tại cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đội ngũ công nhân viên chức lao động Thủ đô.

Ngoài ra, nhằm thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, hằng năm, UBND Thành phố và Liên đoàn Lao động Thành phố đã ban hành văn bản liên tịch chỉ đạo tổ chức Hội nghị cán bộ công chức và Hội nghị người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Theo đó, 100% cơ quan, đơn vị tổ chức Hội nghị Cán bộ, công chức, viên chức và trung bình hàng năm có 68,5% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động. Chất lượng tổ chức các hội nghị đã được nâng lên, đảm bảo dân chủ, thiết thực, công khai và minh bạch. Quá trình tổ chức hội nghị, các đơn vị, doanh nghiệp đều gắn với phát động thi đua, trọng tâm là các phong trào thi đua dành danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Người tốt, việt tốt”…

Đặc biệt thông qua hội nghị, nhiều quyền lợi cốt lõi của người lao động được đưa vào Thỏa ước lao động tập thể như: Tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo việc làm, nâng cao tay nghề; chính sách lao động nữ, đảm bảo bữa ăn ca của người lao động…

Thông qua việc triển khai hiệu quả các giải pháp để phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, đời sống văn hóa, tinh thần của đông đảo công nhân lao động đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc triển khai thực hiện công tác này vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế khiến cho kết quả đạt được chưa đáp ứng so yêu cầu của thực tiễn.

khang dinh vai tro cua to chuc cong doan thu do trong xay dung nep song van hoa o cac co quan don vi doanh nghiep


Phóng viên: Thưa bà, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì công tác phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô trong công nhân, viên chức, lao động vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Vậy những tồn tại, hạn chế đó cụ thể là gì và có nguyên nhân từ đâu, thưa bà?

Bà Bùi Huyền Mai:Đúng vậy. Mặc dù công tác phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song so với yêu cầu của thực tiễn thì công tác này vẫn còn có những tồn tại, hạn chế cần phải thẳng thắn nhìn nhận.

Trước hết, công tác xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động còn chưa đồng đều giữa các địa phương, ngành, đơn vị và ở những thời điểm khác nhau, nhất là ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, trong các khu công nghiệp, chế xuất, các huyện xa trung tâm thành phố; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật còn hạn chế tại một số Công đoàn cơ sở ngoài nhà nước, có ít đoàn viên, người lao động; một số doanh nghiệp vẫn còn chưa có các thiết chế văn hóa, thể thao, người lao động chưa được tham gia các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần.

Số lượng đội ngũ cán bộ công đoàn hiện nay chưa theo kịp được sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp và người lao động, hiệu quả công tác còn chưa đáp ứng được mong muốn của tổ chức Công đoàn. Dù các cấp Công đoàn Thủ đô có những nỗ lực, cố gắng, song kết quả đạt được trong việc xây dựng và hoạt động của một số điểm sinh hoạt văn hóa công nhân chưa đạt được yêu cầu của tình hình nhiệm vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của công nhân lao động: Phương tiện, điều kiện hoạt động tại một số điểm như sách, báo, tạp chí, dụng cụ thể thao, trang thiết bị âm thanh… còn thiếu; các hoạt động được tổ chức ở một số Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân còn hạn chế về nội dung và hình thức.

Một trong những tồn tại, hạn chế cần phải kể đến nữa đó là việc quy hoạch hệ thống nhà văn hóa, nhà trẻ, trường học, y tế (cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa) chưa đầy đủ, đồng bộ; thiếu nghiêm trọng nhà văn hóa, nhà trẻ, trường học dành cho công nhân lao động và con công nhân lao động các khu công nghiệp. Công tác phối hợp tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao, chăm lo đời sống tinh thần của công nhân lao động đôi lúc chưa được quan tâm, thực hiện đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên, song theo tôi, trước hết, do trách nhiệm xã hội của một số đơn vị, doanh nghiệp chưa cao, họ chỉ tập trung thực hiện công tác chuyên môn, sản xuất kinh doanh, thiếu quan tâm xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng, văn hóa ứng xử nơi công cộng, giữ gìn vệ sinh môi trường, chưa quan tâm nhiều đến xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Mặt khác, tình hình kinh tế khó khăn, việc làm không ổn định, thu nhập thấp, sức ép về công việc, đời sống vật chất lên công nhân lao động ngày càng lớn, người lao động không có đủ thời gian, sức lực, điều kiện, phương tiện để tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

Một bộ phận cán bộ Công đoàn nhận thức về mục đích, ý nghĩa của công tác phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô còn hạn chế nên chưa chủ động trong việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, cũng như phối hợp với chính quyền cùng cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô đến công nhân lao động của đơn vị, do đó đã chưa phát huy được vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc xây dựng đơn vị, doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cho công nhân cũng còn gặp nhiều khó khăn do thiếu quỹ đất, thiếu vốn. Một số văn bản luật, chế độ chính sách của Nhà nước còn bất cập, chậm sửa đổi, nhất là việc quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, thiết chế văn hóa cho các khu công nghiệp.

khang dinh vai tro cua to chuc cong doan thu do trong xay dung nep song van hoa o cac co quan don vi doanh nghiep


Phóng viên: Thưa bà, bà đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong thực hiện công tác phát triển văn hóa - xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô trong công nhân, viên chức, lao động. Vậy theo bà, thời gian tới, các cấp Công đoàn Thủ đô cần phải làm gì để triển khai hiệu quả công tác này?

Bà Bùi Huyền Mai:Thời gian tới, tổ chức Công đoàn Thủ đô sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn khi Bộ Luật Lao động sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2021, sẽ có thể có việc thành lập các tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp. Do vậy tổ chức Công đoàn Thủ đô cần tiếp tục đẩy mạnh tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, trong đó có nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Từ nay đến năm 2025, các cấp Công đoàn Thủ đô đặt ra mục tiêu có trên 95% số đoàn viên, người lao động nơi có tổ chức Công đoàn được Công đoàn cung cấp, phổ biến thông tin, tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn; phấn đấu trên 70% số đoàn viên Công đoàn và người lao động nơi có tổ chức Công đoàn được tuyên truyền, vận động tham gia học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động; phấn đấu có 70% trở lên công nhân viên chức lao động đạt tiêu chuẩn “Nếp sống văn hoá công nghiệp”, 70% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn đăng ký đạt chuẩn văn hoá.

Để hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra, đồng thời góp phần tích cực trong việc phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, các cấp Công đoàn Thủ đô sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao chất lượng hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp” trong công nhân viên chức lao động gắn với phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, thực hiện tốt 02 Bộ quy tắc ứng xử nơi làm việc và nơi công cộng, thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong công nhân viên chức lao động chào mừng kỷ niệm những ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước, tổ chức các hoạt động “hát cho công nhân nghe – nghe công nhân hát”, biểu diễn nghệ thuật phục vụ công nhân lao động tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, chế xuất, khu đông công nhân lao động.

Đồng thời, Liên đoàn Lao động Thành phố tiếp tục duy trì việc tổ chức các lớp bồi dưỡng hạt nhân văn hóa cơ sở cho công nhân viên chức lao động toàn thành phố; tổ chức các Hội thi, Hội diễn, Hội khỏe, các giải thể thao trong công nhân viên chức lao động; tổ chức tập huấn công tác Tuyên giáo cho cán bộ làm công tác tuyên giáo công đoàn Thủ đô. Phối hợp với Công an Thành phố tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển mô hình Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân. Chỉ đạo các cấp công đoàn Thủ đô xây dựng mô hình Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, Tổ tự quản các khu nhà trọ công nhân đảm bảo an toàn trật tự xã hội và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động trong các khu nhà trọ.

khang dinh vai tro cua to chuc cong doan thu do trong xay dung nep song van hoa o cac co quan don vi doanh nghiep


Nhân đây, tôi cũng xin đề xuất, kiến nghị với Chính phủ tiếp tục quan tâm, ban hành các văn bản chỉ đạo về việc xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động, đặc biệt là việc xây dựng các thiết chế văn hóa cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp đầu tư vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân lao động và khai thác có hiệu quả nguồn lao động hiện nay, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt đối với công nhân lao động đã qua đào tạo, phát triển mạnh chủ trương xã hội hóa công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho công nhân lao động làm việc trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Đối với Thành phố, tôi đề xuất UBND Thành phố tiếp tục hỗ trợ kinh phí phục vụ hoạt động của các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân và các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa – thể thao quần chúng được đến với công nhân lao động, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động, tạo động lực thúc đẩy lao động sản xuất cho đông đảo công nhân lao động trên địa bàn Thủ đô. UBND Thành phố hàng năm duyệt kế hoạch, tăng đầu tư cho các địa phương có đông công nhân lao động ở trọ, về hoạt động y tế, trường mầm non, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước…; bố trí quỹ đất và các nguồn vốn do Thành phố quản lý để đầu tư xây dựng các thiết chế Công đoàn theo Quyết định 655 của Thủ tướng phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”.

Tôi tin tưởng rằng, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của các cấp Công đoàn Thủ đô cùng sự quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ của Chính phủ và Thành phố Hà Nội thì chắc chắn công tác phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong thời gian tới sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn bà!


Bài: Bùi Phương - Mai Quý
Ảnh: Mạnh Quân
Thiết kế: Đức Hà