Thanh Trì triển khai hiệu quả mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

20:21 | 25/10/2019
(LĐTĐ) Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, huyện Thanh Trì vẫn xác định phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một hướng đi cần tập trung chú trọng. Trong những năm gần đây, huyện đã và đang triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao.  
huyen thanh tri trien khai hieu qua mo hinh nong nghiep ung dung cong nghe cao Công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo
huyen thanh tri trien khai hieu qua mo hinh nong nghiep ung dung cong nghe cao Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong phát triển nông nghiệp

Tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao giai đoạn 2017-2021”, huyện Thanh Trì đã vận động nhân dân đưa giống lúa Thiên Ưu 8 và BT09 phục vụ sản xuất trong vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ hợp tác xã Vĩnh Ninh đầu tư dây chuyền sản xuất mạ khay, cấy máy, đã sản xuất được trên 20 nghìn khay mạ/vụ và phục vụ cấy máy trên 50ha/vụ, phát huy được hiệu quả sử dụng của máy móc đã đầu tư, chi phí sản xuất giảm 2 triệu đồng/ha so với sản xuất truyền thống.

huyen thanh tri trien khai hieu qua mo hinh nong nghiep ung dung cong nghe cao
Mô hình trồng rau an toàn theo hướng nông nghiệp công nghệ cao được triển khai mạnh mẽ tại xã Yên Mỹ. (ảnh L.H)

Tại Đề án “Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của vùng sản xuất rau an toàn tập trung huyện Thanh Trì, giai đoạn 2016-2021”, toàn huyện đã gieo trồng 140ha rau an toàn, trong đó, 52ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.

Bên cạnh đó, huyện cải tạo nhà sơ chế vào hoạt động phục vụ nhân dân; từng bước thay đổi mô hình tổ chức sản xuất theo nhóm hộ trồng rau VietGap, rau hữu cơ…tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp tạo thành chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ đảm bảo an toàn thực phẩm với hợp tác xã An Phát, Công ty Hưng Gia, Davicorp tại xã Yên Mỹ với sản lượng tiêu thụ ước đạt 1,5 tấn rau/ngày đồng thời duy trì và nhân rộng các điểm giới thiệu, tiêu thụ nông sản an toàn có truy xuất nguồn gốc trên địa bàn huyện.

Không chỉ duy trì các mô hình đã có hiệu quả, huyện đã phát triển và hình thành một số mô hình mới, trong đó có mô hình trồng rau thủy canh ứng dụng công nghệ cao tại xã Yên Mỹ với diện tích 2.600m2, bình quân 1 năm sản xuất được 10-11 lứa rau, cho thu nhập khoảng 800 triệu đồng/năm, cao hơn trồng rau truyền thống khoảng 20 lần.

Đáng chú ý, huyện đã xây dựng thí điểm mô hình nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ “Sông trong ao” bắt đầu được triển khai xây dựng từ tháng 3/2018 và đến tháng 4/2019 bắt đầu cho thu hoạch với sản lượng đạt 140 tấn cá thương phẩm; doanh thu đạt 3,2 tỷ đồng, mang lại việc làm cho khoảng 10 lao động.

Dự kiến, cho đến cuối năm 2019, tổng sản lượng cá thu hoạch ước đạt 300 tấn cá thương phẩm, cao gấp 1,8 lần so với nuôi truyền thống trên cùng diện tích, doanh thu ước đạt 7 tỷ đồng. Mô hình đi vào hoạt động ổn định có thể tăng sản lượng lên 5-7 lần so với phương pháp nuôi truyền thống.

Mô hình trồng cây ăn quả cũng được huyện chú trọng, điển hình là mô hình tập trung tại xã Vạn Phúc.Trong 2 năm (2014-2015), huyện đã vận động nhân dân chuyển đổi được 140ha hình thành vùng trồng cây ăn quả tập trung. Hàng năm, cung cấp cho thị trường trên 10.000 cây cam cảnh, quất cảnh vào dịp Tết Nguyên đán, cho thu lãi khoảng 300 triệu đồng/ha/năm, các diện tích bưởi năm 2017 bắt đầu cho thu hoạch với thu nhập đạt 280 triệu đồng/ha/năm cao hơn từ 6-7 lần so với sản xuất ngô, 2-2,5 lần so với trồng dược liệu. Mô hình tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cung cấp cho nhân dân trong và ngoài huyện, giải quyết việc làm cho trên 4.000 lao động nông nghiệp của địa phương.

Bảo Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này