Bà Nguyễn Thị Bình nêu quan điểm về đổi mới giáo dục hiện nay

Giáo dục nước ta đang đứng truớc những thách thức và cơ hội chưa từng có do yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững...Nguyên Phó chủ tịch nước nói.

Bài viết của bà Nguyễn Thị Bình, Nguyên Phó Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam như là một nội dung góp ý, định hướng phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong vấn đề khoa học công nghệ.

Vấn đề này đặt ra trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, khoa học – công nghệ ngày càng tiến triển mạnh mẽ, nhiều vấn đề về môi trường, dân số, khí hậu… nảy sinh theo chiều hướng ngày càng gay gắt. Để đáp ứng yêu cầu mới, rõ ràng giáo dục không thể cứ như hiện nay mà cần phải có sự thay đổi căn bản và toàn diện.

Muốn giáo dục thay đổi căn bản và toàn diện thì các quyết sách về giáo dục không chỉ nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt mà còn phải tạo cơ sở để phát triển toàn bộ hệ thống giáo dục với tầm nhìn vài thập kỷ. Như vậy, mỗi quyết sách phải được cân nhắc kỹ càng trên cơ sở những luận cứ khoa học.

Việc ngành giáo dục tổ chức một hội thảo tập hợp các nhà khoa học nghiên cứu về giáo dục trong cả nước là một sáng kiến, một sự tái khởi động cần thiết về chuẩn bị cho những thay đổi căn bản và toàn diện về giáo dục. Đây là một cơ hội tốt để suy ngẫm và thảo luận về khoa học giáo dục cũng như về sự cần thiết phải đổi mới cách nghĩ, cách làm đối với giáo dục.

Đổi mới về khoa học giáo dục

Nói đến khoa học giáo dục, là đụng chạm đến một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp vào loại nhất. Phức tạp, vì đối tượng của nó là con người từ tuổi ấu thơ cho đến tuổi trưởng thành, và ngày nay, khi loài người mong muốn xây dựng một xã hội học tập, với ý tưởng "giáo dục cho mọi người" và "học suốt đời", thì đối tượng nghiên cứu của khoa học giáo dục lại mở rộng đến con người ở mọi lứa tuổi. Phức tạp, còn vì phạm vi nghiên cứu của khoa học giáo dục ngày càng rộng lớn mà vấn đề được đặt ra để nó giải quyết lại vốn đã tồn tại từ rất lâu.

Song ở mỗi thời đại, mỗi quốc gia, dân tộc lại cần có lời giải đáp riêng của mình. Đó là, "Con người, trước hết là trẻ em, cần phải học những gì và tại sao lại phải học những điều đó?" Gần đây hơn, do sự phát triển của xã hội, lại thêm: "Làm thế nào để mọi trẻ em đều được học và đều học được?". Dù nhiều đề tài, đề án nhưng suy đến cùng phải chăng mọi nghiên cứu về khoa học giáo dục đều hội tụ ở chỗ tìm đáp án cho hai câu hỏi đó sao cho phù hợp với thực tiễn đất nước và đặc điểm thời đại?

Ngày nay ở nước ta, vai trò của khoa học giáo dục đã được thể chế hoá. Luật giáo dục 1998 cũng như Luật giáo dục 2005, đều có quy định: Nhà nước ưu tiên phát triển khoa học giáo dục và yêu cầu mọi chủ trương, chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục. Tuy nhiên, khoa học giáo dục nước ta chưa thực hiện được vai trò dẫn dắt của mình. Bộ Chính trị (khoá X) trong thông báo 242 ngày 15/4/2009 đã nhận định: "Chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn bất cập, chưa đề ra được những giải pháp kịp thời, có hiệu quả để khắc phục hạn chế, yếu kém…

Ba mức cơ bản đánh giá học trò tiểu học thay chấm điểm

Một số chính sách về giáo dục còn chủ quan duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội". trong khi nhiều vấn đề tồn đọng đã lâu chưa có giải pháp thì giáo dục nước ta lại đối mặt với nhiều vấn đề mới nảy sinh mà chưa có giải pháp nghiên cứu đáng kể nào. Chẳng hạn, các vấn đề: thị trường giáo dục, chiến lược hội nhập quốc tế, triển khai hệ thống giáo dục mở… Như vậy, có thể nói, khoa học giáo dục nước ta đã tụt hậu so với thực tiễn giáo dục; nó không những không phát huy được vai trò làm cơ sở cho việc xây dựng chủ truơng, chính sách giáo dục, mà trong nhiều trường hợp trở thành thứ khoa học minh hoạ chính sách.

Vì sao lại có tình trạng như vậy?

Trước hết, về động lực nghiên cứu. Sứ mệnh của nhà khoa học, tất nhiên bao gồm cả khoa học giáo dục, là tìm chân lý. Sứ mệnh này được thực hiện khi bản thân nhà khoa học có nhu cầu tìm chân lý, coi đó là động lực của mình. Nhưng nhu cầu này chỉ trở thành động lực khi các nhu cầu bậc thấp hơn được thoả mãn, trong đó có nhu cầu đời sống (ăn, mặc, ở) và nhu cầu an toàn cá nhân. Giải thích về tình trạng một số người trong giới khoa học chạy sô với các dự án, các công việc làm thêm, không thực sự dốc toàn tâm toàn ý vào việc nghiên cứu, có ý kiến: "Khoa học khó có thể cho đi trước bát cơm!" Để có lời giải thoả đáng làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách liên quan đến động lực nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục thì có lẽ cần khảo sát, điều tra một cách căn cơ, bài bản.

Thứ hai, về môi trường nghiên cứu. Nhiều ý kiến cho rằng môi trường nghiên cứu của chúng ta có vấn đề. Các nhân tố ngoài khoa học còn lấn át các nhân tố khoa học. Các nhân tố ngoài khoa học thì có nhiều thứ. Điều các nhà nghiên cứu về khoa học giáo dục muốn nói đến trước hết là sự cởi mở về học thuât, hay nói sát hơn, là nhu cầu phát huy quyền tự do trong học thuật.

Thứ ba, về bộ máy nghiên cứu. Điều đáng mừng là gần đây, theo đề nghị của Bộ, Chính phủ đã cho lấy lại cái tên Viện Khoa học giáo dục thay cho tên Viện Chương trình và Chiến lược giáo dục, vốn chỉ thể hiện sự hợp nhất của hai viện trước đó mà khi sắp xếp về tổ chức đã đưa một số bộ phận về trường làm hạn chế phạm vi nghiên cứu của viện. Chủ trương của Chính phủ và của Bộ cho lấy lại tên Viện Khoa học giáo dục là sự khẳng định mạnh mẽ vai trò đầu não của Viện.

Để xứng đáng là đầu não, Viện cần tăng cường những bộ phận nghiên cứu về các môn khoa học có tính chất nền tảng như tâm lý học, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi, về khoa học phát triển giáo dục, về triết lý giáo dục, về nguyên lý giáo dục, về giáo dục suốt đời, về kinh tế học giáo dục; đồng thời củng cố những bộ phận nghiên cứu các khoa học có tính chất công cụ, ứng dụng như xây dựng chương trình, phương pháp bộ môn, đo lường giáo dục, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, v.v... Là đầu não nhưng không thể biệt lập và đơn độc. Viện khoa học giáo dục phải phối hợp chặt chẽ với Học viện Quản lý giáo dục và các trường Đại học sư phạm, đại học giáo dục, để có những công trình nghiên cứu mở đường cho sự phát triển của giáo dục nước ta.

Cái khó hiện nay của Viện có lẽ là lực lượng nghiên cứu mỏng, phân tán, trong khi các vấn đề của giáo dục lại nhiều và phức tạp.

Sự cần thiết phải đổi mới tư duy giáo dục

Một vấn đề rất quan trọng đối với khoa học giáo dục, có tác dụng chi phối dẫn dắt, tạo nền cho công trình nghiên cứu, và tất nhiên cũng chi phối, dẫn dắt, tạo nền cho cả hoạt động thực tiễn về giáo dục, đó là triết lý giáo dục. Vì tầm quan trọng như vậy nên trước những lúng túng, bất cập trong lĩnh vực giáo dục, thời gian vừa rồi mới có ý kiến cho rằng chúng ta thiếu triết lý giáo dục.

Nếu quan niệm triết lý giáo dục là hệ thống lý luận phản ảnh sự nhận thức chung nhất đóng vai trò chỉ đạo hoạt động giáo dục... thì có lẽ không phải chúng ta không có triết lý giáo dục. Nhưng trước những đòi hỏi mới đối với sự nghiệp giáo dục, cần và có thể bổ sung, điều chỉnh triết lý giáo dục của chúng ta cho phù hợp, mà quan niệm về mục tiêu đào tạo là một nội dung tập trung và cụ thể.

65 năm qua, học sinh-sinh viên đã làm được gì?

Cùng nhìn lại 65 năm với những mốc son đáng nhớ và hướng tới các hoạt động kỷ niệm 65 năm.Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam 9/1.

Chúng ta đều biết, ngay sau khi thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, xuất phát từ nhận thức "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu", Bác Hồ đã xác định, để giữ vững độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân thì nhiệm vụ khẩn cấp của giáo dục là xây dựng hệ thống giáo dục bình dân nhằm "diệt giặc dốt". Bác cũng từng đặt kỳ vọng vào việc giáo dục thế hệ trẻ để đưa nước ta đến chỗ sách vai cùng cường quốc năm châu. Chính phủ ngay sau đó cũng đã xác định mục tiêu của nền giáo dục mới là: "Tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng" và khẳng định tính chất cơ bản của nền giáo dục là: "dân tộc, khoa học, đại chúng với tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ".

Cuộc cải cách giáo dục năm 1950, chủ yếu về giáo dục phổ thông, một lần nữa tái khẳng định tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng với mục tiêu đào tạo những người "công dân lao động tương lai".

Khi đất nước được thống nhất, nhiệm vụ của nền giáo dục quốc dân đã được xác định lại là: "chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện". Để thực hiện điều đó, nguyên lý giáo dục là: "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội". Đặc biệt, ngay từ thời kỳ đó, tư tưởng học tập thường xuyên và vai trò của giáo dục không chính quy đã được nhấn mạnh.

Sau Đại hội VI, trong quá trình đổi mới, cùng với việc tiếp tục theo duổi mục tiêu giáo dục toàn diện đức, trí, thể, mỹ và lược bỏ những tiêu chí mang tính ý chí luận (như đào tạo con người Việt Nam mới và làm chủ tập thể), đã có thêm những quan điểm mới về sứ mạng của giáo dục (nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài), về vai trò của giáo dục (cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển) cũng như xác định sự chia sẻ trách nhiệm giữa nhà nước và nhân dân (chủ trương xã hội hóa giáo dục và xác lập tư cách pháp nhân của nhà trường ngoài công lập).

 

Bà Nguyễn Thị Bình. Ảnh Xuân Trung

 

Tuy nhiên, những quan điểm mới có nhiều phần lâm vào tình trạnh chưa thực sự được quán triệt, còn dừng ở các văn kiện (như vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục) hoặc bị lệch lạc trong quá trình triển khai ( xã hội hóa giáo dục được nhấn mạnh về huy động nguồn lực và thậm chí giảm nhẹ vai trò của nhà nước).

Ngày nay, chúng ta lại bước vào một giai đoạn mới của phát triển đất nước. Giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 trong bối cảnh thế giới đi vào kinh tế tri thức. Giáo dục của ta đứng trước những yêu cầu mới cao hơn. Đó là thách thức rất lớn. Để xác định triết lý giáo dục, trước hết là mục tiêu giáo dục, cho hiện nay và cho tương lai 10 – 20 năm tới, cần có tổng kết sâu sắc về sự phát triển giáo dục trong ít nhất 10 năm qua; đồng thời xem xét hướng phát triển của giáo dục thế giới. UNESCO gần đây đã nêu ra bốn cột đỡ của giáo dục: học để biết, để làm, để làm người, để chung sống, có thể xem đấy là sự gợi ý rất quan trọng giúp chúng ta đổi mới tư duy giáo dục, hoàn thiện triết lý giáo dục, cũng như cụ thể hóa mục tiêu giáo dục của chúng ta.

Để đất nước ta tồn tại và phát triển trong bối cảnh thế giới ngày nay, phải nâng cao trí tuệ và năng lực của con người Việt Nam. Vì vậy, giáo dục không thể cứ như hiện nay mà cần phải có sự thay đổi căn bản và toàn diện, một sự bứt phá thực sự. Đấy chính là lý do khiến cho nhiều nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đề xuất phải cải cách giáo dục, với quan niệm, cải cách giáo dục là sự thay đổi căn bản, sâu sắc và toàn diện về mô hình phát triển và mục tiêu của cả hệ thống giáo dục, trái hẳn với cách đổi mới giáo dục mà chúng ta từng thực hiện trong suốt những năm vừa qua, vốn chỉ nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc bằng giải pháp tình thế, vừa không đồng bộ vừa thiếu hệ thống.

Tất nhiên trong cuộc thay đổi căn bản, sâu sắc, toàn diện như vậy, các nhà khoa học giáo dục phải là người đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách về giáo dục.

Theo Giaoduc.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển kinh tế số

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển kinh tế số

(LĐTĐ) Thực hiện mục tiêu chuyển đổi số, phường Thụy Khuê (quận Tây Hồ) sẽ triển khai 4 mô hình gồm: Tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt; chợ thanh toán không dùng tiền mặt; cơ sở kinh doanh thanh toán không dùng tiền mặt; trường học thanh toán không dùng tiền mặt.
“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

“Giờ thứ 9” mùa 3 sẽ tái ngộ khán giả vào 28/4

(LĐTĐ) Sẵn sàng cho một mùa mới đầy cảm hứng, "Giờ thứ 9" mùa 3 chính thức quay trở lại, mang theo hơi thở mới của niềm vui và sự nỗ lực không ngừng. Chương trình “Giờ thứ 9” mùa 3 với phiên bản mới được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tiếp tục phối hợp thực hiện, sẽ lên sóng vào lúc 15 giờ ngày 28/4 trên kênh VTV3.
Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

Công đoàn Giáo dục Nghệ An phát động Tháng công nhân 2024

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 và phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024).
Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.

Tin khác

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết trao giải Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023.
TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) hoạt động trên địa bàn tăng cường công tác kiểm định xe cơ giới, tránh tình trạng ùn tắc.
Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

(LĐTĐ) Sáng 24/4, UBND quận Ba Đình, Công an quận Ba Đình, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đồng loạt triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại 10 điểm trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận.
Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 24/4: Hà Nội nhiều mây, mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 24/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày có mưa rào và dông vài nơi, nhiệt độ cao nhất là 31 độ.
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết đơn vị vừa có khuyến cáo giao thông phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo đó, trong thời điểm diễn ra hoạt động sơ duyệt, tổng duyệt và chương trình chính thức, hạn chế phương tiện có trọng tải lớn, xe vận tải hành khách đường dài di chuyển trên quốc lộ 6, quốc lộ 279 và quốc lộ 12 từ Sơn La, Lai Châu đi Điện Biên và ngược lại.
Xem thêm
Phiên bản di động