Để hoàn thành mục tiêu nước sạch nông thôn

Bài 1: Vẫn còn nhiều trở ngại

(LĐTĐ) Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội đặt mục tiêu, phấn đấu đến hết năm 2020, khu vực nông thôn sẽ đạt 100% số hộ dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, qua đợt giám sát mới đây của Ban Đô thị HĐND Thành phố về vấn đề này cho thấy, tiến độ thực hiện các dự án nước sạch nông thôn vẫn còn nhiều trở ngại, cần có các giải pháp tích cực mới hoàn thành mục tiêu đề ra.
bai 1 van con nhieu tro ngai Đảm bảo số lượng và chất lượng nước sạch cho người dân
bai 1 van con nhieu tro ngai Tăng mức tín dụng cho công trình nước sạch nông thôn lên 10 triệu đồng

Ngay sau khi Nghị quyết của HĐND Thành phố được ban hành, UBND Thành phố đã tích cực triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể để sớm hoàn thành mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, với những gì đã ghi nhận được qua hoạt động giám sát của HĐND Thành phố cho thấy, vẫn còn nhiều địa bàn gặp khó khăn, trở ngại trong thực hiện nhiệm vụ này.

Nhiều địa bàn “khát” nước sạch

Mặc dù xã Đông Dư (huyện Gia Lâm) đã được đầu tư hệ thống nước sạch phục vụ nhân dân từ năm 2015, tuy nhiên hơn 200 hộ dân thuộc thôn 7 đến nay vẫn “khát” nước sạch. Các hộ vẫn đang phải sử dụng nguồn nước giếng khoan bị nhiễm mangan và đá vôi rất nặng. “Khu vực Bát Tràng ngay cạnh thôn chúng tôi đã có nước sạch từ lâu. Ở ngay xóm bên UBND xã cũng đã có nước sạch mấy năm nay, nhưng chúng tôi ở bên này (ngoài đê - PV) vẫn phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

bai 1 van con nhieu tro ngai
Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội giám sát tại trạm nước sạch trên địa bàn huyện Đan Phượng.

Để sử dụng được, chúng tôi phải đầu tư hệ thống lọc, từ lọc đầu nguồn đến hệ thống lọc lấy nước sinh hoạt, dù thế chất lượng nước cũng không được đảm bảo, nước vẫn có cặn và mùi rất khó chịu. Dân chúng tôi đang mong ngóng nước sạch từng ngày”, ông Nguyễn Văn Vượng chia sẻ.

Cũng giống như thôn 7 (xã Đông Dư), trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện vẫn còn nhiều địa bàn “trắng” nước sạch. Ông Trương Văn Học, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, huyện có 2 thị trấn, 20 xã với tổng số dân khoảng hơn 270 nghìn người. Đến nay, 18/22 xã, thị trấn đã được cấp nước sạch, chiếm hơn 70,1%. Chủ yếu nước được cấp là từ các trạm cấp nước cục bộ. Cụ thể, có 5 công trình tập trung từ nguồn vốn mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134, 135... trong đó 2 công trình hoạt động ổn định, 3 công trình đang triển khai. 4 xã gồm Lệ Chi, Kim Sơn, Văn Đức, Trung Mầu vẫn “trắng” nước sạch.

Trong khi, một số xã mặc dù được tiếng là dùng nước sạch, nhưng tiến độ dự án chậm, hiện mới chỉ có một phần nhỏ hộ dân trong xã được dùng nước sạch như: Xã Ninh Hiệp 1.300/4.100 hộ (đạt khoảng 32%); xã Kim Lan cũng mới chỉ đạt 483 hộ/1.543 hộ (chiếm 31,3%); xã Đông Dư vẫn còn toàn bộ khu vực thôn 7 với hơn 200 hộ dân chưa được sử dụng nước sạch…

Tại nhiều huyện ngoại thành khác tình trạng thiếu nước sạch kéo dài và chưa có phương án khắc phục khả thi. Một số trạm xử lý và cấp nước sạch được xây dựng nhưng công suất rất nhỏ và chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn. Tại huyện Đông Anh, nhiều xã có tỷ lệ hộ chăn nuôi cao nhưng cũng chưa có hệ thống nước sạch, người dân vẫn phải sử dụng nước giếng khoan rất ô nhiễm.

Hay như ở vùng ngập lụt thường xuyên như Chương Mỹ, người dân cũng không có nước sạch để sử dụng. Bà con vẫn phải sử dụng nước giếng khoan, nước giếng khơi… Tương tự, huyện Mê Linh có 16 xã và 2 thị trấn với hơn 53 nghìn hộ dân, nhưng hiện nay, huyện này mới chỉ có khoảng hơn 6 nghìn hộ được cấp nước sạch.

Ngay cả ở 2 thị trấn Quang Minh và Chi Đông, vẫn còn khoảng 905 hộ chưa được sử dụng nước sạch. Với 16 xã còn lại, mới có 805 hộ trong tổng số hơn 47 nghìn hộ được cấp nước sạch. Nói là nước sạch, nhưng nguồn nước được lấy từ Trạm cấp nước sạch xã Thanh Lâm, đã xây dựng từ những năm cuối của thế kỷ XII. Trạm cấp nước này vẫn hoạt động được, nhưng tình hình hoạt động, bảng biểu chi tiết các thông số liên quan đến vận hành, chất lượng nước không được đảm bảo thường xuyên.

Dường như, việc “khát” nước sạch là tình hình chung ở ngoại thành Hà Nội. Đơn cử, thời gian gần đây, người dân của 3 toà chung cư thuộc khu đô thị Tân Tây Đô, nằm trên địa bàn xã Tân Lập (Đan Phượng) phải căng băng rôn kêu cứu vì không có nước sạch. Theo lãnh đạo huyện Đan Phượng, do đầu tư trạm cấp nước trên địa bàn chậm tiến độ nên chủ đầu tư cấp I tự triển khai một trạm cấp nước cho khu đô thị. Xây dựng xong, chủ đầu tư lại giao cho một đơn vị khác vận hành, dẫn đến tình trạng nước bị ô nhiễm, hàm lượng asen, amoni cao... không sử dụng được.

Ngay cả người dân xã Tân Lập, hiện đang sử dụng nước từ Nhà máy cung cấp nước sạch xã Tân Lập của Công ty TNHH Long Long cũng muốn chuyển đổi sang nước sạch sông Đà vì lo chất lượng nước được xử lý từ nước ngầm. Theo báo cáo, trên địa bàn huyện Đan Phượng, mới chỉ có gần 12 nghìn hộ dân được cấp nước sạch, trong khi, các dự án về nước sạch trên địa bàn huyện này vẫn đang có nhiều trở ngại, nhất là dự án trọng điểm Nhà máy nước mặt sông Hồng.

Nhiều dự án không hiệu quả

Ngay sau khi Nghị quyết của HĐND Thành phố được ban hành, UBND Thành phố đã tích cực kêu gọi xã hội hóa đầu tư phát triển nguồn nước sạch, mạng lưới đường ống cấp nước, thống nhất về một đầu mối quản lý là Sở Xây dựng; đồng thời điều chỉnh chất lượng nước, đưa về một chỉ tiêu là nước sạch đô thị… UBND Thành phố đã chấp thuận cho 23 nhà đầu tư triển khai 34 dự án cấp nước sạch, nếu hoàn thành sẽ góp phần phủ kín 94% khu vực nông thôn.

Theo kết quả giám sát của Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội, tại các quận, huyện, thị xã hiện có 11 dự án phát triển nguồn nước sạch mới được đầu tư xây dựng. Đến nay đã có 1 dự án hoàn thành đưa vào khai thác vận hành đầu năm 2018; 3 dự án theo kế hoạch đến tháng 12/2018 hoàn thành và đưa vào khai thác vận hành; 7 dự án được phê duyệt tiến độ hoàn thành trong giai đoạn 2019-2020 (có 2 dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch).

Về phát triển dự án mạng lưới cấp nước sạch, trong số 23 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư, đến nay mới có 14 dự án hoàn thành, đáp ứng khả năng đấu nối cung cấp nước cho khoảng 52% người dân ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có 119 dự án trạm cấp nước sạch nông thôn được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2017.

Cũng theo kết quả giám sát, đến tháng 6/2018, mới có 87 trạm đang hoạt động với tổng công suất khoảng 70.000m3/ngày đêm, cấp nước ổn định cho khoảng 100.000 hộ dân (chiếm khoảng 10% số dân sử dụng nước sạch trên toàn thành phố); 32 trạm cấp nước không hoạt động do công trình đầu tư dở dang không đủ điều kiện đưa vào hoạt động hoặc đã đưa vào hoạt động nhưng đến nay xuống cấp dừng hoạt động.

Giám sát của Ban Đô thị HĐND Thành phố cho thấy, nhiều dự án triển khai chậm, nguyên nhân là do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng; nhà đầu tư không đủ năng lực; việc bàn giao công trình Nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp tiếp quản còn chậm. Như tại huyện Chương Mỹ mới có hơn 17.000 hộ được sử dụng nước sạch. Hiện tại, đường ống cấp nước đấu nối mới phủ kín 19/32 xã, thị trấn; 13 xã còn lại đang chờ dự án nước sạch tại thị trấn Xuân Mai. Tuy nhiên, theo kế hoạch, dự án phải hoàn thành vào năm 2017, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai hạng mục nào.

Bên cạnh đó, còn có yếu tố nữa là khi đầu tư xong các hạng mục, nhưng người dân dùng ít, nên chủ đầu tư triển khai cầm chừng, chờ chính sách. Cụ thể, xã Minh Tân (huyện Phú Xuyên) được Công ty Cổ phần Nước sạch Hà Nam triển khai xong 100% đường ống, nhưng đến nay chỉ có 120 hộ dân dùng nước; các xã, thị trấn: Đông Quang, Tản Lĩnh, Tây Đằng (huyện Ba Vì) được Công ty Cổ phần Cấp nước Sơn Tây đầu tư bao phủ mạng lưới, các hộ dân đã lắp đặt đồng hồ nhưng sử dụng nước sạch rất ít, có hộ chỉ dùng 1 đến 2 khối nước/tháng.

Theo ý kiến của nhiều thành viên Ban Đô thị HĐND Thành phố, ngoài khó khăn triển khai mở rộng mạng lưới, người dân cũng ít dùng nước sạch khi có mạng lưới hoàn chỉnh, dẫn đến càng khó khăn đối với các nhà đầu tư trong việc duy trì vận hành. Đơn cử như: Dự án Trạm cấp nước xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm) quy mô công suất cấp nước cho 3.960 hộ dân, nhưng đến tháng 6-2018 mới có 1.650 hộ đấu nối sử dụng nước; Dự án cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Quốc Oai hoàn thành và cấp cho 8 xã, sau gần một năm mới có 5.500/15.500 hộ đấu nối sử dụng nước...

Nguyễn Công

Bài cuối: Giải pháp nào để hoàn thành mục tiêu?

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Huyện Thạch Thất phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Tin khác

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

(LĐTĐ) Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

(LĐTĐ) Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho các trường hợp công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

Khởi công dự án cấp nước khu vực phía Nam thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình

(LĐTĐ) Chiều 18/4, tại xã Mông Hóa, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Nước sạch Hòa Bình - Xuân Mai (đơn vị thành viên của Công ty cổ phần nước AquaOne) tổ chức Lễ khởi công giai đoạn 1 Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai - Hòa Bình.
Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

Hà Nội giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn đạt 99,7%

(LĐTĐ) Việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đã được Thành phố chỉ đạo đổi mới; việc giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn và trước hạn của Thành phố đạt tỷ lệ cao, chiếm 99,7%.
Xem thêm
Phiên bản di động