Diễn tập ứng phó sóng thần ở trường học

16:36 | 03/11/2019
(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Ngày Thế giới nâng cao nhận thức về sóng thần, mới đây, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc đã tổ chức buổi diễn tập ứng phó sóng thần cho gần 500 học sinh, giáo viên và nhân viên Trường THCS Thái Phiên (Tam Kỳ, Quảng Nam).
dien tap ung pho song than o truong hoc Sinh viên ngành xây dựng nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu
dien tap ung pho song than o truong hoc Phát động Giải báo chí về phòng chống thiên tai
dien tap ung pho song than o truong hoc Hà Nội: Hưởng ứng Ngày Quốc tế giảm nhẹ thiên tai năm 2019

Việt Nam là quốc gia thường xuyên chịu tác động bởi thiên tai, trong đó các loại hình thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, lũ quét và sạt lở đất xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất. Trong vòng hai thập kỷ qua, trung bình mỗi năm, thiên tai tại Việt Nam đã làm chết và mất tích gần 300 người.

dien tap ung pho song than o truong hoc
Học sinh tham gia buổi diễn tập ứng phó sóng thần

Theo Viện Vật lý địa cầu, nếu xảy ra động đất tại đới đứt gãy Manila, Philippines, sẽ có khả năng xảy ra sóng thần và khoảng 2 giờ sau thời điểm xảy ra động đất, các đợt sóng thần sẽ ảnh hưởng đến 13 tỉnh, thành phố ven biển miền Trung của Việt Nam.

Để chủ động ứng phó nguy cơ xảy ra sóng thần, Việt Nam đã từng bước đầu tư xây dựng các trạm cảnh báo thiên tai đa mục tiêu (trong đó có cảnh báo sóng thần). Đến nay, đã hoàn thành xây lắp các trạm này tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành quy trình khai thác, vận hành thí điểm hệ thống trực canh, cảnh báo nêu trên, trong đó có quy trình cảnh báo sóng thần.

Năm 2018, với sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã triển khai thành công các lớp tập huấn và diễn tập nâng cao nhận thức rủi ro sóng thần, thiên tai cho hơn 5.500 học sinh, giáo viên tại 5 trường thuộc 4 tỉnh ven biển Việt Nam.

Bà Sitara Syed, Phó Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: “Diễn tập ở trường học đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giảm tác động của sóng thần và các thiên tai khác. Điều quan trọng là không được chủ quan với loại hình thiên tai này và đặc biệt là cần có một kế hoạch ứng phó với sóng thần tại trường học, trong đó cần làm rõ ai làm gì và khi nào cần làm gì. Đồng thời, cần có các cuộc diễn tập thường xuyên để kiểm tra kế hoạch này và để nâng cao nhận thức và tăng cường kỹ năng cho học sinh và giáo viên”.

Mạnh Quân

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này