Ngành Văn hóa, Thể thao Hà Nội

Bài 2: Những sự kiện ghi dấu ấn trong lòng công chúng

(LĐTĐ) Một năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao Hà Nội đã nỗ lực hết mình, tranh thủ mọi thời cơ để đưa các hoạt động văn hóa, thể thao đến với người dân. 11 sự kiện tiêu biểu năm 2020 đã thực sự ghi dấu ấn trong lòng công chúng Thủ đô.
Bài 1: Vượt khó khăn, đạt thành tựu Bài 1: Vượt khó khăn, đạt thành tựu

Với quyết tâm siết chặt kỷ cương, tinh thần sáng tạo, đổi mới lề lối phong cách làm việc, thực hiện quyết liệt công tác ...

1. Tổ chức thành công các hoạt động phục vụ sự kiện chính trị, kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô

Năm 2020, Sở Văn hóa và Thể thao đã tham mưu thành phố Hà Nội tổ chức thành công, an toàn, hiệu quả các hoạt động phục vụ sự kiện chính trị, chào mừng ngày lễ lớn của đất nước và Thủ đô, nổi bật: Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương tổ chức thành công 04 Lễ kỷ niệm cấp quốc gia: 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 45 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và 100 năm ngày sinh Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản; chuỗi các hoạt động kỷ niệm cấp Thành phố: 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, 650 năm Ngày mất Danh nhân Chu Văn An; các hoạt động chào mừng và chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII... để lại dấu ấn trong nhân dân và du khách đến Thủ đô.

2. Khởi sắc trong công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan trên địa bàn Thành phố

Năm 2020, công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan phục vụ chính trị trên địa bàn Thành phố được thực hiện chủ động, sáng tạo, đúng hướng dẫn của Trung ương và Thành phố, có trọng tâm, trọng điểm, mẫu mã, hình thức được đối mới phù hợp với quy mô, cấp độ của từng sự kiện, xứng tấm với vị trí Thủ đô Hà Nội - Trung tâm văn hóa lớn của đất nước. Công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan có sự tham gia, vào cuộc, đồng hành của các họa sĩ, sinh viên, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... đã góp phần nâng cao hiệu quả làm đẹp cảnh quan, mỹ quan Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bài 2: Những sự kiện ghi dấu ấn trong lòng công chúng
Khởi sắc trong công tác trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan trên địa bàn Thành phố (ảnh: Cao Tiến)

3. Xã hội hóa trong công tác tổ chức các hoạt động, sự kiện - điểm sáng nổi bật của ngành Văn hóa và Thể thao Thủ đô

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng trên phạm vi toàn thế iới, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm, sáng tạo, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp, vận động nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia đầu tư, chung tay, góp góp sức tổ chức thành công nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao trên địa bàn Thành phố, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Một số hoạt động xã hội hóa nổi bật: Các chương trình nghệ thuật Coutdown Chào mừng năm mới; Giải chạy VP Bank Hanoi Marathon ASEAN 2020; hầu hết các hoạt động, sự kiện tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm; Giải bơi chải thuyền rồng thành phố Hà Nội mở rộng năm 2020; công tác tu bổ, tôn tạo di tích (45 di tích được tu bổ bằng 100% nguồn xã hội hóa)...

4. Chuỗi các hoạt động tuyên truyền, thực hiện 02 Quy tắc ứng xử trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền, thực hiện 02 Quy tắc ứng xử trên địa bàn Thành phố, năm 2020, Sở Văn hóa và Thể thao đã triển khai tổ chức đa dạng các hoạt động tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, trọng tâm là triển khai thực hiện 02 Quy tắc ứng xử như: Thi trực tuyến tuyên truyền Quy tắc ứng xử trong cơ quan với sự tham gia của trên 12 vạn cán bộ, công chức Thành phố; Tọa đàm trực tuyến tới 30 quận huyện về nâng cao chất lượng văn hóa cơ sở, Chung khảo hội thi Cán bộ phong trào giỏi Thành phố năm 2020.

5. Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ IV - 2020

Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ IV - 2020 diễn ra từ ngày 26/9 đến ngày 03/10/2020 với sự tham gia của 13 đơn vị nghệ thuật Thủ đô và một số tỉnh, thành. Ngoài các đơn vị nghệ thuật đóng trên địa bàn Thủ đô như: Nhà hát Kịch Hà Nội, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Cải lương Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ...

Liên hoan còn có sự tham gia của nhiều đơn vị ở các địa phương khác như: Hội Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh, Hội Sân khấu tỉnh Bạc Liêu, Nhà hát Chèo Bắc Giang... Theo đánh giá của Hội đồng giám khảo, Liên hoan sân khấu Thủ đô lần thứ IV-2020 đã có sức lan tỏa và thu hút được nhiều tác phẩm phản ánh chân thực, hấp dẫn cuộc sống, cuộc đấu tranh của người Hà Nội xưa và nay. Nhiều kịch bản cũ được dàn dựng với tư duy mới, nhiều đạo diễn, diễn viên trẻ tiềm năng xuất hiện.

6. Cuộc vận động sáng tạo văn học nghệ thuật kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

Nhằm đẩy mạnh phong trào sáng tạo văn học nghệ thuật, tuyển chọn các tác phẩm có giá trị sâu sắc về nội dung, tư tưởng nghệ thuật đóng góp cho nền văn học nghệ thuật đất nước và năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động trong tâm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội. Cuộc vận động đã tiếp nhận 317 tác phẩm gửi về dự thi, Hội đồng nghệ thuật vòng Sơ khảo đã tổ chức thẩm định và chọn ra 68 tác phẩm xuất sắc tham dự vòng Chung khảo gồm: 42 tác phẩm thuộc lĩnh vuc nghệ thuật chuyện nghiệp; 26 tác phẩm tác phẩm thuộc lĩnh vực nghệ thuật không chuyên.

Bài 2: Những sự kiện ghi dấu ấn trong lòng công chúng
1010 năm Thăng Long - Hà Nội (ảnh minh họa: Cao Tiến)

Các tác phẩm đã kế thừa và phát huy giá trị truyền thống của Thăng Long - Hà Nội; khơi dậy, phát huy lòng tự hào, tinh thần Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước; giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng trong nhân dân; thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với các thế hệ cha ông đã có công dựng nước và giữ nước.

7. Đổi mới, sáng tạo tổ chức hoạt động tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần nỗ lực, sáng tạo, tìm những ý tưởng mới, hướng đi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao đã có nhiều đổi mới, sáng tạo và đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó, Di tích Nhà tù Hỏa Lò là một điển hình tiêu biểu.

Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã không ngừng tìm những ý tưởng mới, hướng đi mới để thu hút, kích cầu khách nội địa bằng chính khả năng, nội lực đang có: Tổ chức thành công khai mạc 04 Trưng bày chuyên đề, 02 triển lãm và 02 trưng bày lưu động. Đặc biệt đã đưa không gian trải nghiệm vào trong các trưng bày tại di tích, nổi bật là Chương trình tham quan trải nghiệm“Đêm thiêng liêng - Sáng ngời tinh thần Việt" và “Đêm thiêng liêng - Sống như những đóa hoa". Chương trình có giá trị to lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho mọi tầng lớp nhân dân.

8. Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng chào mừng Năm Chủ tịch ASEAN

Chương trình được tổ chức nhằm hưởng ứng kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN, 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và đặc biệt là năm 2020 Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN. Chương trình 12 quốc gia tham dự, bao gồm 10 quốc gia ASEAN và 2 quốc gia ngoài ASEAN (Nga, Ấn Độ), trong đó có 9 quốc gia trình diễn các tiết mục nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa của từng quốc gia.

Sự kiện “Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng" thực sự trở thành ngày hội văn hóa quốc tế, góp phần tạo không gian văn hóa đa dạng, hấp dẫn để các thành viên ASEAN cùng các nước đối tác tham dự quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch độc đáo, đậm đà bản sắc truyền thống tới nhân dân mỗi nước. Đồng thời là nhịp cầu nối quan trọng để nâng cao hiểu biết về văn hóa, đất nước và con người; thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị, thúc đầy mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Chính phủ và nhân dân các nước trong khối ASEAN, cũng như với các đối tác liên quan trong khu vực và thế giới.

9. Khởi động cùng SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11

Theo Đề án tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đại hội Thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31 - sẽ diễn ra từ ngày 21/11 đến đầu tháng 12/2021 tại Hà Nội và 10 tỉnh, thành lân cận. Sau đó, Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para Games) 11 được tổ chức trong tháng 12/2021 tại thủ đô Hà Nội.

Bài 2: Những sự kiện ghi dấu ấn trong lòng công chúng
Chương trình nghệ thuật “Khởi động cùng SEA Games 31" (ảnh: Ngọc Tú)

Để đánh dấu thời điểm một năm trước khi diễn ra lễ khai mạc SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11, ngày 21/11, tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND thành phố Hà Nội tô chức chương trình “Khởi động cùng SEA Games 31". Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền, giới thiệu đến nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng cai tổ chức các sự kiện này.

10. Giải chạy đêm đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội

VP Bank Hanoi Marathon ASEAN 2020 - Giải chạy thu hút gần 6.000 người trực tiếp tham gia chạy thực tế tại Hà Nội và hàng ngàn vận động viên (VĐV) tham gia chạy tại các điểm cầu trong cả nước, trong khu vực ASEAN và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Các VĐV tranh tài ở 4 cự ly: 42km, 21km, 10km và 5km. Hàng ngàn VĐV của VPBank Hanoi Marathon ASEAN 2020 từ khắp các châu lục cùng kết nối bước chân, được truyền hình trực tiếp trên các kênh, mạng xã hội đã truyền đi thông điệp sống động về một “Việt Nam - điểm đến an toàn" điều có ý nghĩa quan trọng đối với hình ảnh quốc gia, đặc biệt với ngành du lịch trong bối cảnh khó khăn của đại dịch. Đây là sự kiện chính thức của Năm chủ tịch ASEAN 2020, là giải chạy đêm đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội.

11. Lần đầu tiên vận động viên môn Bắn cung Hà Nội và Việt Nam chính thức giành quyền tham dự Olympic

Cung thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt là một trong những cái tên nổi bật của thể thao Việt Nam đã giành vé trực tiếp tham dự Olympic 2020. Đây là Lần đầu tiên vận động viên môn Bắn cung Hà Nội và Việt Nam chính thức giành quyền tham dự Olympic.

Bảo Thoa

Bài 3: Tăng tốc hoàn thiện các hạng mục văn hóa, thể thao trọng điểm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động