Multimedia
29/07/2023 18:46
Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm

29/07/2023 18:46

Là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hướng đến phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Công nghiệp văn hóa đang trở thành chủ đề chính trong các cuộc hội thảo, diễn đàn được nhiều chuyên gia quan tâm nghiên cứu. Song, thay vì chỉ khơi tiềm năng, hoặc “ngợi ca”, đến lúc chúng ta cần có góc nhìn thực tế, đó là làm thế nào để công nghiệp văn hóa mang lại giá trị kinh tế, đóng góp xứng đáng vào GRDP của Thành phố? Cách triển khai ra sao để phát triển công nghiệp văn hóa trên nền di sản thu hút sự tham gia của các tập đoàn kinh tế tư nhân mới là vấn đề thời sự, đáng quan tâm.
Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm

LTS: Là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hướng đến phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Công nghiệp văn hóa đang trở thành chủ đề chính trong các cuộc hội thảo, diễn đàn được nhiều chuyên gia quan tâm nghiên cứu. Song, thay vì chỉ khơi tiềm năng, hoặc “ngợi ca”, đến lúc chúng ta cần có góc nhìn thực tế, đó là làm thế nào để công nghiệp văn hóa mang lại giá trị kinh tế, đóng góp xứng đáng vào GRDP của Thành phố? Cách triển khai ra sao để phát triển công nghiệp văn hóa trên nền di sản thu hút sự tham gia của các tập đoàn kinh tế tư nhân mới là vấn đề thời sự, đáng quan tâm.

Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm
Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và ngày càng nhanh chóng như hiện nay, phát triển công nghiệp văn hóa luôn gắn liền với khái niệm kinh tế. Phát triển công nghiệp văn hóa để khai thác tối đa tiềm năng, giá trị gia tăng vào cơ cấu GRDP của quốc gia, địa phương. Do đó, chúng ta không nên “nhất thể hóa” các loại hình di sản vào một “khung” nhằm đưa ra “khái niệm” tiềm năng để khai thác một cách trừu tượng. Thay vào đó, theo một số chuyên gia, việc đầu tiên cần xác định vùng di sản, chuỗi di tích để quy hoạch bài bản, sau đó tiến hành đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm

Hà Nội được coi là “miền đất hứa”, thị trường lý tưởng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Thế mạnh của Hà Nội để phát triển công nghiệp văn hóa chính là “vốn” di sản vừa giàu có, vừa đa dạng. Nếu như trước đây, các di tích của Hà Nội chủ yếu tồn tại như một lẽ tất nhiên của Thủ đô và còn chật vật với công tác bảo tồn, gìn giữ, thì nay nhiều di sản đã đóng góp vào GRDP của Thành phố nhờ phát huy giá trị “công nghiệp” của mình.

Thống kê cho hay, Thủ đô có 5.922 di tích lịch sử - văn hóa, 1.792 di sản văn hóa phi vật thể; 1.206 lễ hội, có 1.320 làng nghề và hơn 1.500 làng nghề có nghề. Hà Nội cũng là nơi có nhiều thiết chế văn hóa nhất cả nước.

Có thể thấy, Hà Nội có quá nhiều lợi thế để có thể biến những tiềm năng công nghiệp văn hóa trở thành của cải. Các chuyên gia cho rằng, cần một cú hích để công nghiệp văn hóa thực sự có giá trị thúc đẩy sự phát triển, trong đó có mũi nhọn là khai phá những “mỏ vàng” di sản.

Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, từ đầu năm đến nay, các di tích do Sở quản lý đón gần 1,7 triệu lượt khách tham quan, đạt doanh thu gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đây đều là các di tích, điểm đến trọng điểm của Hà Nội, luôn thu hút đông du khách khi đến Hà Nội.

Cụ thể, Đền Ngọc Sơn và các di tích cách mạng kháng chiến thu hút 630 nghìn lượt khách tới tham quan, thu phí đạt gần 17 tỷ đồng. Di tích Nhà tù Hỏa Lò đón gần 295 nghìn khách, thu phí đạt 7 tỷ đồng. Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón trên 773 nghìn lượt khách, doanh thu đạt 21 tỷ đồng. Như vậy, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý đạt doanh thu gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022, vượt thu 25% so với kế hoạch năm 2023.

Điển hình trong phát triển công nghiệp văn hóa trên nền di sản là Di tích Nhà tù Hỏa Lò, tính trung bình mỗi ngày thu hút hơn 2.000 lượt khách tham quan. Tiếp theo là Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đơn vị này đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục tại di tích; phát động các hoạt động của không gian sáng tạo tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; talkshow ứng dụng chất liệu văn hóa trong sáng tạo nghệ thuật; phối hợp cùng một số tổ chức văn hóa Nhật Bản, Đức tổ chức các chương trình văn hóa, giáo dục.

Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm

Về di sản phi vật thể có Nhà hát Múa rối Thăng Long hoạt động tương đối hiệu quả. Một số làng nghề trên khắp các quận, huyện cũng đã phát huy giá trị của di sản phi vật thể, đóng góp cao cho GRDP tại địa phương.

Bên cạnh những di sản hoạt động hiệu quả, thì một số di sản vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng của nó. Ví dụ như Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO ghi danh Hoàng Thành Thăng Long mỗi năm mới chỉ đón vài trăm nghìn khách du lịch. Một số làng nghề thủ công mỹ nghệ vẫn sản xuất sản phẩm theo mẫu cũ, ít được cải tiến, sáng tạo; số lượng làng nghề thu hút du lịch chưa nhiều.

Tất nhiên, với những liệt kê cụ thể về tính hiệu quả hoặc chưa hiệu quả trong việc khai thác những di tích trên thì điều không thể phủ nhận, giá trị thu được từ bán vé cho ngân sách vẫn quá nhỏ bé so với quy mô kinh tế Thủ đô. Nói ngắn gọn, tiền thu được đơn thuần chỉ từ bán vé.

Trong khi, ở một khía cạnh lịch sử hoặc quảng bá, lẽ ra những di tích trên phải được mở cửa miễn phí cho người dân và du khách đến tham quan. Có như vậy, mới có thể quảng bá rộng hơn về văn hóa, lịch sử của đất và người Thăng Long - Hà Nội thông qua di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh.

Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm

Ngay như Công viên Thống Nhất, vì lý do kinh tế, suốt một thời gian dài, chúng ta quây rào sắt để bán vé. Hệ quả, khái niệm công viên với tư cách là khu công cộng cũng không còn, tính giao thoa với cảnh quan xung quanh cũng rất hạn chế mà tiền vé không đủ nuôi bộ máy trông coi, hàng năm ngân sách Thành phố phải hỗ trợ. Nay, công việc này được gỡ rào chắn, những ai đi qua đây không khỏi ngỡ ngàng về vẻ đẹp của công viên, thực sự là nơi sinh hoạt cộng đồng, vãn cảnh của du khách gần xa.

Hiệu quả về xã hội lớn gấp nhiều lần trước đây. Từ ví dụ này có thể thấy, những di sản văn hóa trong nội đô chưa thể là nơi để khai thác công nghiệp văn hóa, chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, tôn tạo để giữ gìn di sản mà cha ông để lại cho muôn đời sau, làm phong phú thêm cho văn hóa dân tộc nói chung, Thủ đô nói riêng.

Vì thế, để đưa Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa vào cuộc sống, cụ thể đóng góp xứng đáng vào GRDP, cực tăng trưởng của ngành Du lịch, điều quan trọng là phải tiến hành phân định các loại hình, công trình di sản văn hóa theo chuỗi không gian để đặt nền móng cho đầu tư. Cụ thể, loại hình nào cho việc bảo tồn; loại hình nào, không gian di tích văn hóa nào vừa để bảo tồn, vừa để đầu tư phát triển mang lại giá trị kinh tế thiết thực.

Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm
Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm

Từ những phân tích dưới góc độ kinh tế như trên, nhìn vào bức tranh phân bổ các tuyến di sản và quy hoạch Thủ đô, theo ý kiến một số chuyên gia, trước mắt Thành phố nên phân bổ thí điểm thành 3 chuỗi di sản văn hóa chính để ưu tiên đầu tư, gồm: Chuỗi di sản văn hóa dọc sông Hồng; Chuỗi văn hóa di sản Hương tích và Chuỗi di sản Sơn Tây - Ba Vì. Nếu thành công sẽ tiếp tục nhân rộng ra các chuỗi khác.

Sông Hồng khởi nguyên cho nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt, kiến tạo nên Thăng Long - Hà Nội hơn 1.000 năm văn hiến. Xuôi theo dòng chảy của sông Hồng chứng kiến các ký ức lịch sử của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo ra dấu ấn trong quá trình phát triển gắn với lịch sử văn hóa. Các di tích lịch sử từ thời tiền sử như dấu tích Sơn Tinh - Thủy Tinh, Hai Bà Trưng, An Dương Vương, Kinh Dương Vương, Chử Đồng Tử; các di sản văn hóa định cư của người Việt vẫn còn lưu giữ lại ở các làng ven sông Hồng. Việc khai thác tuyến di sản văn hóa sông Hồng còn góp phần gắn kết với các địa phương khác, như phố Hiến tỉnh Hưng Yên. Càng khả thi hơn, khi vừa qua, tỉnh Hưng Yên đã quyết định đầu tư hơn 9.200 tỷ đồng xây dựng tuyến đường di sản văn hóa dọc sông Hồng…

Chùa Hương may mắn được thiên nhiên ban tặng cho cảnh đẹp “sơn kỳ thủy tú”. Vì tại đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những dãy núi đá vôi hơn 200 năm tuổi. Chúng tạo cho khung cảnh của chùa vẻ đẹp hùng vĩ, bí ẩn. Xung quanh ngôi chùa là dòng suối Yến uốn lượn bồng bềnh. Cùng với rừng nguyên sinh có thảm động, thực vật phong phú, quý hiếm, chùa Hương càng trở nên độc đáo, thu hút hơn. Chùa Hương có rất nhiều hang động lớn nhỏ tạo nên, đặc biệt nhất phải nhắc đến động Hương Tích.

Đây là một trong những chuỗi di sản bao gồm cả vật thể và phi vật thể đáng chú ý của Thủ đô, nếu quy hoạch bài bản sẽ là chuỗi liên kết với hành lang các di sản Tam Chúc (Hà Nam), Bái Đính (Ninh Bình), tạo thành trục du lịch tâm linh tầm cỡ khu vực.

Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm

Nằm trong chuỗi di sản Sơn Tây - Ba Vì, Thành cổ Sơn Tây là một di tích quý hiếm, có giá trị to lớn về nhiều mặt, từ bối cảnh ra đời, lịch sử hình thành đến quy mô, cấu trúc, kỹ thuật xây dựng và vị trí chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Với những giá trị tiêu biểu và đặc sắc, nhiều năm qua, Thành cổ Sơn Tây luôn được quan tâm, chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị. Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô có tính chất là đô thị văn hóa - lịch sử và du lịch, nghỉ dưỡng.

Với tư duy lấy văn hóa làm nền tảng và tài nguyên để phát triển, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của thị xã, nhằm khai thác và phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch địa phương. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, thời gian qua, thị xã Sơn Tây đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển đô thị bền vững gắn với phát triển du lịch.

Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm

Có thể thấy trong thời gian qua, giới chuyên gia vẫn phân tích thế mạnh của công nghiệp văn hóa qua việc phân định loại hình di sản. Ví dụ như đối với di sản vật thể thì cần khai thác như thế nào? Di sản phi vật thể khai thác ra sao. Tuy nhiên thực tế cho thấy, hầu hết trong các quần thể di sản đều bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể. Từ loại hình di tích, danh lam thắng cảnh, cho đến đình, đền, chùa,… đều gắn với văn hóa phi vật thể. Ví như nghề trong làng nghề là một loại hình di sản phi vật thể, thế nhưng không ít làng nghề đều có những “câu chuyện” gắn với tổ nghề hoặc đình, đền, miếu thờ - là di sản vật thể. Với lợi thế trời ban về tự nhiên, khí hậu, chuỗi văn hóa di sản Sơn Tây - Ba Vì không chỉ khai thác tốt di sản tâm linh, lịch sử mà còn trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn của Thủ đô, Vùng Thủ đô, nhất là nơi này nằm ngay khu công nghệ cao Hòa Lạc, một siêu đô thị hiện đại trong tương lai dần.

Trong lần trao đổi với PV báo Lao động Thủ đô, Giáo sư (GS) Hà Tôn Vinh - Giám đốc Chương trình Đào tạo lãnh đạo Đại học California Miramar University (Hoa Kỳ) khi đề cập về góc nhìn phát triển của Thủ đô, ông cho rằng, Hà Nội nên tập trung phát triển ngành công nghiệp không khói là du lịch. Trong đó, nên xây dựng hai loại hình du lịch chính là du lịch tham quan các danh lam, di tích khu vực nội đô và du lịch nghỉ dưỡng, giải trí (nói ngắn gọn có nơi khách du lịch, nhà đầu tư tiêu tiền). Nhìn vào dư địa chí cả không gian, cảnh quan, khí hậu, có tầm nhìn và cách làm bài bản Hà Nội có thể trở thành trung tâm du lịch lớn.

Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm
“Cùng với xây dựng thành phố Hòa Lạc gắn với khu công nghệ cao, Thành phố nên nghiên cứu xây dựng trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giải trí tầm cỡ ở Ba Vì - Sơn Tây. So với các vùng ngoại ô của Hà Nội, đây là hai địa điểm lý tưởng để thực hiện “giấc mơ” cho một ngành công nghiệp không khói. Khi Hà Nội trở thành một trong những trung tâm kinh tế khu vực, giao thương ngày một lớn thì phải có nơi để phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí tầm cỡ. Một lần nữa, tôi mạnh dạn kiến nghị, Thành phố cần điều chỉnh quy hoạch lại vùng Ba Vì - Sơn Tây để hướng tới mục tiêu lớn hơn nhằm tránh phát triển du lịch manh mún” - GS Hà Tôn Vinh đề nghị.
Bài 1: Phân định rõ ràng để đầu tư có trọng tâm
Nội dung: Bảo Thoa - Đồ họa: Đức Hà