Giải pháp nào cho xe hợp đồng và xe khách tuyến cố định?

17:49 | 11/11/2019
(LĐTĐ) Thời gian qua, sự phát triển nhanh chóng của các loại hình vận tải hành khách đã và đang khiến cho Quy định về quản lý vận tải khách theo hợp đồng, taxi, buýt… trở nên không còn phù hợp. Tình trạng này đã gióng lên hồi chuông báo động về sự bất cập trong quản lý giữ loại hình xe hợp đồng với tuyến cố định, do đó cần phải có sự điều chỉnh để phù hợp.
giai phap nao cho xe hop dong va xe khach tuyen co dinh Tước giấy phép lái xe 2 tháng đối với tài xế xe khách đi vào đường cấm
giai phap nao cho xe hop dong va xe khach tuyen co dinh Cảnh sát giao thông bắt giữ xe khách 46 chỗ chở 87 người
giai phap nao cho xe hop dong va xe khach tuyen co dinh Tăng cường hơn 300 tuyến xe khách phục vụ nhân dân dịp nghỉ lễ 2/9

Theo các chuyên gia giao thông, hiện cơ quan chức năng đang bất lực đối với việc quản lý xe Limousine khi cạnh tranh không lành mạnh với xe tuyến cố định. Các chi phí cho xe Limousine rẻ hơn so với tuyến cố định nên giá cước rẻ hơn nhưng trái pháp luật.

Tuy trái luật nhưng loại xe này lại giúp người dân đi lại thuận tiện, chất lượng dịch vụ tốt người dân không phải ra bến mua vé với nhiều phiền phức nên ngày càng phát triển mạnh khiến xe vận tải khách tuyến cố định ngày càng teo tóp.

giai phap nao cho xe hop dong va xe khach tuyen co dinh
Cần giải pháp rõ ràng để quản lý loại hình xe hợp đồng và xe tuyến cố định nhằm giảm tải ùn, tắc giao thông ở Hà Nội

Thống kê sơ bộ tại Quảng Ninh có khoảng 1.200 xe và Thái Bình có khoảng 600 xe hợp đồng hoạt động trá hình tại Hà Nội và ngược lại. Nếu tính tất cả số xe của các tỉnh, thành khác đang hoạt động đón trả khách khắp các ngõ ngách, thì sẽ phá vỡ quy hoạch giao thông, ùn tắc và mất an toàn giao thông của Thủ đô.

Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho rằng, hiện điều kiện kinh doanh tuyến cố định chặt chẽ thì điều kiện kinh doanh hợp đồng lại lỏng lẻo. Bên cạnh đó, các tiêu chí để phân loại giữa xe buýt và xe tuyến cố định lại rất gần nhau. Các doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách để vận chuyển rất thuận tiện. Do đó, nếu cứ giữ quy định như hiện nay là không phù hợp.

Giám đốc Công ty CP Vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng) Khúc Hữu Thanh Hải cho biết, việc các bến xe bị đẩy ra xa trung tâm đã tạo điều kiện cho loại xe Limousine phát triển mạnh vì không phải vào bến xếp slot, chạy được trong nội đô và giờ chạy tùy ý.

Khiến lượng khách tuyến cố định ngày càng giảm mạnh, xe chạy là lỗ vì phải chịu ràng buộc nhiều điều kiện kinh doanh và nộp các khoản như: Lệ phí ra - vào bến, lệ phí bán vé, phí đỗ qua đêm, các thủ tục liên quan đến phương tiện và người lái nên chi phí rất lớn khiến doanh nghiệp phải cắt bớt 30% số chuyến chạy và doanh thu cũng sụt giảm đến 40%.

Cùng đó, ông Nguyễn Văn Mão- chủ xe chạy tuyến Nghĩa Hưng (Nam Định) – Giáp Bát (Hà Nội) cho rằng, hiện xe Limousine vào tận ngõ xóm đón/trả khách gây mất an toàn giao thông, phá vỡ hoạt động vận tải, khiến các xe chạy tuyến cố định không thể cạnh tranh được đành phải bỏ bến và phá sản. Bộ Giao thông Vận tải cần sớm có quy định về quản lý loại hình vận tải đâu là xe hợp đồng, đâu là xe vận tải khách, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp vận tải.

Dưới góc độ quản lý, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, bà Phan Thị Thu Hiền, cho biết, tình trạng xe dù bến cóc đang gây búc xúc ở hầu hết các địa phương. Do đó, Tổng cục Đường bộ sẽ nghiên cứu đổi mới tổ chức vận tải khi sửa Luật Giao thông đường bộ. Trước mắt, sẽ rà soát lại các điều kiện kinh doanh tuyến cố định, cắt giảm tối đa các điều kiện khi sửa đổi Nghị định 86/2014 về điều kiện kinh doanh vận tải.

Tuấn Minh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này