Multimedia
28/07/2024 16:08
Bài 2: Chuyện những đảng viên tiên phong

28/07/2024 16:08

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm lấy gương người tốt việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân. Người cho rằng, người tốt việc tốt ở đâu cũng có, ngành nghề nào, giới tính nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có. Nhưng để hội tụ đủ đầy tư tưởng, đạo đức, phong cách để làm một tấm gương sáng cho mọi người noi theo là chuyện không phải ai cũng làm được. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, tại quận Tây Hồ đã xuất hiện không ít đảng viên tiên phong, đi đầu trong các hoạt động. Hơn hết, chính những đảng viên “miệng nói, tay làm” đã trực tiếp vun bồi lòng tin của nhân dân với Đảng, chính quyền, từng bước tháo gỡ khó khăn, đưa quận Tây Hồ ngày một phát triển.
Bài 2: Chuyện những đảng viên tiên phong

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm lấy gương người tốt, việc tốt để tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo quần chúng nhân dân. Người cho rằng, người tốt, việc tốt ở đâu cũng có, ngành nghề nào, giới tính nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có. Nhưng để hội tụ đủ đầy tư tưởng, đạo đức, phong cách để làm một tấm gương sáng cho mọi người noi theo là chuyện không phải ai cũng làm được. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, tại quận Tây Hồ đã xuất hiện không ít đảng viên tiên phong, đi đầu trong các hoạt động. Hơn hết, chính những đảng viên “miệng nói, tay làm” đã trực tiếp vun bồi lòng tin của nhân dân với Đảng, chính quyền, từng bước tháo gỡ khó khăn, đưa quận Tây Hồ ngày một phát triển.

Bài 2: Chuyện những đảng viên tiên phong

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc “nêu gương” của cán bộ, đảng viên. Theo Người, sở dĩ cần phải “nêu gương” là do đặc thù của nền văn hóa, đạo đức phương Đông luôn coi trọng tình cảm, luôn lấy cái tốt đẹp của người khác để làm tấm gương soi mình. Người viết: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh sáng ngày 12/6/2021 với chủ đề “Ra sức học tập, nỗ lực phấn đấu và rèn luyện, không ngừng làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đến việc “nêu gương” của mỗi cán bộ, đảng viên. Đồng chí chỉ rõ, “nêu gương là thực hiện đồng thời, gắn kết việc học tập với làm theo Bác và nêu gương. Phát huy hiệu quả mối quan hệ giữa ba nhiệm vụ này, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm tiền phong, gương mẫu với nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, mà trước hết là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng”. Đây là sự cụ thể hóa thêm quan điểm của Đảng ta tại Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và quan điểm của Đại hội XIII về trách nhiệm “nêu gương” của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.

Bài 2: Chuyện những đảng viên tiên phong

Trong bài phát biểu, đồng chí Tổng Bí thư cũng chỉ rõ cách thức nêu gương của cán bộ, đảng viên. Đó là: Người có chức vụ càng cao, cương vị càng lớn càng phải gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác để quần chúng, nhân dân noi theo; phải thể hiện được tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hết lòng vì nước, vì dân; có phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, sâu sát thực tiễn, thật sự là hạt nhân đoàn kết, quy tụ, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể, theo tinh thần Bác đã dạy: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Trên tinh thần học tập theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi năm trên địa bàn quận Tây Hồ đã có hàng trăm tấm gương sáng “Người tốt, việc tốt” được công nhận. Tính riêng phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” giai đoạn 1996 - 2022 trên địa bàn quận Tây Hồ đã ghi nhận hàng nghìn gương người tốt, việc tốt được các cấp chính quyền cơ sở khen thưởng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận đã tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp quận cho hơn 2.900 cá nhân tiêu biểu, trong đó có 65 cá nhân được Chủ tịch thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cấp Thành phố. Đặc biệt, trong giai đoạn giai đoạn 1996 – 2022, quận Tây Hồ vinh dự có 3 cá nhân được vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú.

Bài 2: Chuyện những đảng viên tiên phong

Ở thời điểm hiện tại, trên địa bàn quận Tây Hồ có nhiều tấm gương đảng viên “miệng nói, tay làm”, được nhân dân quý mến. Trường hợp Đại tá Phùng Bá Đam, nguyên Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin quận Tây Hồ là ví dụ. Đại tá Phùng Bá Đam, sinh năm 1948, ông nhập ngũ khi tình cờ nghe được lệnh hưởng ứng lệnh Tổng động viên của quân đội chi viện cho miền Nam khi đang là cán bộ Ngân hàng tỉnh Hà Tây (cũ). Ông xin vào quân đội năm 1967, cùng Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 tham gia hàng loạt chiến dịch lớn, tại các chiến trường ác liệt nhất. Năm 1978 ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm chính trị Trường Hậu cần quân khu, Trưởng ban cán bộ Cục Hậu cần quân khu 2. Năm 1993, ông làm trợ lí cán bộ Học viện Quân y, Phó Chủ nhiệm chính trị hậu cần Viện 103 Học viện Quân y. Nhiều năm công tác ở nhiều cương vị khác nhau, ông được phong hàm Đại tá vào năm 1999. Ông cũng từng là giáo viên và Chủ nhiệm Khối đào tạo cán bộ chính trị cấp chiến thuật chiến dịch tại Học viện chính trị - quân sự cho đến khi nghỉ hưu.

Xuất thân từ một chiến sĩ có mặt trên khắp các chiến trường, cũng là nạn nhân của chất độc hóa học, ông hiểu hơn ai hết, mặc dù chiến tranh đã lùi xa, song hậu quả của chất độc hóa học đối với môi trường và con người vẫn chưa đi vào dĩ vãng. Chính vì vậy, vào năm 2011 khi Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin quận Tây Hồ được thành lập, ông đã nhận lời tham gia Hội. Ngày ấy, với cương vị Phó Chủ tịch, ông đã nghĩ, nếu có thể đem công sức giúp đỡ được mọi người thì nhất định sẽ không từ chối trước bất cứ khó khăn gì. Ông nắm rõ hoàn cảnh của hội viên, ai bị phơi nhiễm, ai có con bị ảnh hưởng do chất độc da cam/dioxin gây ra để thường xuyên thăm hỏi, vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, giúp đỡ.

Sau này, khi giữ cương vị Chủ tịch hội, ông cùng Ban Chấp hành hội xây dựng, kiện toàn Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin của 8 phường thuộc quận Tây Hồ. Ông đề xuất với chính quyền về việc xây dựng quỹ xã hội hóa vì nạn nhân da cam. Từ đó, ông cùng các cấp hội vận động doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân hảo tâm, cùng các hộ trong quận chung tay xây dựng quỹ. Ông còn kết nối với nhiều nhà trường, đưa các em học sinh đến thăm, tặng quà các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay những tấm gương nạn nhân da cam vượt khó, vươn lên như một cách giáo dục truyền thống, tình yêu thương, đồng cảm cho thế hệ trẻ... Cùng với đó, ông cùng Ban Chấp hành Hội làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân để tham gia cùng Chính phủ, Hội Nạn nhân rất độc da cam Việt Nam, đấu tranh với Chính phủ Mỹ đòi công lý cho các nạn nhân.

Bài 2: Chuyện những đảng viên tiên phong
Bài 2: Chuyện những đảng viên tiên phong

Không chỉ riêng gương Đại tá Phùng Bá Đam, trên địa bàn quận Tây Hồ còn không ít những gương sáng trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chẳng hạn, đến Tổ dân phố số 10 phường Phú Thượng, nhắc đến ông Mai Văn Liên (sinh năm 1950) chẳng mấy ai không biết. Ông Liên là một trong những nhân tố tích cực tham gia công tác hòa giải cơ sở suốt hơn 30 năm nay.

Theo lời ông Mai Văn Liên, giữ vững đoàn kết ở tổ dân phố là một điều vô cùng quan trọng; cuộc sống ổn định, bình yên thì đời sống tinh thần cũng như kinh tế - xã hội mới được phát triển tốt. Muốn đạt được điều đó công tác hòa giải cơ sở đóng vai trò rất quan trọng. Ông luôn tâm niệm, hoạt động hòa giải ở cơ sở chính là cầu nối gắn tình đoàn kết, gắn “tình làng nghĩa xóm”, “tối lửa tắt đèn có nhau” trong cộng đồng dân cư. Để hòa giải thành công, người hòa giải viên phải biết phân tích, nhìn nhận và linh động xử lý từng vụ việc theo từng hoàn cảnh cụ thể, nắm được câu chuyện, tâm tư nguyện vọng của từng bên. Đồng thời cũng phải nắm được nguồn cơn, nguyên nhân của mỗi mâu thuẫn… Theo ông Mai Văn Liên, yếu tố cần có của người hòa giải viên đó là uy tín. Bởi có uy tín thì nói người dân mới nghe. “Khi tôi ra đường, nhìn thấy tôi từ xa bà con đã chào. Điều đó chứng tỏ mình có uy tín trong nhân dân”, ông Liên nhấn mạnh.

Bài 2: Chuyện những đảng viên tiên phong

Tương tự, nhắc đến ông Vũ Quyết Tiến bà con nhân dân phường Yên Phụ ai ai cũng tỏ lòng yêu quý và kính trọng người trưởng ban bảo vệ dân phố gương mẫu, tận tụy, hết lòng vì công việc chung. Ông Vũ Quyết Tiến sinh năm 1952 trước là cán bộ Công an quận Ba Đình đã nghỉ hưu. Với tinh thần trách nhiệm cao của người Đảng viên và sự tín nhiệm của Chi bộ, ông đã trải qua nhiều vị trí công việc khi thì là Phó Bí thư chi bộ kiêm tổ trưởng tổ dân phố, khi thì làm Bí thư chi bộ kiêm Trưởng Ban công tác mặt trận của tổ dân phố, Trưởng ban Bảo vệ phường Yên Phụ.

Dù ở vị trí công việc nào ông cũng đều gương mẫu, chăm chỉ, nhiệt tình trách nhiệm. Hiện ông được bầu làm trưởng ban bảo vệ dân phố của phường Yên Phụ. Với phương châm “ Mình làm tốt, nói dân mới tin”, ông thường xuyên bám sát địa bàn, đến từng hộ gia đình để tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cấp trên. Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Nhất là việc vận động nhân dân trên địa bàn dân cư tham gia xây dựng Tổ dân phố văn hóa góp phần xây dựng phường văn hóa.

Với những hành động thực tiễn “miệng nói, tay làm”, ông năng nổ vận động nhân dân tổng vệ sinh đường ngõ luôn xanh - sạch - đẹp. Ngoài vệ sinh hàng ngày, sáng thứ Bảy nào, ông cũng nhiệt tình hăng say tham gia dọn vệ sinh, thu gom rác. Trực tiếp cùng với y tế cộng đồng đến từng gia đình tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Ngoài thời gian làm việc gia đình, ông luôn trăn trở, suy nghĩ làm gì để giúp cho người dân trên địa bàn có đời sống vất chất, tinh thần ngày càng nâng lên. Sau khi nắm tình hình điều kiện kinh tế thực tế trên địa bàn, ông đã tự mình xây dựng kế hoạch trọng tâm, trọng điểm một cách cụ thể, rồi triệu tập cuộc họp bàn thống nhất mục tiêu, giải pháp, xác định những vấn đề trước mắt và lâu dài, qua đó tạo được sự đồng thuận nhất trí cao trong cán bộ.

Bài 2: Chuyện những đảng viên tiên phong

Tại các buổi sinh hoạt Chi bộ và nhân dân trong tổ dân phố, ông luôn tôn trọng vấn đề phát huy dân chủ, gợi mở những vấn đề cốt lõi đảng viên cũng như quần chúng nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý kiến, bày tỏ tâm tư nguyện vọng chính đáng của mình. Bản thân ông cùng với cán bộ, đảng viên của Tổ dân phố, cũng như các tổ chức chính trị xã hội của tổ “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động nhân dân hưởng ứng các phong trào do phường phát động.

Là người trưởng ban luôn trăn trở với nỗi vất vả của người dân, ông đặc biệt quan tâm đến các đối tượng chính sách trong tổ dân phố để giúp đỡ họ được hưởng các chế độ một cách thuận lợi nhất. Không chỉ tận tình hướng dẫn các đối tượng làm các thủ tục hưởng các chế độ, chính sách, ông còn tranh thủ thời gian thăm hỏi khi họ ốm đau và gia đình có những vướng mắc, khó khăn. Do vậy ông luôn thấu hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các gia đình chính sách để tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền địa phương được sâu sát hơn. Nhờ sự tận tâm khéo léo trong công tác dân vận của mình, ông được bà con nhân dân khu phố xem như người thân ruột thịt, bởi thế, ở khu dân cư hễ nhà ai có vấn đề gì là đều bày tỏ với trưởng ban để cùng tháo gỡ những khó khăn.

Đó là với những cá nhân đang từng ngày, từng giờ thầm lặng học Bác, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, trên địa bàn quận Tây Hồ, ở cơ sở Đảng cũng có không ít điểm sáng tiêu biểu, từ đó phát huy tinh thần “miệng nói, tay làm” sẵn sàng dấn thân, không nề hà việc khó. Đảng ủy phường Quảng An là ví dụ. Theo tìm hiểu, để việc học Bác đi vào nền nếp, Đảng ủy phường chỉ đạo các chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo Bác với cách làm bài bản, trong đó có định hướng nội dung sinh hoạt chuyên đề, chỉ đạo chi bộ làm điểm, sau đó, các chi bộ khác học tập, rút kinh nghiệm để tổ chức. Nội dung sinh hoạt chuyên đề gắn với yêu cầu nhiệm vụ của từng chi bộ như: các chi bộ tổ dân phố thì sinh hoạt chuyên đề về xây dựng tổ dân phố “Sáng - Xanh- Sạch đẹp”; các chi bộ trường học sinh hoạt chuyên đề gắn với thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, xây dựng trường học xanh, sạch đẹp, xây dựng Trường học hạnh phúc…

Từ năm 2022 đến nay, khi Đảng bộ quận Tây Hồ đã chỉ đạo việc học tập và làm theo Bác gắn với việc phát huy tinh thần trách nhiệm, nêu gương của cán bộ, đảng viên thông qua việc đăng ký đảm nhận việc mới, việc khó thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của từng đồng chí, Đảng ủy phường đã chỉ đạo các đồng chí lãnh đạo chủ chốt phường đăng ký và phê duyệt nội dung đăng ký đảm nhận nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền.

Bài 2: Chuyện những đảng viên tiên phong

Theo đó, trong năm 2023 Đảng ủy phường đã phê duyệt với 44 nội dung của 21 đồng chí, năm 2024 với 54 nội dung của 21 đồng chí. Chính nhờ việc các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đăng ký việc mới, việc khó, năm 2023, Đảng ủy phường đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao trong đó đã xử lý dứt điểm vi phạm, thu hồi hơn 2.000m2 đất công tại khu vực Sen Đầm Trị; giải phóng mặt bằng đối với 5 trường hợp tại Ao Thủy Sứ dưới, 5 trường hợp giải phóng mặt bằng dự án cải tạo mở rộng đường Xuân Diệu; xây dựng được ngõ Văn minh đô thị tại Tổ dân phố số 2 và tuyến phố Văn minh thương mại, an toàn thực phẩm và thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực Phủ Tây Hồ…

Rõ ràng, bằng nhiều hình thức triển khai đa dạng, phong phú và những việc làm cụ thể, thiết thực, phong trào học và làm theo Bác trên địa bàn quận Tây Hồ ngày càng lan tỏa sâu rộng và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Tuy mỗi phường, mỗi cá nhân có cách làm khác nhau nhưng đều là những biểu hiện sinh động của việc thi đua học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống thi đua ái quốc mà Bác đã dặn dò. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trong học và làm theo Bác được các cấp biểu dương, khen thưởng. Ðây chính là những tấm gương sáng để chúng ta noi theo, cùng có những hành động, việc làm thiết thực góp phần đưa phong trào học và làm theo Bác tiếp tục sâu rộng.

Bài 2: Chuyện những đảng viên tiên phong

Nội dung: Nguyễn Hoa - Đinh Luyện

Thiết kế: P.Thắng