Đô thị hóa - Bản sắc văn hóa còn hay mất?

Bài 3: Giữ bản sắc và những cách ứng xử

(LĐTĐ) Không thể phủ nhận, chương trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại diện mạo mới cho các làng quê. Cơ sở hạ tầng khang trang hơn, đời sống tinh thần và vật chất của người dân được cải thiện, nhưng cũng không tránh khỏi những nguy cơ mai một. Để xây dựng và giữ gìn văn hóa trên nền tảng nông thôn mới, mỗi một địa phương lại có cách “ứng xử” của riêng mình.
Bài 2: Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng” Đô thị hóa - Bản sắc văn hóa còn hay mất?

Sinh thời Bác Hồ khi làm hàng rào thay cho tường gạch xây thường nhắc nhở nên trồng hàng dâm bụt, vừa tạo màu xanh mát lành, vừa làm thức ăn chăn nuôi đàn dê, đàn thỏ, hoa của nó có thể làm thuốc chữa bệnh, khi xuân về hoa nở tạo thêm cảnh đẹp cho thôn quê.

Bài 3: Ứng xử với làng
Làng quê tuy có "bê tông hóa" nhưng người dân vẫn đoàn kết một lòng vì một nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Ngày nay, bên cạnh những vùng nông thôn vẫn còn giữ được nét xưa, lề lối xưa, thì còn có không ít làng quê bị “bê tông hóa” đã “xóa” đi những bờ rào, những hàng cây ăn quả, cây xanh… khiến vẻ đẹp mềm mại của làng quê dần trở nên mờ nhạt. Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình ngày xưa tạo sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị ở nhiều nơi đã biến mất. Nhiều vùng nông thôn đang trong cơn say bê tông hóa, đô thị hóa vội vã... Nhiều sân đình, nhà văn hóa thôn vắng bóng vì không có ai sinh hoạt cộng đồng…

Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” là một trong 8 chương trình lớn của Thủ đô nhiệm kỳ XVI Đảng bộ Thành phố. Đây là chủ trương đúng đắn của Hà Nội để trở thành địa phương tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử văn hóa, xứng tầm với vị thế là Thủ đô của đất nước.

Ông Trần Quang Huy - Bí thư Chi bộ thôn An Vọng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ chia sẻ: “Nếu như Chương trình 02 -CTr/TU của Thành ủy Hà Nội mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, thì Chương trình 04 lại tô điểm và và làm mềm mại hình ảnh những người nông dân tronhg bức tranh của nông thôn mới. Khi có Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng thì ở thôn An Vọng chúng tôi bà con nhân dân đón nhận với tinh thần hết sức phấn khởi. Từ việc tuyên truyền tốt, nhân dân hồ hởi đón nhận cho nên diện mạo nông thôn thay đổi từ truyền thống đến văn hóa hiện đại, tạo nên chất keo kết dính tình người, hàng xóm…

Bài 3: Ứng xử với làng
Cây đa, giếng nước, sân đình vẫn còn vẹn nguyên giữa lòng phố thị.

Thôn An Vọng nhiều năm nay luôn đạt tỷ lệ Gia đình văn hóa trên 96%. Tỷ lệ Gia đình văn hóa nói lên chất lượng con người, vì văn hóa chính là con người, con người bao trùm tất cả những gì văn hóa nhất, đẹp đẽ nhất. Để phát huy những giá trị tốt đẹp, chúng tôi đã thành lập đội tuyên truyền, thậm chí còn sáng tác những bài hát về Bộ quy tắc ứng xử và thực hiện những tiểu phẩm để tuyên truyền văn hóa trong dân cư.

Văn hóa dân tộc mà bị mai một không được giữ gìn phát triển thì tinh thần của những con người ở địa phương ấy sẽ đi về đâu? Như phụ nữ Việt Nam mà mất đi tà áo dài thì sẽ ra sao? Mùng một, hôm rằm mà không có lễ thì bản sắc tâm linh đi về đâu?

Ở thôn chúng tôi, trừ những hôm mưa to gió lớn, sân nhà văn hóa tối nào cũng rộn ràng chị em phụ nữ sinh hoạt văn hóa, thanh niên chơi bóng chuyền, trò chuyện giao lưu… cuộc sống hết sức yên bình. Cũng nhờ văn hóa, nền tảng tinh thần được phát triển, ngược lại, nền tảng tinh thần phát triển lại thúc đẩy văn hóa. Vì thế, dù bê tông hóa đến đâu, mỗi người dân cũng luôn lấy xã hội làm nền tảng để xây dựng nông thôn mới. Mỗi người dân phải xác định là chủ thể để xây dựng văn hóa, nông thôn mới trên chính quê hương mình”.

Bài 3: Ứng xử với làng
Nông nghiệp Hà Nội phải trở thành một nền nông nghiệp hiện đại trong khu vực và trên thế giới.

Còn tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, ông Nguyễn Duy Nhu - Chủ tịch xã cho biết, xã đã triển khai tổ chức các hội nghị tuyên truyền về quy tắc ứng xử; in biển hiệu nơi công cộng, đặc biệt là nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng, lấy ý kiến người dân về chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách của Nhà nước để tạo sự đồng thuận của nhân dân. Các thôn cũng lồng ghép hương ước, quy ước với giữ gìn bảo tồn văn hóa, cách ứng xử đối với cộng đồng để làm thay đổi nhận thức của người dân, lan tỏa những hành động đẹp.

“Xã về đích nông thôn mới từ 2015 trước khi có hai Bộ quy tắc ứng xử. Sau khi có hai Bộ quy tắc ứng xử, xã đã có những định hướng mới về phát triển văn hóa gắn với phát triển nông thôn mới và phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao vào năm 2022. Xã cũng thực hiện nhiều công trình, phần việc, kế hoạch bằng nguồn xã hội hóa từ sự đồng lòng, ủng hộ của người dân”, ông Nguyễn Duy Nhu cho biết.

Ông Đỗ Văn Cường - Phó Trưởng Phòng Văn hóa thông tin huyện Thanh Oai cũng khẳng định, cho đến nay, đời sống văn hóa của người dân huyện được nâng lên rõ nét, dù nhiều gia đình vẫn phải vất vả mưu sinh. Tuy nhiên, truyền thống văn hóa chịu thương chịu khó của người dân vẫn còn đó dù cuộc sống có hiện đại hơn, văn minh hơn. Nét văn hóa ấy thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, trong lễ cưới, lễ tang, trong cả việc chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, làm đẹp bộ mặt nông thông mới…

Tôn vinh nét đẹp trong văn hóa, truyền thống nghề nghiệp của những con người, vùng đất nên thơ của Hà Nội, tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc đến câu ca dao “Xứ Đoài là đất trăm nghề/Đi buôn làm thợ đề huề tinh tươm” và đề nghị thành phố Hà Nội cần tiếp tục làm nhiều việc nữa để bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa khu vực nông thôn.

Thủ tướng yêu cầu nông nghiệp Hà Nội phải trở thành một nền nông nghiệp hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Phải tiếp tục xây dựng vùng nông thôn xanh, đẹp, một miền quê đáng sống, một không gian kinh tế nông thôn với thế mạnh đất trăm nghề gắn với các lễ hội, nét đẹp văn hóa, để cùng với nông nghiệp sạch, hữu cơ đặc trưng tạo nên không gian du lịch hấp dẫn trong một bức tranh tổng thể phát triển Thủ đô.

Bảo Thoa

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.

Tin khác

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

Chung tay xây dựng xã hội hạnh phúc

(LĐTĐ) Ngày 20/3 hằng năm còn được gọi là ngày Quốc tế hạnh phúc, với thông điệp: Cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá để mang đến hạnh phúc. Với mục tiêu không chỉ là ngày mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần, mà còn là ngày hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn, Hà Nội đã tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 11 năm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3/2013 - 20/3/2024) với các hình thức phong phú và đa dạng, hấp dẫn.
Giữ hồn lễ hội truyền thống

Giữ hồn lễ hội truyền thống

(LĐTĐ) Các lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tạo nên sắc thái riêng của những lễ thức, phong tục tập quán truyền thống người Hà Nội. Bảo vệ và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống là giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thăng Long, tạo nguồn lực phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, góp phần định vị thương hiệu văn hóa Hà Nội.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long

(LĐTĐ) Sáng 16/3, nhiều người dân trên địa bàn quận Ba Đình đã đến tham quan triển lãm "Đánh thức nét đẹp kiến trúc phố Châu Long qua góc nhìn ký họa đô thị". Gần 30 bức tranh tràn đầy cảm xúc về phố cổ Hà Nội gắn với những nét đẹp văn hóa, lịch sử và quá trình đô thị hóa đã được trưng bày tại Vườn hoa Vạn Xuân.
Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

Biến bãi rác thành công viên rừng giữa Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng sáng kiến của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ tháng 11/2023, mô hình thí điểm "Sân chơi trên bãi rác Phúc Tân" với quy mô 1.000 m2 đã được thực hiện tại tổ 1, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm với sự ủng hộ rất lớn từ địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường và hệ sinh thái, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, tạo không gian lành mạnh gắn kết người dân.
Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp

(LĐTĐ) Sau sự kiện mang tính lịch sử về mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã có bước chuyển mình chưa từng có. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh và hiện đại xứng tầm khu vực còn nhiều việc phải làm. Trong đó, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối, lan tỏa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược.
Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

Hoa bưởi đầu mùa tỏa hương khắp phố phường Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm gần đây, hoa bưởi đã trở thành một thức quà không thể thiếu của người Hà Nội mỗi dịp Xuân về. Dịp này, dạo quanh phố phường Thủ đô, đâu đâu cũng bắt gặp những gánh hàng rong chất đầy hoa bưởi.
Xem thêm
Phiên bản di động